BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT
VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
I. MỤC TIÊU.
* Kiến thức:
- HS nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật.
- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng đó.
- Phân biệt được khái niệm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã, từ đó lấy được ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó.
- Nêu được khái niệm khống chế sinh học, ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tự nghiên cứu, hoạt động nhóm.
* Thái độ, hành vi: Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
Trọng tâm: - Định nghĩa quần xã và nêu ví dụ.
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
- các mối quan hệ trong quần xã sinh vật.
Ngày soạn 07/3/2009 Tiết: 43 Chương II. Quần xã sinh vật Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. I. Mục tiêu. * Kiến thức: - HS nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật. - Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng đó. - Phân biệt được khái niệm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã, từ đó lấy được ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó. - Nêu được khái niệm khống chế sinh học, ý nghĩa lí luận và thực tiễn. * Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tự nghiên cứu, hoạt động nhóm. * Thái độ, hành vi: Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên. Trọng tâm: - Định nghĩa quần xã và nêu ví dụ. - Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật. - các mối quan hệ trong quần xã sinh vật. II. Phương tiện dạy học. * GV chuẩn bị: - Thiết kế bài dạy. - Hình 40.1, 40.2, 40.3 (SGK SH12 ban CB phóng to). - Bảng 40. * HS chuẩn bị: Nội dung bài 40. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình. IV. Hoạt động dạy và học. 1. ổn định. 2. Bài cũ. Hãy trình bày các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể? Nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể? 3. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật. * Mục tiêu: HS phải nêu được khái niệm quần xã và lấy ví dụ minh hoạ, phân tích được các yếu tố ảnh lên quần xã. * Tiến hành. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV nêu 1 ví dụ về ao nuôi cá và yêu cầu HS: + Trong ao có thể có những loài sinh vật nào đang sinh sống? +Giữa các quần thể sinh vật trong ao có đặc điểm gì chung? - GV tập hợp các quần thể sinh vật trong ao nuôi gọi là quần xã ao nuôi cá. - Câu hỏi: + Thế nào là quần xã sinh vật? Ví dụ? + Trong quần xã có những mối quan hệ sinh thái nào? + Phân tích sự ảnh hưởng của ngoại cảnh lên quần xã? - Quan sát, thảo luận hoàn thành câu hỏi. - Khai thác thông tin từ mục I, quan sát hình 40.1, thảo luận nhóm. I. Khái niệm quần xã sinh vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Nhận xét, đánh giá và hoàn thiện. - Mở rộng: So sánh điểm khác nhau giữa quần xã với quần thể? - Đại diện lần lượt trả lời - Vận dụng trả lời. - Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác đinh. - Các quần thể có mối quan hệ mật thiết với nhau như 1 thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Hoạt động 2. Tìm hiểu các đặc trưng của quần xã sinh vật. * Mục tiêu: HS phải mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật và lấy ví duju minh hoạ cho các đặc trưng đó. * Tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV nêu 2 ví dụ: VD1. Quần xã rừng Cúc phương VD2. Quần xã rừng Châu lộc (Quỳ hợp) - Câu hỏi: + So sánh số lượng loài, số lượng cá thể từng loài của 2 quần xã trên? + Từ sự so sánh trên em rút ra kết luận gì? - Nhận xét, đánh giá và hoàn thiện. - Liên hệ: Làm thế nào để bảo đảm được độ đa dạng cho các quần xã trong tự nhiên? - Câu hỏi: Phân biệt loài ưu thế với loài đặc trưng? Ví dụ minh hoạ? - Liên hệ: Hãy kể tên những loài ở địa phương em có mà nơi khác không có? - Câu hỏi: + Quần xã có những kiểu phân bố nào? Ví dụ minh hoạ? + ý nghĩa của sự phân bố quần xã? - Nhận xét, đánh giá và hoàn thiện. - Bổ sung: + Phân bố trong ao nuôi: Tầng mặt (thực vật phù du, động vật phù du, cá mè, cá trắm...), tầng giữa (cá chép, cá trôi...), tầng đáy (tôm cua, ốc, lươn...). + Phân bố ở thềm lục địa: Gần bờ ( tôm, cua, cá nhỏ, san hô...), vùng - Quan sát ví dụ. - Liên hệ trả lời. - Đại diện trả lời. - Liên hệ trả lời. - Nghiên cứu SGK trả lời. - Liên hệ trả lời. - Quan sát hình 40.2, nghiên cứu SGK, trả lời. - Đại diện trả lời. II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã. 1. Đặc trưng về thành phần loài của quần xã. - Độ đa dạng quần xã chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. + Độ đa dạng cao. + Độ đa dạng thấp. - Loài ưu thế và loài đặc trưng (SGK) 2. Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã. * Các kiểu phân bố: - Phân bố theo tầng thẳng đứng: VD. Sự phân tầng của Quần xã ao nuôi. - Phân bố theo bề ngang: VD. Phân bố của quần xã đồi núi từ: đỉnh đồi -> sườn đồi -> chân đồi. * ý nghĩa: - Giảm bớt sự cạnh tranh. - Tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ môi sống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung triều (cá thu, cá mực, cá nục...), ngoài khơi (cá voi, cá heo...). - Liên hệ: Nêu tính ứng dụng của các kiểu phân và thực tế? - Liên hệ trả lời. Hoạt động 3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.. * Mục tiêu: HS phải phân biệt được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và nêu được ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó. * Tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Câu hỏi: + Phân biệt các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? + Bổ sung ví dụ cho các mối quan hệ đó? - Nhận xét, đánh giá và hoàn thiện. - Mở rộng: Nêu tính ứng dụng của một số mối quan hệ vào thực tế? - Câu hỏi: + Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Ví dụ minh hoạ? + ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học? - Nhận xét, đánh giá và hoàn thiện. - Dựa vào bảng 40, liên hệ trả lời. - Đại diện trả lời. - Liên hệ trả lời. - Nghiên cứu SGK (mục 2-III), liên hệ, thảo luận trả lời. - Đại diện trả lời. III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. 1. Các mối quan hệ sinh thái. * Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh. * Quan hệ đối kháng: Cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. 2. Hiện tượng khống chế sinh học. * Khái niệm: là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này khống chế số lượng cá thể của quần thể khác. * ý nghĩa: - Lí luận: Đảm bảo tính ổn định cho quần xã. - Thực tiễn: Trong nông nghiệp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại cây trồng... 4. Củng cố. - HS đọc phần ghi nhớ (trang 179 - SGK SH12 CB). - HS trả lời câu hỏi 1,2,3 (trang 180 - SGK SH12 CB). 5. Câu hỏi và bài tập về nhà. - Học bài cũ theo câu hỏi (trang 180 - SGK SH12 CB). - Tuyên truyền với mọi người bảo vệ tính đa dạng cho các quần xã trong tự nhiên. - Chuẩn bị nội dung bài 41. 6. Đúc rút kinh nghiệm. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: