Tiết 47
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.
- Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa cho các khu sinh học đó.
- Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thø 2 ngµy 1 Th¸ng 4 n¨m 2009 TiÕt 47 Bµi 44: Chu tr×nh sinh ®Þa hãa vµ sinh quyÓn I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước. - Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa cho các khu sinh học đó. - Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường. - Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.. II. Thiết bị dạy học - Hình 44.1 – 5 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập. III. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh họa? - Phân biệt 3 loại tháp sinh thái? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Giải thích khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa? - Chu trình sinh địa hoá là gì? Vai trò của chu trình sinh địa hóa? - Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường? - Có phải tất cả lượng cacbon trong quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Tại sao? - Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính? - Mô tả ngắn gọn sự trao đổi ni tơ trong tự nhiên? - Lượng ni tơ được tổng hợp từ con đường nào là lớn nhất? Hoạt động của thầy và trò I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - Chu trình sinh địa hoá: Chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. Vật chất trong môi trường ® QXSV qua các bậc dinh dưỡng ® Môi trường tự nhiên. II. Một số chu trình sinh địa hoá 1. Chu trình cacbon - Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit (CO2). - Thực vật hấp thu CO2 ® chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp. - Sinh vật sử dụng, phân hủy các hợp chất chứa cacbon ® CO2. - Nồng độ CO2 trong khí quyển ngày 1 tăng cao ® hiệu ứng nhà kính ... 2. Chu trình nitơ - Thực vật hấp thụ ni tơ dưới dạng muối amoni (NH4+) và nitrat (NO3-). Nội dung - Hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng hàm lượng đạm trong đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, cải tạo đất? - Các dạng nước và vai trò của nước trong tự nhiên? - Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nước trong tự nhiên? - Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước? - Sinh quyển là gì? Đặc điểm của sinh quyển? - Hãy kể tên và nêu đặc điểm của các khu sinh học trong sinh quyển? - Muối ni tơ được tổng hợp chủ yếu qua con đường sinh học. - Ni tơ từ xác sinh vật trở lại môi trường thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm 3. Chu trình nước - Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật. - Nước mưa rơi xuống đất, 1 phần thấm xuống các mạch nước ngầm nhưng phần lớn được tích lũy trong đại dương, sông hồ - Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua sự thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất. - Các biện pháp bảo vệ nguồn nước: Trồng rừng, chống ô nhiễm ... III. Sinh quyển - Sinh quyển: Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. - Các khu sinh học trong sinh quyển: + Khu sinh học trên cạn. + Khu sinh học nước ngọt. + Khu sinh học biển 4. Củng cố - Trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hóa trên trái đất? - Trong mỗi chu trình sinh địa hóa có một phần vật chất trao đổi tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh họa? - Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục? 5. Hướng dẫn về nhà - Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài “Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái”.
Tài liệu đính kèm: