Giáo án Sinh 12 Nâng cao bài 1 đến 10

Giáo án Sinh 12 Nâng cao bài 1 đến 10

Tiết 1 Bài 1 . GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này HS cần

1. Kiến thức.

- trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính.

- nêu và giải thích được mã di truyền.

- mô tả quá trình nhân đôi ADN ở E.coli và phân biệt qúa trình này giữa SVNS và SVNT.

2. Kỹ năng.

- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.

3. Thái độ.

- có nhận thức đúng đắn và khoa học về gen, mã di truyền.

- có thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

 

doc 27 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4958Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh 12 Nâng cao bài 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần năm : DI TRUYỀN HỌC
 Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Ngày soạn : 12 / 8 /2009
Tiết 1 Bài 1 . GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN 
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này HS cần
1. Kiến thức.
- trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính.
- nêu và giải thích được mã di truyền. 
- mô tả quá trình nhân đôi ADN ở E.coli và phân biệt qúa trình này giữa SVNS và SVNT. 
2. Kỹ năng.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ. 
- có nhận thức đúng đắn và khoa học về gen, mã di truyền. 
- có thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. 
II. Phương tiện dạy học.
 Tranh vẽ hình 1.1; 1.2; bảng mã di truyền SGK hoặc máy chiếu, phiếu học tập. 
III. Phương pháp chủ yếu. Vấn đáp tìm tòi.
IV. Tiến trình bài giảng
 1. Ổn định tổ chức: Giới thiệu chương trình Sinh học 12 
 2. Bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu về gen
ì Đọc mục I để trả lời câu hỏi:
-Gen là gì ? Gen có ở những SV nào ?
- Gen ở các SV có giống nhau không? Giải thích.
ìQuan sát hình 1.1 và đọc nội dung phần I.2 SGK 
 - gen cấu trúc gồm những vùng nào, vị trí và chức năng của mỗi vùng ?
- Căn cứ vào đâu để gọi gen phân mảnh hay không phân mảnh, đối tượng SV có loại gen đó ?
HĐ 2: Tìm hiểu về mã di truyền:
ìĐọc mục II SGK để trả lời các câu hỏi:
- Mã di truyền là gì ?
- Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và khoảng 20 loại axit amin cấu tạo nên prôtêin. Vậy vì sao cho rằng 3 nu mã hóa 1 a.amin
- Với 4 loại Nu mà 3Nu tạo thành 1 bộ ba thì có bao nhiêu bộ ba( triplet) ?
* Các bộ ba trong sinh giới có giống nhau không ?
* Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin (đặc hiệu) 
* Khoảng 20 loại axit amin mà có 61 bộ ba ® (tính thoái hoá)
* xem bảng mã di truyền trang 11 SGK, c/m tính đặc hiệu và tính thái hoá của mã di truyền. 
HĐ 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN
ì Quan sát hình 1.2 và nội dung phần III SGK( Hoặc xem phim) em hãy nêu thời điểm và diễn biến quá trình nhân đôi ADN.
- Vì sao các nhà KH cho rằng nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung?
- Nhận xét chiều các đoạn Okazaki so với hướng chạc chữ Y và vai trò của ARN mồi, enzim nối ligaza ?
- Hãy so sánh cấu tạo của 2 phân tử ADN mới và với phân tử ADN mẹ ?
- quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân thực giống và khác gì so với SVNS
BT: 1 pt ADN có 3000 nu, A = 600; G gấp 1,5 lần A. 
 a. sau một số lần nhân đôi liên tiếp đã tạo ra 16 sợi pôlinuclêôtit. Hãy xác định số lần nhân đôi ?
