Giáo án Sinh 12 bài 45: Sự phát sinh loài người

Giáo án Sinh 12 bài 45: Sự phát sinh loài người

BÀI 45 – SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

- Liệt kê được 4giai đoạn phát sinh và tiến hoá của loài người: giai đoạn vượn người hoá thạch, giai đoạn người vượn hoá thạch (người tối cổ), giai đạon người cổ Homo, giai đoạn người hiện đại.

- Liệt kê được các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động đến quá trình phát sinh và tiến hoá của loài người. Giải thích được tại sao nhân tố văn hoá đóng vai trò quyết định.

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

- Ổn định lớp

- Kiểm tra bài cũ:

o Khái niệm và ý nghĩa của hoá thạch?

o Có mấy cách xác định tuổi các lớp đất đá và hoá thạch?

o Tuổi tương đối và tuổi tuyệt đối là gì?

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 bài 45: Sự phát sinh loài người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24	GV: Trần Thanh Lâm
Tiết: 47	Ngày soạn: 18/01/2009
BÀI 45 – SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
- Liệt kê được 4giai đoạn phát sinh và tiến hoá của loài người: giai đoạn vượn người hoá thạch, giai đoạn người vượn hoá thạch (người tối cổ), giai đạon người cổ Homo, giai đoạn người hiện đại.
- Liệt kê được các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động đến quá trình phát sinh và tiến hoá của loài người. Giải thích được tại sao nhân tố văn hoá đóng vai trò quyết định.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Khái niệm và ý nghĩa của hoá thạch?
Có mấy cách xác định tuổi các lớp đất đá và hoá thạch?
Tuổi tương đối và tuổi tuyệt đối là gì?
Các đại địa chất và mốc thời gian của từng đại?
Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Quá trình phát sinh loài người trải qua rất nhiều dạng trung gian, các dạng trung gian này đã tuyệt chủng. Điều này được chứng minh qua các mẫu hoá thạch được tìm thấy trong khoảng 100 năm qua.
Dạng vượn người được tìm thấy đầu tiên là Dryopithecus africanus
Dạng người vượn hoá thạch tên gì? Sống cách đây khoảng bao lâu?
Đặc điểm của người tối cổ?
HS trả lời câu lệnh trong SGK.
Tại sao gọi là vượn người hay người vượn?
Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài H.habilis. Trong chi Homo đã phát hiện ít nhất là có 8 loài khác nhau trong đó chỉ có duy nhất là loài người hiện nay còn tồn tại.
Đặc điểm của người Homo habilis?
Sau người Homo habilis là người Homo erectus. So sánh người Homo erectus với người Homo habilis.
Phân tích việc dùng lửa của người Homo erectus.
Người Nêanđectan có đặc điểm gì? Sống cách đây bao lâu? 
Phân tích đặc điểm lồi cằm của người Nêanđectan.
Công cụ của người Nêanđectan đã phức tạp hơn, rìu mũi nhọn. Bắt đầu có đời sống văn hoá.
Hoá thạch đầu tiên được tìm thấy có nhiều đặc điểm giống người nhất là người Crômanhôn, hoá thạch được tìm thấy chỉ khác người ngày nay về bộ răng.
So sánh kích thước hộp sọ giữa các nhóm người, từ đó rút ra kết luận gì?
Từ đó đến nay, loài người đã phát triển và phân hoá thành các chủng tộc, phân bố khắp các châu lục:
Chủng Bắc Mỹ và Nam Mỹ có nguồn gốc từ chủng Mongoloid do di cư từ 20.000 năm trước
Australoid
Negroid
Europoid
Mongoloid
Bắc Mỹ *
Nam Mỹ *
Quá trình phát sinh loài người chịu sự chi phối bởi những nhân tố nào?
Nhân tố nào là chủ yếu?
à Tuỳ từng giai đoạn:
Giai đoạn tiến hoá của người vượn hoá thạch và người cổ thì nhân tố sinh học đóng vai trò quan trọng.
Từ giai đoạn con người sinh học được hình thành chuyển sang giai đoạn con người xã hội thì nhân tố xã hội là tác nhân quyết định.
I. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
1. Giai đoạn vượn người hoá thạch
Dạng vượn người hoá thạch cổ là Đriôpitec (Dryopithecus africanus), sống cách đây khoảng 18 triệu năm.
2. Các dạng người vượn hoá thạch 
(người tối cổ)
Ôxtralôpitec (Australopithecus), sống cách đây khoảng 2-8triệu năm (cuối kỉ Đệ tam).
Đặc điểm:
+ Đi bằng 2chân, thân hơi khom
+ Cao 120 – 140cm, nặng 20-40kg, họp sọ 450-750 cm3.
+ Biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công.
3. Người cổ Homo
a/ Homo habilis (người khéo léo)
- Sống cách đây khoảng 1,6 – 2 triệu năm
- Cao khoảng 1 – 1,5m, nặng 25-50kg, có hộp sọ 600-800cm3.
- Sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
b/ Homo erectus (người đứng thẳng)
- Sống cách đây 35000 – 1,6 triệu năm.
- Thể tích hộp sọ 900-1000cm3, chưa có lồi cằm, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương, biết dùng lửa.
c/ Homo neanderthalensis (người Nêanđectan)
- Sống cách đây khoảng 30.000-150.000 năm
- Cao 1,55 – 1,66m, hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, xương hàm gần giống với người.
- Biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắn và hái lượm. Có công cụ phức tạp
- Sống thành đàn 50-100 người, chủ yếu trong các hang. Bước đầu có đời sống văn hoá.
4. Người hiện đại (Homo sapiens)
Hoá thạch người đầu tiên được tìm thấy ở làng Crômanhôn (Pháp) nên gọi là người Crômanhôn.
- Sống cách đây 35.000-50.000 năm
- Cao 1,8m; nặng 70kg, hộp sọ 1.700 cm3, có lồi cằm rõ.
- Chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng: lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh, kim khâu và móc câu.
- Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo.
à Qua quá trình phát triển lâu dài, loài người đã phân hoá thành 1số chủng tộc nhưng đều có chung nguồn gốc và thuộc 1loài là loài người Homo sapiens
II. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
1. Tiến hoá sinh học
Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hoá của người vượn hoá thạch và người cổ.
2. Tiến hoá xã hội
- Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội.
- Từ giai đoạn con người sinh học được hình thành chuyển sang giai đoạn con người xã hội, chịu tác động của nhân tố sinh học và nhân tố xã hội, nhưng các nhân tố xã hội là tác nhân quyết định.
Củng cố:
Sự phát sinh
Loài người
Các giai đoạn
Đặc điểm cơ bản
Người tối cổ Ôxtralôpitec
Hộp sọ 450-750 cm3, đứng thẳng, đi bằng 2 chân sau 
Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ.
Người cổ Homo
- Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600-800cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
- Homo erectus (người thẳng đứng): thể tích hộp sọ 900-1000cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.
- H. neanderthalensis: Cao 1,55 – 1,66m, hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm; Biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắn và hái lượm. Có công cụ phức tạp; Bước đầu có đời sống văn hoá.
Người hiện đại Coromanhon 
Thể tích hộp sọ : 1700cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo.
	Tìm những dẫn liệu chứng minh loài người có chung nguồn gốc với vượn người.
Dặn dò: Học bài, đọc phần em có biết và xem trước bài thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 45 SU PHAT SINH LOAI NGUOI.doc