Giáo án Sinh 12 NC bài 56: Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

Giáo án Sinh 12 NC bài 56: Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

 BÀI 56:CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ

I/ Mục tiêu bài học 1/Kiến thức : Hiểu được các khái niệm về quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã .

 Hs nắm được sự thể hiện rất rõ nét, nhiều khi rất quyết liệt của các môi quan hệ.

 Hs hiểu rõ, ngay trong mối quan hệ cạnh tranh,trong điều kiện xac định có thể chung sống nhằm duy trì sự cân bằng ổn định trong quần xã .

2/Kĩ năng: Hs diễn giải được và nêu được ví dụ cho mỗi mối quan hệ mà các em đã học.

3/Thái độ: Hs vận dụng những hiểu biết đó để bảo vệ môi trường đảm bảo cân bằng sinh học

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2856Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 NC bài 56: Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 
 BÀI 56:CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ 
I/ Mục tiêu bài học 
1/Kiến thức : Hiểu được các khái niệm về quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã . 
 Hs nắm được sự thể hiện rất rõ nét, nhiều khi rất quyết liệt của các môi quan hệ. 
 	Hs hiểu rõ, ngay trong mối quan hệ cạnh tranh,trong điều kiện xac định có thể chung sống nhằm duy trì sự cân bằng ổn định trong quần xã .
2/Kĩ năng: Hs diễn giải được và nêu được ví dụ cho mỗi mối quan hệ mà các em đã học.
3/Thái độ: Hs vận dụng những hiểu biết đó để bảo vệ môi trường đảm bảo cân bằng sinh học 
II/ Trọng tâm kiến thức:
+ Các mối quan hệ hỗ trợ : Hội sinh, hợp tác và cộng sinh .
+ Các mối quan hệ đối kháng : Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh , con mồi -vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh.
 III/ Phương pháp : + Hs nghiên cứu sgk lien hệ thực tiển thảo luận cho các ví dụ các mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng từ đó rút ra khái niệm mỗi mối quan hệ đó .
	+ Gv cung hs phân tích các ví dụ để làm rõ tính chất rõ nét ,quyết liệt và mối quan hệ đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã .
 IV/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Tranh trong sgk, các tranh hs và gv sưu tầm .
 V/Tiến trình bài giảng : 
 *Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ:1/ Nêu sự phân bố các loài trong quần xã và vai trò của sự phân bố đó .	 2/trả lời câu 4 sgk .
 * Nội dung 2: Dẫn vào bài mới:Tiết trước chúng ta đã nghiên cứu các đặc trưng cơ bản trong quần xã, sự phân bố các loài trong không gian ,chức năng từng nhóm loài trong quần xã. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, sinh động hơn về mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp giữa các loài trong quần xã để thấy được sự vận chuyển vật chất ,năng lượng ,sự cân bằng sinh thái do mối quan hệ phức tạp của các loài hình thành nên, qua bài “Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã”
 *Nội dung 3: Bài giảng:
*GVHỏi : HS cho một số ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã ? và có thể phân thành các nhóm quan hệ nào?
*HS trả lời :..Gv dẫn vào phần I,II quan hệ hỗ trợ ,quan hệ đối kháng
Hoạt động I: Các mối quan hệ hỗ trợ 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Tiểu kết
Gv cho học sinh n/c sgk hoàn thành bảng phụ,( hay phiếu học tập) theo yêu cầu.
Gv: Cho hs phân tích, nhận xét từng ví dụ để thấy mối quan hệ hỗ trợ giữa chúng .
Gv :Nhận xét đánh giá 
-N/c sgk, liên hệ thực tiển hoàn thành bảng phụ ( phiếu học tập)
-Hs góp ý , bổ sung hoàn thành phiếu .
Hoàn thành phiếu học tập (I) 
(trang sau)
Mối QH
Ví dụ
Khái niệm
Hội sinh
Hợp tác
Cộng sinh
+Trong các mối quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài có lợi .
Hoạt động II :Các mối quan hệ đối kháng( 1.Ức chế - cảm nhiễm ,2.cạnh tranh các loài ,3.mồi - vật chủ, vật chủ - kí sinh.)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Tiểu kết