 b. Số nu mỗi loại mt nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi ?
ĐA : a = 3 lần
 b. Amt = Tmt = 4200 nu
 Gmt = Xmt = 6300 nu
I.Gen
1. Khái niệm
- Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
2. Cấu trúc của gen
a. Cấu trúc chung của gen cấu trúc(H1.1)
* Vùng điều hoà:
- Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen.
- Có trình tự các Nu đặc biệt ® K.động phiên mã (ARN-aza nhận biết) và điều hoà phiên mã.
* Vùng mã hoá:
- nằm tiép theo vùng điều hoà, mang thông tin mã hoá các axit amin.
* Vùng kết thúc:
- Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen
- gen chỉ có vùng mã hoá axit amin (êxôn) là gen không phân mảnh, có ở SVNS và một số SVNT.
- gen có vùng mã hoá axit amin (êxôn) xen kẽ các đoạn không mã hoá axit amin (intron)là gen phân mảnh, có ở đa số SVNT. 
3. Các loại gen
Căn cứ vào chức năng, có các loại chính :
- gen cấu trúc 
- gen điều hoà
II. Mã di truyền
1. Khái niệm
Trình tự nu trong gen ( trong mạch gốc) qui định trình tự a.a trong ptử prôtêin (cứ 3 nu kế tiếp nhau mã hóa cho 1 a.amin - mã bộ ba)
2. Mã di truyền là mã bộ ba
- Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin - Bộ ba mã hoá (triplet).
- Với 4 loại Nu® 64 bộ ba (triplet hay codon)
 + 61 bộ ba mã hóa.
 + 3 bộ ba kết thúc ( UAA, UAG, UGA) không mã hoá axit amin
 + 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá a.amin Met (SV nhân sơ là foocmin Met) 
3. Đặc điểm
- Mã di truyền là mã bộ ba được đọc liên tục từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba Nu mà không gối lên nhau.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: 1 bộ ba - 1 loại aa. 
 VD : UUU chỉ mã hoá cho Phe, không mã hoá cho Leu.
- Mã di truyền mang tính thoái hoá: nhiều bộ ba - 1 loại aa.
 VD : Phe do 2 bộ ba UUU và UUX mã hoá
- Mã di truyền có tính phổ biến (hầu hết các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền).
III. Quá trình nhân đôi ADN
 1. Nguyên tắc : bổ sung và bán bảo tồn.
- Thời gian: Kỳ trung gian (pha S)
- Địa điểm: nhân TB
 2. Quá trình
a. Ở sinh vật nhân sơ (H 1.2 SGK)
 Mở đầu:(Tháo xoắn phân tử ADN)
- Nhờ các enzim tháo xoắn ( helicaza...) phân tử ADN duỗi thẳng, tách 2 mạch ra từ một điểm tạo 2 chạc hình chữ Y (chạc sao chép - 1 đơn vị nhân đôi).
 Kéo dài:(Tổng hợp các mạch ADN mới)
- ARN pol xúc tác tổng hợp ARN mồi.
- Trên từng mạch khuôn, enzim ADN ploIII xúc tác tổng hợp mạch mới (chiều 5’® 3’ theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với X).
+ mạch khuôn có chiều 3’® 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục ( chiều 5’® 3’), cùng hướng chạc chữ Y.
 + mạch khuôn có chiều 5’® 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn (Okazaki, có chiều 3’® 5’, ngược hướng chạc chữ Y) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ ligaza.
Kết thúc: (2 phân tử ADN được tạo thành)
- mỗi mạch mới liên kết với 1 mạch khuôn tạo thành 1 phân tử ADN con.
- sau 1 lần nhân đôi từ 1 ADN mẹ tạo 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
b. Ở sinh vật nhân thực
- cơ chế giống SVNS.
- khác
 + có nhiều đơn vị nhân đôi (do ADN có kích thước lớn) à rút ngắn thời gian.
 + do nhiều loại enzim tham gia.
** CT 
1 ADN mẹ à 1 lần nhân đôi à 2 ADN con.
 k 2 k ADN con
a k a.2 k ADN con.
Số nu tự do môi trường nội bào cung cấp cho 1 ADN mẹ nhân đôi
