BÀI 38 - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Trình bày và phân tích được khái niệm kích thước quần thể và những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể.
- Phân tích được những ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần thể.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể người, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Hình 38.1, 38.2, 38.3 và 38.4 SGK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
1. Ổn lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là mật độ cá thể của quần thể ? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào ?
Tuần: GV: Trần Thanh Lâm Tiết: Ngày soạn: 05/01/2009 BÀI 38 - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (tt) I. MỤC TIÊU: Trình bày và phân tích được khái niệm kích thước quần thể và những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. Phân tích được những ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần thể. Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể người, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Hình 38.1, 38.2, 38.3 và 38.4 SGK III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 1. Ổn lớp: kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là mật độ cá thể của quần thể ? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: ?. Kích thước của quần thể là gì? ví dụ: Quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới thường có kích thước khoảng 25 con/quần thể, quần thể gà rừng khoảng 200con/quần thể... ?. Em có nhận xét gì về kích thước của mỗi quần thể ? ?. Kích thước quần thể dao động như thế nào ? ?. Kích thước quần thể tối thiểu là gì ? Ý nghĩa ? ?. Kích thước quần thể tối đa là gì ? ý nghĩa ? * Hoạt động 2 - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 38.2 ?. Kích thước của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào những nhân tố nào ? ?. Mức độ sinh sản của quần thể là gì ? ?. Mức độ sinh sản phụ thuộc những yếu tố nào ? ?. Mức độ tử vong của quần thể là gì ? ?. Mức độ tử vong phụ thuộc vào những yếu tố nào ? ?. Phát tán của quần thể là gì ? Nhập cư ? Xuất cư ? * Hoạt động 3: ?. Sự tăng trưởng của quần thể là gì ? ?. Sự tăng trưởng của quần thể biểu hiện bằng hình thức nào ? Học sinh nêu lên được sự tăng trưởng của quần thể biểu hiện bằng sức sinh sản. ?. Sự tăng trưởng của quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Giải thích ? ? Khi môi trường không có tác nhân giới hạn sự tăng trưởng của quần thể như thế nào ? ?. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể là gì? * Hoạt động 4: ?. Quần thể người có đặc điểm nào giống với các đặc điểm của quần thể sinh vật khác ? ?. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào ? do đâu có sự khác nhau đó ? ?.Tốc độ tăng dân số hiện nay như thế nào ? ?. Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống ? ?. Ở Việt Nam đã có những biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống ? ?. Những đặc điểm nào ở quần thể người có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người và các chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia ? - Đọc mục I và quan sát hình 38.1 - Kích thước của QT là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Quan sát hình 38.2 - Mức độ sinh sản của QT: Là khả năng gia tăng về mặt số lượng cá thể của QT trong đơn vị thời gian Sức sinh sản của quần thể phụ thuộc vào đặc tính sinh sản của loài như: Số lượng trứng (con) trong một lứa đẻ và khả năng chăm sóc trứng (con); Số lứa đẻ trong đời; kiểu thụ tinh; Điều kiện sống của môi trường, - Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. - Biểu hiện sức tử vong của quần thể khác nhau tuỳ thuộc vào giới tính, nhóm tuổi, điều kiện sống - Phát tán là hiên tượng xuất cư và nhập cư của các cá thể - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ QT của mình chuyển sang sống ở QT bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. - Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể -Học sinh quan sát hình 38.3 - Sự tăng trưởng của quần thể là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể. - Sự gia tăng này có thể bằng hình thức sinh sản vô tính hay hữu tính - Học sinh trình bày được sự tăng trưởng của quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể. - Khi môi trường tạm thời không có tác nhân giới hạn. Các quần thể tự nhiên gia tăng rất nhanh về số lượng. Tỉ lệ tăng tự nhiên là tiềm năng sinh học của loài. Nó biểu diễn sự sinh sản tối đa của loài khi không có tác nhân hạn chế của môi trường. Học sinh trả lời Quan sát hình 38.4 Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời - Học sinh trả lời V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ: 1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa - Kích thước của quần thể là số lượng cá thể, (khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể a. Mức độ sinh sản của quần thể: Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong đơn vị thời gian. Sức sinh sản của quần thể phụ thuộc vào đặc tính sinh sản của loài như: Số lượng trứng (con) trong một lứa đẻ và khả năng chăm sóc trứng (con); Số lứa đẻ trong đời; kiểu thụ tinh; Điều kiện sống của môi trường, b. Mức độ tử vong của quần thể Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. Phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường. c. Phát tán của quần thể sinh vật Phát tán là hiện tượng xuất cư và nhập cư của các cá thể. - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. - Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong QT. VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT Sự tăng trưởng của quần thể là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể. Sự gia tăng này có thể bằng hình thức sinh sản vô tính hay hữu tính. a b 0 Hình 38.3. Đường tăng trưởng của quần thể khi không có nhân tố hạn chế (a) và khi có nhân tố hạn chế (b) -Khi môi trường tạm thời không có tác nhân giới hạn. Các quần thể tự nhiên gia tăng rất nhanh về số lượng. Tỉ lệ tăng tự nhiên là tiềm năng sinh học của loài. Nó biểu diễn sự sinh sản tối đa của loài khi không có tác nhân hạn chế của môi trường. - Khi có sự hiện diện các yếu tố giới hạn của môi trường: Các quần thể tự nhiên bị kiềm chế tiềm năng sinh học trong việc giảm thiểu sinh suất và gia tăng tử suất của các cá thể. IV. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI: Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Ví dụ: Dân số VN tăng từ 18 triệu (1945) lên hơn 82 triệu (2004), tức tăng 4.5lần. IV. CỦNG CỐ: ?. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào ? V. BÀI TẬP VỀ NHÀ: * Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập 1, 2,3 4 và 5 SGK Phần bổ sung kiến thức: ?. Hãy tìm hiểu về dân số, sự tăng dân số và sự phát triển xã hội.
Tài liệu đính kèm: