Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Tiết 43

Chương II. QUẦN XÃ SINH VẬT

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

I/ Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

- Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật.

- Mô tã được đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng đó.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát môi trường xung quanh, từ đó nâng cao ý thức về bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh phóng to hình 40.1-4, bảng 40 sgk.

III/ Tiến trình bài giảng:

1, Ổn định tổ chức lớp:

Kiểm tra sỉ số lớp

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2529Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 24 Tháng 2 năm 2009
Tiết 43
Chương II. Quần xã sinh vật
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
I/ Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật.
- Mô tã được đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng đó.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát môi trường xung quanh, từ đó nâng cao ý thức về bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên. 
II/ Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to hình 40.1-4, bảng 40 sgk. 
III/ Tiến trình bài giảng:
1, ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sỉ số lớp
2, Kiểm tra bài củ:
- Quần thể sinh vật là gì? các đặc trưng cơ bản của quần thể?
- Cấu trúc quần thể có ổn định không ? nó chịu sự chi phối của những yếu tố nào?
3, Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Trong tự nhiên trong một khu vực phân bố có phải chỉ có một quần thể hay không? các quần thể cùng khu phân bố có mối liên quan gì với nhau không ? người ta gọi cấu trúc đó là gì?
- Quần xã sinh vật là gì? 
- Hs lấy một số ví dụ. Gv lấy thêm ví dụ và phân tích các ví dụ để hs hiểu rõ K/n
- Gv lấy ví dụ về một quần xã(Rừng thông hoặc ruộng lúa) Hs nêu các quần thể có trong quần xã đó và nhận xét vai trò của các quần thể trong quần xã
- Thành phần loài của các quần xã có giống nhau không? vai trò của các quần thể trong quần xã có giống nhau không? số cá của các quần thể trong quần xã có bằng nhau không?
- Loài ưu thế là gì? Hs trả lời như phần nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
I/ Khái niệm về quần xã
 Khái niệm: quần xẫ là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định(gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã là một cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
 Tên gọi: Gọi theo địa điểm hoặc theo dạng sống
II/ Một số đặc trưng cơ bản của quần xẫ
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
a) Loài ưu thế
 Là loài có vai trò quan trọng, số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.
b) Loài đặc trưng
 Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Có những độ phong phú nào?
(0) không có. (+) hiếm. (++) không nhiều. (+++) nhiều. (++++) rất nhiều.
- Sự phân bố của quần xã theo không gian ntn?
(phân tầng) sự phân bố của quần xã có thay đổi theo thời gian hay không? ví dụ. Hs có ví dụ Dơi ban ngày ảnn trong hang, hốc còn ban đêm bay đi kiếm ăn
-Sự phân bố theo chiều gang của quần xã có đặc điểm gì? Hs thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như: đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồ dào
- Các quần thể sinh vật trong quần xã có quan hệ dinh dưỡng với nhau như thế nào? Hs: sinh vật này là nguồn dinh dưỡng của sinh vật khác.
- Có thể chia các loài sinh vật thành mấy nhóm? Là những nhóm nào? Hs: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
- Hs nghiên cứu bảng 40 Sgk, các tranh vẽ từ đó hiểu rõ các mối quan hệ trong quần xã. Hs lấy thêm một số ví dụ.
- Quan hệ hỗ trợ là quan hệ ntn? Hs: Là các quan hệ mang lại lợi ích cho các cá thể trong quần xã
- Hs nghiên cứu các ví dụ trong Sgk và nêu đặc điểm chung của mối quan hệ cộng sinh. Hs: Cộng sinh là mối quan hệ hợp tác giữa hai loài đôi bên đều có lợi. Mang tính bắt buộc
 Có các dạng
- Trong quần xã có các mối quan hệ cộng sinh nào? Hs trả lời theo nội dung cơ bản.
- Ngoài các ví dụ Sgk học sinh lấy thêm một số ví dụ khác.
- Khống chế sinh học là gì? cho ví dụ.
c) Độ phong phú
 Là tỉ lệ % số cá thể(hoặc sinh khối) của loài đó so với tổng số cá thể(hoặc sinh khối) của tất cả các loài trong quần xã
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong quần xã
- Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng
 Sự phân tầng của thực vật đ sự phân tầng của động vật
- Phân bố theo chiều ngang
 Thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như: đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồ dào
3. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật
- Sinh vật sản xuất: Cây xanh, tảo,  Là những SV có khả năng ttổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
- Sinh vật tiêu thụ: Là các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn thịt
- Sinh vật phân giải: Là những SV phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
Iii/ Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mối quan hệ sinh thái:
a) Quan hệ hỗ trợ 
Là các quan hệ mang lại lợi ích cho các cá thể trong quần xã
- Cộng sinh, Hợp tác, Hội sinh
b) Quan hệ đối địch
 Quan hệ đối địch là mối quan hệ giữa hai loài trong đó một bên có lợi bên kia có hại hoặc cả hai bên đều có hại
- Sinh vật ăn sinh vật khác, Kí sinh, ức chế cảm nhiểm
 2. Hiện tượng khống chế sinh học
4, Củng cố:
Theo Sgk
5, Bài tập:
Bài tập 1-5 Sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 40.doc