 1 lần = số nu của ADN mẹ.
 k lần = số nu ADN mẹ . ( 2 k - 1).
số nu mỗi loại
 A mt = Tmt = A.. ( 2 k - 1).
 Gmt = X mt = G .( 2 k - 1).
3. Củng cố
 - Gen là gì? Cấu trúc chung của gen cấu trúc?
 - Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
4. Hướng dẫn về nhà 
 - Học và làm bài tập bài 1 
 - Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.
 ........................................................................................................................................
Ngày soạn : 16 / 8 /2009
Tiết 2 . Bài 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này HS cần
- Trình bày được cơ chế phiên mã( tổng hợp phân tử mARN trên khuôn ADN ).
- Mô tả được quá trình dịch mã ( tổng hợp chuỗi pôlipeptit ).
II. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu projecto và phim phiên mã, dịch mã.
- Tranh vẽ phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK
III. Phương pháp chủ yếu : Trực quan, thảo luận, vấn đáp
IV. Tiến trình bài giảng
 1. Kiểm tra bài cũ
 -Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Tại sao 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn Okazaki ? 
 - Trình bày cấu trúc và chức năng các loại ARN ?
 Yêu cầu trả lời: 
Loại
Cấu trúc
Chức năng
mARN
- Là bản sao của gen, mạch thẳng, làm khuôn mẫu cho dịch mã ở RBX.
-Đầu 5’, có vị trí đặc hiệu gần mã mđầu để RBX nhận biết & gắn vào
- Chứa TT qui định tổng hợp chuỗi pôlipeptit (prôtêin)
tARN
- Một mạch, có đầu cuộn tròn. Có liên kết bổ sung. Mỗi loại có một bộ ba đối mã và 1 đầu gắn a.amin (3’)
-Mang a.amin đến RBX tham gia dịch mã
 rARN
- Cấu trúc 1 mạch, có liên kết bổ sung
đ.vị lớn = 45 pt P+3 pt rARN
đ.vị bé = 33 pt P +1 pt rARN 
- Kết hợp với prôtêin tạo nên RBX (nơi t/hợp prôtêin)
 2. Bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
*HĐ 1: Tìm hiểu qtrình phiên mã
- Phiên mã là gì? thời điểm và nơi xảy ra sự phiên mã ?
- Những SV nào có phiên mã ?
▼ Quan sát hình 2.1 (xem phim)
- Gđoạn mở đầu có enzim nào ; chiều của mạch làm khuôn, kết quả ?
- Giai đoạn kéo dài xảy ra ntn?
- Lắp ghép các Nu để tạo ARN diễn ra theo nguyên tắc nào và có ý nghĩa gì ?
- Giai đoạn kết thúc xảy ra ntn ?
*HĐ 2: Tìm hiểu qúa trình dịch mã
- Hoạt hóa a.amin xảy ra qua những bước nào? kết quả là gì ?
▼ Quan sát hình 2.2, trả lời lệnh SGK
- Giai đoạn kéo dài diễn ra ntn?
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa số lượng codon trên mARN và số lượng aa trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ; số lượng aa trong chuỗi pôlipeptit tham gia cấu trúc nên phân tử prôtêin à tìm công thức về mối liên hệ ấy ?
* Trên 1 phân tử mARN có nhiều ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì? 
I. Phiên mã: (Tổng hợp ARN, sao mã )
1. Kn : sự truyền thông tin từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn gọi là phiên mã.
 * đối tượng SV: 
 * thời điểm: 
2. Diễn biến
a. Cơ chế phiên mã hình thành m ARN (H2.1) 3 giai đoạn
* Mở đầu :
- Enzim ARN pol bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’®5’. Bắt đầu t/h ARN tại điểm k/đầu p/mã.
* kéo dài :
- Enzim ARN pol trượt dọc theo mạch gốc của gen và tổng hợp ARN bổ sung với mạch khuôn (A-U, T-A, G-X) theo chiều 5’®3’.
* kết thúc : 
 - Enzim di chuyển đến khi gặp mã kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử mARN được giải phóng
