Giáo án Sinh 12 bài 9: Quy luật Menđen: quy luật phân li độc lập

Giáo án Sinh 12 bài 9: Quy luật Menđen: quy luật phân li độc lập

BÀI 9 : QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức : HS phải

- HS giải thích được tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân ly độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử

- Biết vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai.

- HS biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân ly kiểu hình của các phép lai.

- HS nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân ly giao tử,tỉ lệ kiểu gen,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.

- Giai thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập.

2. Kỹ năng :

- Phát triển năng lực quan sát,phân tích,so sánh,khái quát hóa.

- Rèn kĩ năng làm việc độc lập với SGK.

3. Thái độ :

- Vận dụng kiến thức để giải thích sự đa dạng của sinh giới.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 13116Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 bài 9: Quy luật Menđen: quy luật phân li độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9 : QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
Ngày soạn : 
Lớp dạy :
Mục đích yêu cầu :
Kiến thức : HS phải
HS giải thích được tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân ly độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử
Biết vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai.
HS biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân ly kiểu hình của các phép lai.
HS nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân ly giao tử,tỉ lệ kiểu gen,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.
Giai thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập.
Kỹ năng :
Phát triển năng lực quan sát,phân tích,so sánh,khái quát hóa.
Rèn kĩ năng làm việc độc lập với SGK.
Thái độ :
Vận dụng kiến thức để giải thích sự đa dạng của sinh giới.
Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
Giáo viên :
Chuẩn bị giáo án bài 9.
Tranh hình SGK phóng to.
Học sinh :
Đọc trước SGK
Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 9. 
Hoạt động dạy học :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Tiến trình dạy học :
* Đặt vấn đề : Chúng ta đã nghiên cứu quy luật đầu tiên về di truyền của Menđen ở bài 8, ở bài 8 thì chúng ta đã biết rằng Menđen đã dùng phép lai 1 tính trạng, và đã phát hiện ra quy luật phân li, vậy với phép lai nhiều tính trạng Menđen sẽ phát hiện ra quy luật phân li độc lập ntn? Chúng ta tìm hiểu bài 9.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Vấn đáp + nghiên cứu SGK
-Treo bảng vẽ sơ đồ lai 2 cây đậu hà lan của Menđen.Yêu cầu học sinh tóm tắt thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.
-Em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình ở F1?
-Điều đó nói lên điều gì về tính trạng vàng so với tính trạng xanh, trơn so với trôi?
-Nếu lấy 32 hạt xanh nhăn làm 1 đơn vị,chia ra ta có tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
-Với tỉ lệ kiểu hình như thế thì có bao nhiêu tổ hợp được tạo thành?
-F2 có bao nhiêu loại kiểu hình?
-Kiểu hình ở F2 có gì giống và khác so với P?
-Những tính trạng này không mới,ở P đều có,vậy những tính trạng này có đặc điểm gì?
-Sự sắp xếp lại tính trạng đã có này được gọi là biến dị tổ hợp.Vậy biến dị tổ hơp là gì?
-Em có nhận xét gì về các kiểu tổ hợp ở F2?
-Nếu ta xét riêng sự phân li của từng cặp tính trạng thì có tỉ lệ như thế nào?
-Tỉ lệ phân li này xấp xỉ 3 : 1 tương tự với trường hợp nào đã học?
-Như vậy thực chất lai hai tính là gì?
-Nếu ta áp dụng quy tắc nhân xác suất xét chung sự phân li hai cặp tính trạng thì thế nào?
èNhư vậy tỉ lệ này giống tỉ lệ trong thí nghiệm của Menden. Từ thí nghiệm của mình Menđen đã đưa ra nội dung quy luật phân li độc lập, vậy nội dung đó ntn? à sang 3.
-Các tính trạng chịu sự qui định của cái gì?
-vì sao các tính trạng di truyền độc lập với nhau?
ènhận xét và hoàn thiện nội dung quy luật phân ly độc lập
-HS: Quan sát thí nghiệm và tóm tắt.
-F1 đồng tính :100% vàng trơn
àvàng trội so với xanh,trơn là trội so với nhăn.
-F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1.
-16 tổ hợp
-4 loại kiểu hình
-F2 có 2 loại kiểu hình giống P( vàng, trơn; xanh,nhăn)
2 loại kiểu hình khác P(vàng, nhăn; xanh,trơn)
-Những tính trạng này là sự sắp xếp lại những tính trạng đã có ở P.
-Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ.
-Tính:
Màu sắc hạt:
Hạt vàng : Hạt xanh = (315 + 108) : (101 + 32) ~ (3 : 1)
Hình dạng vỏ hạt:
Hạt trơn : Hạt nhăn = (315 + 101) : (108 + 32) ~ (3 : 1) 
-Tương tự lai một tính.
-Lai 2 tính thực chất là 2 phép lai 1 tính.
-Cặp nhân tố di truyền.
-Vì các cặp nhân tố di truyền nằm trên các cặp NST khác nhau do vậy khi giảm phân mới cho ra các giao tử độc lập nhau.
I.Thí nghiệm lai hai tính trạng:
1.Thí nghiệm :
Lai 2 cây đậu hà lan thuần chủng khác nhau về tính trạng màu hạt và hình dạng hạt:
Pt/c H.vàng,trơn x H.xanh nhăn
F1 :100% hạt vàng, trơn
F1 tự thụ phấn
F2: 315 hạt vàng ,trơn 9
 108 hat vàng , nhăn 3
 101 hạt xanh, trơn 3
 32 hạt xanh,nhăn 1
Tỉ lệ 9:3:3:1
2.Nhận xét :
-F1 đồng tính vàng,trơn→tính trạng vàng trội so với xanh,trơn là trội so với nhăn.
- F2 : có 16 kiểu tổ hợp.Có 4 loại kiểu hình ( 2 loại kiểu hình giống P và 2 loại kiểu hình khác P).Ở F2 có sự sắp xếp lại những tính trạng đã có ở bố ,mẹ (biến dị tổ hợp)
 -Xét riêng sự phân li từng cặp tính trạng (màu sắc hạt, hình dạng vỏ hạt) đều có tỉ lệ xấp xỉ (3: 1).
àThực chất của phép lai hai tính là hai phép lai một tính diễn ra song song và độc lập với nhau.
3.Nội dung quy luật : 
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử
Hoạt động 2 : vấn đáp+trực quan+ nghiên cứu SGK
-F2 có 16 kiểu tổ hợp,như vậy F1 phải cho bao nhiêu loại giao tử?
-Để có thể cho 4 loại giao tử thì F1 phải có kiểu gen như thế nào?
-Để các giao tử phân ly độc lập thì 2 cặp gen dị hợp này sắp xếp như thế nào trên các cặp NST?
-Để F1 dị hợp về 2 cặp gen thì kiểu gen của thế hệ xuất phát phải như thế nào?
-Các gen nằm trên NST,để các gen có thể phân li, tổ hợp thì NST phải như thế nào?
-Để F2 tạo 16 kiểu tổ hợp thì các giao tử ở F1 kết hợp như thê nào trong thụ tinh?
-Vậy cơ sở TBH của PLĐL là gì?
-Các em quan sát H9 tr 39 SGK .Chúng ta thấy các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.Như vậy khi nào có thể xảy ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen?
èđó là cơ sở TBH đầu tiên. à
-Dựa vào H9 em nào cho biết các alen khi phân li độc lập,hình thành giao tử tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ như thế nào?
-Các giao tử sau khi được hình thành sẽ kết hợp như thế nào trong thụ tinh?
èđó cũng là cơ sở TBH của PLĐLà
-Từ phép lai 2 tính trạng trên của Menđen,em nào có thể viết sơ đồ lai dưới dạng kiểu gen cho đến thế hệ F1.Gỉa sử ta qui ước:
A:qui định hạt vàng
A: qui định hạt xanh
B: qui định hạt trơn
b: qui định hạt nhăn
-Giảng thêm về cơ chế giảm phân hình thành giao tử F1.
B
b
A
a
è4 loại giao tử
A0 0a → 4 loại giao tử
B° °b 
 AB:Ab:Ab:ab
Sự kết hợp ngẫu nhiên của các alen sẽ dẫn đến sự hình thành 4 loại giao tử.
-Ở F2 ,các giao tử ở F1 sẽ kết hợp ngẫu nhiên để tạo thành 16 tổ hợp.Các em quan sát bảng punet về tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 trên bảng.
Hướng dẫn hs quan sát bảng:
-ở đường chéo phía bên trái từ trên xuống là các tổ hợp đồng hợp cả 2 cặp.
-Đường chéo bên trái từ dưới lên là các tổ hợp dị hợp cả 2 cặp
-Hình thoi: 1 cặp đồng hợp,1 cặp dị hợp.
-Các em chú ý khi ghi tỉ lệ kiểu gen chúng ta sẽ ghi từ 4 gen trội đến 0 gen trội.
-Từ kiểu gen ở khung punet hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?(Hướng dẫn HS cách ghi tắt)
-F1 phải cho 4 loại giao tử.
-F1 phải có 2 cặp gen dị hợp.
-2 cặp gen dị hợp (AaBb) nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau
-Kiểu gen của P phải thuần chủng
-NST phải phân li,tổ hợp.
-Các giao tử ở F1 kết hợp ngẫu hiên trong thụ tinh.
-Khi các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do.
-tỉ lệ bằng nhau.
-kết hợp ngẫu nhiên
-lên bảng viết sơ đồ
-Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm nghiên liệu cho tiến hóa,làm cho sinh vật ngày càng đa dạng,phong phú.
-quan sát bảng theo sự hướng dẫn của giáo viên
II.Cơ sở TB học :
* Gỉai thích:
-F2 có 16 kiểu tổ hợp→F1 cho 4 loại giao tử→F1 có 2 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
-F1 dị hợp về 2 cặp gen→kiểu gen của P thuần chủng :vàng,trơn (AABB); xanh,nhăn (aabb).
-NST phân li,tổ hợp→ gen phân li,tổ hợp
-F2 có 16 kiểu tổ hợp do sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử F1 trong thụ tinh.
* Cơ sở tế bào học của hiện tượng phân li độc lập:
-Sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các NST tương đồng.
-Sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các alen khi hình thành giao tử( tạo các loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau)
-Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh.
*Sơ đồ lai
P: AABB(v,t) × aabb(x,n)
 F1:AaBb(100% v,t)
GF1: AB,Ab,Ab,ab
F2
GF1
 ¼ 
 AB
 ¼ 
 Ab
 ¼
 aB
 ¼ 
 ab
 ¼
AB
1/16
AABB
1/16
AABb
1/16
AaBB
1/16
AaBb
 ¼
Ab 
1/16
AABb
1/16
AAbb
1/16
AaBb
1/16
Aabb
 ¼
Ab
1/16
AaBB
1/16
AaBb
1/16
aaBB
1/16
aaBb
 ¼
ab
1/16
AaBb
1/16
Aabb
1/16
aaBb
1/16
aabb
Tỉ lệ phân li kiểu hình F2:
 9/16 vàng,trơn (A _B_)
 3/16 vàng, nhăn( A_bb)
 3/16 vàng,nhăn( aaB_)
 1/16 xanh, nhăn( aabb)
Hoạt động 3 : vấn đáp+ trực quan
-Trong quá trình phân ly và tổ hợp tự do của các cặp alen đã tạo ra một lượng lớn tổ hợp,điều này có ý nghĩa gì? 
-Sự xuất hiện các tính trạng mới có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
-Nếu biết các gen quy định tính trạng phân li độc lập thì có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau không?
-Sự đa dạng của sinh vật có ý nghĩa gì đối với con người trong sản xuất?
-Ứng dụng kết quả trên trong tạo giống vật nuôi như thế nào?
-Các em quan sát cho cô bảng 9 tr 40
 Với i là số cặp gen dị hợp
 k1: số loại giao tử của F1
-i=1: k1= 2=2¹
 i=2 : k1=4=2²
 i=3 : k1=8= 2³ 
vậy với i=n,em nào có thể dự đoán kết quả k1=?
Bây giờ với k2 là số loại kiểu gen ở F2
-i=1:k2=3¹
 i=2: k2=9=3²
 i=3: k2=27=3³
với i=n em nào có thể dự đoán k2=?
-Tương tự như vậy,dựa vào bảng 9,em nào có thể dự đoán số loại kiểu hình ở F2 với n cặp gen dị hợp?
-Gỉa sử b là tỉ lệ kiểu hình ở F2
 Với i=1: b= 3:1=(3:1)¹
 i=2: b=9:3:3:1=(3:1)²
i=3:b=27:9:9:9:3:3:3:1= 
 (3:1)n
Căn cứ vào đó em nào có thể dự đoán tỉ lệ kiểu hình F2 ở i=n?
-Bảng 9 trong SGK còn thiếu ,các em bổ sung cho cô thêm cột nữa,đó là số kiểu tổ hợp 
ở F2=4n.
-Giúp cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú
-Giúp sinh vật có nhiều khả năng thích nghi.
-Có
-Giúp con người tìm ra được các tính trạng có lợi cho mình. 
-Con người sẽ tạo nhiều giống mới có lợi cho mình
-k1=2n 
-k2= 3n
-có 2n loại kiểu hình ở F2
-b=(3:1)n
III.Ý nghĩa của các quy luật Menđen :
1.Ý nghĩa :
a.Ý nghĩa lý luận :
-Các cặp alen phân ly độc lập thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp ,làm nghiên liệu cho quá trình tiến hóa,đó cũng là nghiên nhân làm cho sinh vật ngày càng đa dạng,phong phú. 
-Sinh vật có nhiều khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống thường xuyên thay đổi.
b.Ý nghĩa thực tiễn ;
-Nếu biết các gen quy định tính trạng phân ly độc lập thì dự đoán được kết quả phân ly kiểu hình ở đời sau.
-Từ sự đa dạng của sinh vật giúp con người tìm ra những tình trạng có lợi cho mình.
-Nhờ lai giống có thể tổ hợp lại các gen để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao.
2.Công thức tổng quát : 
-Số loại giao tử của F1(k1): 2n
-Số loại kiểu gen ở F2(k2): 3n
-Số loại kiểu hình ở F2: 2n
-Tỉ lệ kiểu hình ở F2( b): (3:1)n
-Số kiểu tổ hợp ở F2: 4n
Củng cố :
Cho HS làm bài tập & câu hỏi cuối bài.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 9 lop 12 co chau huong dan.doc