-Gv giảng giải ức chế, cảm nhiễm .
k/n “thuỷ triều đỏ”
-Gv nhận xét đánh giá .
-Gv cho hs nghiên cứu sgk và lien hệ thực tiển cho những ví dụ quan hệ cạnh tranh cac loài 
-Gv cho hs ng/c phân tích hình 56.4, hình 56.5 thấy được cạnh tranh hai loài và sự phân li ổ sinh thái .
Một số câu hỏi gợi ý:
? Khi nuôi riêng p.c và P.asự phát triển số lượng ntn?
? Khi nuôi chung hai loài trùng cỏ P.c và P.atrong một bể cạnh tranh xảy ra như thế nào?
?Nhận xét gì về hai loài P.c và P.b gần nhau nguồn gốc khi sống chung?
-Quan sát và phân tích hình 56.5, rút ra nhận xét mối quan hệ?
-Gv nhận xét đánh giá kết quả.
Gv gợi ý hs cho ví dụ và phân biệt quan hệ vật ăn thịt – con mồi, vật chủ - vật kí sinh.
 Nhận xét sự khác nhau về kích thước,số lượng, cấu trúc cơ thể, hoạt động sống về ăn, ở sinh sản của mỗi nhóm .
Gv nhận xét đánh giá. 
- Hs nghiên /c sgk và liên hệ thực tiển tìm ra nhiều ví dụ
- thảo luận góp ý hoàn thành khái niệm
-Hs tìm nhiều ví dụ
-thảo luận rút ra khái niệm(2)
-Hs phân tích hình 56.4, 65.5 trong sgk rút ra nhận xét theo gợi ý gv
-Hs góp ý bổ sung cac ý kiến các nhóm .
HS NGhiên cứu sgk và thực tiển để nêu ví dụ và đồng thời so sánh rút ra nhận xét kết luận các mối quan hệ đối kháng .
1/ Quan hệ ức chế cảm nhiễm:
 -Ví dụ :
 - Khái niệm : Mối qh trong đó một loài này sống bình thường,nhưng gây hại cho nhiều loài khác .
2/Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái :
-Ví dụ :
a/-Hiện tựong cạnh tranh:Mối qh hai loài có chung nguồn sống thường cạnh tranh với nhau.(thức ăn, môi trường sống.)
+Nhận xét về cạnh tranh các loài 
_các loài có cùng nhu cầu thức ăn chúng cạnh tranh gay gắt với nhau mật độ hai loài đều giảm và có loài thua cuộc. 
b/ Phân li ổ sinh thái :
.
Chúng có thể chung sống hoà bình trong một sinh cảnh.
Các loài thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình( về không gian sống , thức ăn, cách khai thác thức ăn).
Cùng một khu phân bố, các loài có sự biến đổi hình thái để hạn chế cạnh tranh và cùng chung sống .
*Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá .
3/Quan hệ con mồi -vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh:
Ví dụ
 +quan hệ con mồi -vật ăn thịt:
+ quan hệ vật chủ - vật kí sinh
Nhận xét quan hệ đó :
-QH con mồi - vật ăn thịt:
-Con mồi có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông ,còn vật ăn thịt có kt lớn nhưng số lượng ít 
-Con mồi thích nghi với kiểu lẫn tránh còn vật ăn thịt có răng khoẻ , chạy nhanh có nhiều “mánh khóe” để khai thác con mồi .
-QH vật chủ- vật kí sinh : Vật lí sinh nhỏ số lượng đông, ăn dịch trong cơ thể vật chủ thường không giết chết vật chủ - Vật chủ có kích thước lớn nhưng số lưọng ít.
+Kết luận quan hệ đối kháng
-Trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại
 - Trong các mối quan hệ đối kháng, quan hệ cạnh tranh vật ăn thịt - mồi ,vật chủ - kí sinh giữa các loài trong quần xã:
+ Được xem là một trong những động lực quan trọng của quá trình tiến hoá.
+Đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng các loài , thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.
*Nội dung4 
 Củng cố: Cho hs trả lời câu hỏi 1,3 và 4 trong sgk
 *Nội dung5 : 
 Về nhà: Nghiên cứu các chuỗi thức ăn ,lưới thức ăn trong các quần xã. 
Hoàn thành phiếu học tập I:
Mối quan hệ 
 Ví dụ 
 Khái niệm
 QH Hội sinh
-Phong lan bám cây gỗ 
-Một số loài Đ V nhỏ sống với giun biển
Mối qh trong đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không lợi cũng không hại.
 QH Hợp tác 
Sáo đậu trên lưng trâu bò bắt rận, ve, ruồi...
Mối qh trong đó chúng sống dựa vào nhau, nhưng không bắt buộc
 QH Cộng sinh
- Vi khuẩn công sinh với động vật nhai lại
- Vi khuẩn cs nốt sần với rễ cây họ đậu
Mối qh trong đó hai loài chung sống thường xuyên với nhau mang lợi cho nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 56 nc.doc