 + SV nhân sơ : mARN được tạo ra được trực tiếp dùng làm khuôn để t/hợp prôtêin.
 + SV nhân thực: mARN phải cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại để tạo mARN trưởng thành đi ra TBC thực hiện chức năng.
b. Phiên mã tạo các loại rARN và t ARN
- cơ chế tương tự phiên mã tạo m ARN, chỉ khác là chuỗi pôlinuclêôtit sau khi hình thành sẽ biến đổi cấu hình tạo cấu trúc đặc trưng.
II. Dịch mã: ( Tổng hợp prôtêin)
1.Hoạt hoá axit amin:
 aa + ATP ---E1-------> aa hoạt hoá
 aahoạt hóa+ tARN ---E2---> aa-tARN
2.Tổng hợp chuỗi pôlipeptit 
* Mở đầu
- Tiểu phần nhỏ của RBX tiếp xúc với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
- Met-tARN có bộ 3 đối mã (anticôdon UAX) bổ sung chính xác với côdon mở đầu (AUG) trên mARN. Tiểu đơn vị lớn liên kết vào tạo RBX hoàn chỉnh.
* Kéo dài:
 - aa1-tARN vào RBX đối mã của nó bổ sung với côdon 2 trên mARN, liên kết peptit giữa a.a mở đầu và a.a1 hình thành.
- Ribôxôm dịch chuyển thêm 1 côdon nữa... và cứ tiếp tục như vậy đến khi gặp mã kết thúc trên mARN.
* Kết thúc:
- Khi RBX tiếp xúc với mã kết thúc (UAA...) trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (kết thúc tổng hợp chuỗi pôlipeptit). 
- enzim đặc hiệu được cắt aa (fMet) khỏi chuỗi và chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn để thành prôtêin hoàn chỉnh. Ở SVNT aa mở đầu là Met.
3. Pôliribôxôm
a. Kn 
Nhiều ribôxôm cùng hoạt động trên mỗi phân tử m ARN gọi là pôliribôxôm
b. vai trò : tăng hiệu suất t/hợp prôtêin.
3. Củng cố : Giải thích sơ đồ sau
Nhân đôi 
Phiên mã
Dịch mã
ADN 
 mARN Prôtêin Tính trạng
4. Hướng dẫn về nhà
 - Học và làm bài tập cuối bài. 
 - Đọc bài điều hòa hoạt động gen.
 - So sánh cơ chế nhân đôi ADN và phiên mã theo bảng sau :
 Cơ chế
Đặc điểm 
Nhân đôi ADN
Phiên mã
Nguyên tắc tổng hợp
Enzim chính và các thành phần khác
Chiều tổng hợp mạch mới
Diễn biến chính
Kết quả
Ý nghĩa
........................................................................................................................................
Ngày soạn : 18 / 8 /2009
Tiết 3 . Bài 3 . ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này HS cần
- Nêu được khái niệm và ...  do rối loạn môi trường nội bào, do lai xa.
b. Cơ chế phát sinh
 + Trong giảm phân tạo giao tử đột biến
P 2n x 2n 
Gp 2n n
F1 3n à thể tam bội
hoặc gt(2n) kết hợp với gt (2n) thành cơ thể tứ bội (4n).
P 2n A x 2n B
Gp nA nB
F1 2n ( A + B) đa bội hoá à 4n( 2nA + 2nB) 
 + hợp tử (2n) nguyên phân lần 1 nếu tất cả các cặp không phân li thì tạo nên thể tứ bội (4n).
 + TB xô ma (2n) nguyên phân à TB 4n nguyên phân à Thể khảm ở mô, cơ quan. 
4. Hậu quả và vai trò.
a. Ở thực vật: Đa bội thể là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các nhóm cây. 
Đa bội lẻ tạo cây không hạt 
Đa bội chẵn tạo giống mới cho chọn giống và tiến hoá. 
b. Ở động vật: Hiện tượng đa bội thể rất hiếm xảy ra gặp ở các loài lưỡng tính như giun đất; loài trinh sản như bọ cánh cứng, tôm, các vàng, kì nhông
c. Các đặc điểm của thể đa bội.
- TB đa bội có số ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. 
 - Thể đa bội có TB to, cơ quan dinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
 - Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường như các giống cây không hạt như nho, dưa 
 3. Củng cố : Câu 1 và 3 cuối bài 
4. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà làm bài tập SGK và bài tập chương I 
........................................................................................................................................
Ngày soạn : 10 / 9 /2009
 Tiết 8 . Bài 8 . BÀI TẬP CHƯƠNG I 
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này HS cần
Kiến thức 
Học sinh xác định đựơc dạng đột biến gen khi cấu trúc gen thay đổi 
Giải bài tập về nguyên phân để xác định dạng lệch bội 
Xác định được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khi biết cấu trúc các gen trên NST thay đổi 
Xác định được kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu gen khi biết dạng đột biến số lượng NST Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập tương tự 
Kỹ năng
Tăng cường khả năng phối hợp,tổng hợp các kiến thức để giaỉ quyết vấn đề 
-Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
 Thái độ 
-Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền 
-Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu 
II. Phương tiện dạy học : câu hỏi và bài tập SGK
III. Phương pháp chủ yếu : vấn đáp, làm việc nhóm
IV. Tiến trình bài giảng
 1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra việc chuẩn bị bài tập chương I
 2. Bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
 Bài 1 . 
GV gọi h/s lên bảng làm bài tập
HS khác theo dõi và gv GV phân tích, hướng dẫn thêm
HS nhận xét 
GV bổ sung và KL. 
Bài 2: Gợi ý : vẽ sơ đồ theo cơ chế nhân đôi ADN
Bài 3:
a. Sử dụng kiến thức về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
- Từ đề bài, hãy viết trật tự các bộ ba mã sao trên mARN tương ứng 
b. Sử dụng nguyên tắc mã bộ ba và cơ chế đột biến gen 
c. Sử dụng cơ chế đột biến gen dạng thay thế và cơ chế dịch mã
Bài 4:
a. có thể sử dụng cơ chế và nguyên tắc nào?
b. sử dụng nguyên tắc dịch mã và hậu quả đột biến mất nu.
Bài 5: 
a. Tìm số NST trong một thể đột biến
b. nếu dạng 2n + 1 thì có bao nhiêu cặp NST ở thể ĐB? thể này sẽ sinh ra bao nhiêu loại giao tử trong giảm phân ? Tương tự với 2n - 1
Bài 6: 
a. Dựa vào dạng đột biến cấu trúc NST bằng cách xem số lượng và trật tự gen trên đó
b. dựa vào đặc điểm dạng đột biến cấu trúc NST
c. trường hợp nào trên đây làm thay đổi nhóm liên kết gen khác nhau
Bài 7. KG lai 2 cây thuốc lá : AaBB và AAbb
- viết sơ đồ lai P à F1
- Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai tứ bội 
- viết sơ đồ lai P à F1 trong các trường hợp xảy ra đột biến trong giảm phân ở cây cái hoặc ở cây đực 
- tìm các giao tử do ĐB trong giảm phân ở cây ♀ hoặc cây ♂ để hình thành thể ba ở NST số 3 ?
Bài 8:ở cà chua gen A qđ quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qđ quả vàng .
a.Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng AAAA có thể được hình thành theo những phương thức nào ?
b. GV hướng dẫn HS viết sơ đồ tìm giao tử của cơ thể tứ bội
c HS viết sơ đồ lai đến F2à kiểu gen và kiểu hình ở F2
Bài1 
 + Ruồi giấm có chiều dài bộ NST là 
 2,83 x 108 x 3,4 Ǻ = 9,6 x108Ǻ
+ Chiều dài TB 1 phân tử ADN của ruồi giấm là
	 Ǻ
NST ruồi giấm ở kỳ giữa có chiều dài là :
2m = 2 x104A0 vậy NST cuộn chặt với số lần 
 lần
Bài 2
Chỉ có 2 phân tử ,vì chỉ có 2 mạch cũ nằm ở 2 phân tử 
Bài 3: Cho đoạn pôlipeptit có trình tự các nu là 
 Mêtiônin - alanin - lizin - valin - lơxin 
 + Các bộ ba mã sao trên mARN tương ứng là 
 AUG -GXX-AAA-GUU-UUG-UAG
 Câu a. Trình tự các cặp nu trên gen đã tổng hợp đoạn pôlipeptit là: 
m khuôn: TAX-XGG-TTT-XAA-AAX- ATX-..
mbổ sung: ATG-GXX-AAA-GTT-TTG-TAG-
Câu b. Mất 3 cặp 7,8,9 thì mARN mất 1 bộ ba AAA còn lại là 
 AUG-GXX-GUU-UUG-UAG
 Vậy chuỗi pôlipeptit còn lại có trình tự :
 Mêtiônin - alanin - valin - lơxin-
 Câu c. Nếu cặp thứ 10 (X - G) chuyển thành cặp (A - T) thì bộ ba XAA trên mạch khuôn trở thành bộ ba AAA và được sao thành bộ ba UUU, bộ ba này mã hoá cho phêninalanin à đoạn pôlipeptit thay đổi 1 aa.
Quá trình xảy ra : 
m khuôn: TAX-XGG-TTT-AAA-AAX-ATX-...
m.bổsung:ATG-GXX-AAA-GTT-TTG -TAG-
mARN:AUG - GXX -AAA -UUU -UUG -UAG.
chuỗi pôlipeptit mới là
 mêtiônin- alanin- lizin- phêninalanin- lơxin
Bài 4
 Câu a. sêrin-tirôzin-izôlơxin -triptôphan-lizin
mARN: UXU-UAU-AUA-UGG-AAG
m.khuôn: AGA-ATA-TAT-AXX-TTX
m.bổ sung :TXT- TAT- ATA-TGG-AAG
 Câu b. gen đột biến là 
 AGA-TAT-ATA-TTX.
 mARN  :UXU-AUA-UAU-AAG
chuỗi pôlipeptit :sêrin- izôlơxin- tirôzin- lizin
Bài 5
 Câu a. 2n x 24 = 144 à NST của thể đột biến là 
 2n = à bộ NST của loài có thể là 
 2n - 1 = 9 à 2n =10 đột biến thể ba
 2n +1 = 9 à 2n = 8 đột biến thể một
 Câu b. nếu đột biến ở dạng 2n +1 hay 8 +1 thì có thể có 4 dạng giao tử thừa 1 NST (n +1).
 - nếu đột biến ở dạng 2n - 1 hay 10 -1 thì có thể có 5 dạng giao tử thiếu 1 NST (n - 1).
Bài 6
Câu a. Tên và giải thích các dạng ĐB
 TH1: A B C F.E D G H đây là đảo đoạn gồm có tâm động, đoạn D E F có tâm động đứt ra quay 1800 rồi gắn vào vị trí đứt của NST 
 TH2: A B C B C D E . F G H 
 Lặp đoạn : đoạn BC lặp lại 2 lần 
 TH3: A B C E .F G H àmất đoạn D
 TH4: A D E. F B C G H 
 chuyển đoạn trong 1 NST: Đoạn BC được chuyển sang 1 cánh (vai ) khác của chính NST đó 
 TH5: M N O A B C D E .F G H P Q .R
chuyển đoạn không tương hỗ : Đoạn MNO gắn sang đầu ABC của NST khác 
 TH6: M N O C D E .F G H A B P Q . R
chuyển đoạn tương hỗ : Đoạn MNO và đoạn A B đổi chỗ tương hỗ với nhau.
TH7: A D B C E . F G H 
đảo đoạn ngoài tâm động, đoạn BCD quay 1800, rồi gắn lại 
 Câu b. trường hợp đảo đoạn ngoài tâm động (7) không làm thay đổi hình thái NST 
 Câu c. trường hợp chuyển đoạn không tương hỗ(5) và chuyển đoạn tương hỗ(6) làm thay đổi các nhóm liên kết khác nhau do một số gen từ NST này chuyển sang NST khác .
 Bài 7 : Theo bài ra ta có phép lai : 
 P AaBB x AAbb
 Gp AB, aB Ab 
 F1: AaBb, AaBb
 Câu a. con lai tự đa bội hoá lên thành 4n
 F1: ( 2n) : AABb -> (4n) : AAAABBbb
 F1: (2n) : AaBb -> (4n) : AAaaBBbb
 Câu b. xảy ra đột biến trong giảm phân 
 + ở cây cái 
P ♀ AaBB x ♂ AAbb
Gp AaBB Ab
 F1 : AaBB kết hợp với Ab à con lai 3n là AAaBBb
+ ở cây đực :
P ♀ AaBB x ♂ AAbb
 Gp AB, aB AAbb
 F1 : AB kết hợp với AAbb à con lai 3n là AAABbb
 aB kết hợp với AAbb à con lai 3n là AAaBbb
c. Thể ba ở NST số 3 
 đột biến ở cây ♀ :
 gt AaB kết hợp với Abà AAaBb 
 Đột biến ở cây ♂ : 
 Gt AAb kết hợp với AB àAAaBb
 Gt AAb kết hợp với aB àAAaBb
Bài 8
a. cây tứ bội có thể được hình thành theo các phương thức sau:
- nguyên phân : Lần phân bào đầu tiên của hợp tử các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li.Kết quả tạo ra bộ NST trong TB tăng lên gấp đôI AA->AAAA
 - Giảm phân và thụ tinh : trong quá trình phát sinh giao tử ,sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng sẽ tạo ra giao tử 2n ở cả bố và mẹ khi thụ tinh các gt 2n kết hợp với nhau tạo nên hợp tử 4n
 P: AA x AA
 Gp: AA AA
 F1 : AAAA
 b. P AAAA x aaaa
 Gp: AA aa
 F1: Aaaa (qủa đỏ) 
Cây F1 có các loại gt sau:
AA, Aa, aa, A, a, AAa, Aaa, AAaa , O.
Chỉ có 3 dạng giao tử hữu thụ là :AA, Aa, aa.
c. sơ đồ lai
F1: AAaa x AAaa
GF1 :1/6AA : 4/6 Aa :1/6 aa 1/6AA : 4/6 Aa :1/6 aa
F2:KG 1/36 AAAA :8/36AAAa : 18/36 AAaa : 8 Aaaa : 1/36aaaa
 KH : 35 /36đỏ : 1/36 vàng 
3. Củng cố
4. Hướng dẫn về nhà : ôn tập cơ chế di truyền cấp độ phân tử
........................................................................................................................................
Ngày soạn : 12 / 9 /2009
Tiết 9 . Bài 9. Thực hành : XEM PHIM VỀ CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI ADN, 
 PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ
I . MỤC TIÊU :
Biết vận dung kiến thức đã học để phân tích sơ đồ diễn biến của quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, tính sáng tạo trong các tình huống. 	
II . CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Đĩa CD về diễn biến quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã..
- Máy vi tính, máy chiếu.
III . CÁCH TIẾN HÀNH :
1. Cơ chế nhân đôi ADN: Quan sát kĩ diễn biến của quá trình nhân đôi ADN rồi nhận xét:
Tháo xoắn của phân tử ADN.
Tổng hợp các mạch ADN mới bổ sung
Xoắn lại của các ADN con.
2. Phiên mã: Quan sát phiên mã rồi nhận xét các hiện tượng:
 a. Tháo xoắn một đoạn ADN tương ứng với 1 genđể lộ mach khuôn có chiều 3’ - 5’. 
 b. Tổng hợp mARN tạo ra mARN sơ khai ® mARN trưởng thành.
3. Dịch mã:
Quan sát diễn biến quá trình dịch mã rồi nhận xét:. Mở đầu, kéo dài, kết thúc.	
IV . THU HOẠCH : Mô tả và nhận xét các quá trình:
Nhân đôi ADN.
Phiên mã.
Dịch mã.
Ngày soạn : 15 / 9 /2009
Tiết 10 . 
Bài 10. Thực hành : QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIÉN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH HAY TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI
I . MỤC TIÊU :
Kiến thức: Phân biệt các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định hay trên tiêu bản tạm thời.
Kĩ năng: Vẽ được hình thái, số lượng NST đã quan sát. 	
II . CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Mỗi nhóm học sinh được trang bị: kính hiển vi quang học, tiêu bản cố định.
 - Dụng cụ làm tiêu bản tạm thời.
III . CÁCH TIẾN HÀNH :
 Từng nhóm tiến hành quan sát:
+ Đặt tiêu bản lên kính hiển vi
+ Quan sát toàn bộ tiêu bản để xác định vị trí tế bào có NST bung ra.
+ Quan sát dưới vật kính 40X.
+ Thảo luận nhóm.
+ Vẽ lại hình thái NST.
+ Đếm số lượng NST/ tế bào, ghi lại kết quả.
+Tập nhận dạng NST trên ảnh chụp hoặc trên các tiêu bản khác.	
IV . THU HOẠCH : Viết báo cáo kết quả theo bảng thống kê.
Số thứ tự
Đối tượng
Số NST/ tế bào
Giải thích
1
Khoai môn, khoai sọ 2n
2
Khoai môn, khoai sọ 2n hoặc 4n
3
Bệnh nhân Đao
4
Bệnh nhân Tơcnơ
Đáp án
Số thứ tự
Đối tượng
Số NST/ tế bào
Giải thích
1
Khoai môn, khoai sọ 2n
28
Bình thường
2
Khoai môn, khoai sọ 3n, 
Ráy tứ bội 4n
42 (3n); 
56(4n)
Giao tử 2n x gt n = 3n
Giao tử 2n x gt 2n = 4n
3
Bệnh nhân Đao
47
Gt bình thường n x gt n+1 = 2n +1 (46 + 1)
4
Bệnh nhân Tơcnơ
45
 Gt bình thường ( 22 + X) x gt ( 22 + O) = 2n - 1 = (44 + XO)
...................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang(1).doc