Giáo án Sinh 12 tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Giáo án Sinh 12 tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Tiết 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.

 - Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.

 2. Kĩ năng

 - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích quá trình hình thành các sinh vật thích nghi đã sưu tập được.

 3. Thái độ: Giải thích được tại sao thế giới sinh vật lại vô cùng đa dạng và phong phú.

II. Thiết bị dạy học

- Hình 27.1-2 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.

- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.
 - Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.
 2. Kĩ năng
 - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích quá trình hình thành các sinh vật thích nghi đã sưu tập được.
 3. Thái độ: Giải thích được tại sao thế giới sinh vật lại vô cùng đa dạng và phong phú.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 27.1-2 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh
- Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?
- Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- GV nêu yêu cầu:
+ Phân tích các đặc điểm thích nghi của các sinh vật từ các tư liệu tranh hình.
+ Giải thích ý nghĩa các đặc điểm thích nghi.
VD1: 
+ Con bọ que có chi và thân giống cành cây.
+ Bọ lá có cánh giống lá cây.
+ Gấu Bắc cực có bộ lông mầu trắng về mùa đông. 
VD2:
+ Sư tử đực có bờm.
+ Ếch đực có túi kêu ở 2 bên góc hàm.
+ Công đực có bộ lông xòe rộng mầu sắc sặc sỡ.
- GV nêu vấn đề: Mầu sắc sặc sỡ của công đực có ý nghĩa như thế nào?
- GV yêu cầu HS
+ Quan sát hình 27.1 SGK trang 118.
+ Cho biết đặc điểm thích nghi của con sâu trên lá sồi? Giải thích?.
 - Thế nào là đặc điểm thích nghi?
- Sự hình thành quần thể thích nghi được thể hiện như thế nào?
- Tại sao hiệu quả sử dụng 1 loại thuốc trừ sâu hoặc thuốc kháng sinh lại giảm dần?
(Khả năng kháng thuốc do nhiều gen qui định. Dưới tác động của CLTN, các gen kháng thuốc được tích lũy ngày càng nhiều trong cơ thể làm tăng khả năng kháng thuốc).
HS: Mục II.1 và 1 số hình ảnh về đặc điểm thích nghi của sâu bọ.
® Thảo luận.
- Ý nghĩa của việc sâu bọ có hình dạng giống vật thể trong môi trường, màu sắc giống màu môi trường?
- Giải thích việc hình thành các đặc điểm TN trong các quần thể sâu bọ?
HS: Mục II.1 về hiệu quả sử dụng Peniciline với sự tăng cường sức đề kháng của VK
® Thảo luận.
- Giải thích hiện tượng kháng thuốc ở vi khuẩn? 
- Tại sao phải thay đổi mà không sử dụng một loại thuốc nhất định trong việc trừ sâu bệnh hại cây trồng?
HS: Mục II.2, hình 27.2 SGK
® Thảo luận.
- Nguyên nhân “hóa đen” của loài bướm sâu đo bạch dương?
- Giải thích kết quả thí nghiệm?
- Nhận xét về vai trò của CLTN?
GV: Khi nghiên cứu về CLTN trên đảo Madecer, Darwin nhận thấy có 550 loài sâu bọ thì 350 loài bay được và 200 loài không bay được.
- Trong trường hợp gió thổi rất mạnh thì loài nào sẽ có lợi, loài nào không có lợi?
- Trong trường hợp kẻ thù là các loài ăn sậu bọ thì loài nào có lợi, loài nào không có lợi?
HS: Mục III SGK
- Mỗi sinh vật có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau không?
- VD về sự không hợp lí của các đặc điểm thích nghi ở sinh vật trong tự nhiên?
I. Khái niệm đặc điểm thích nghi
® Giúp chúng ngụy trang, trốn tránh kẻ thù.
® Để thu hút con cái trong mùa sinh sản.
® Có sự chọn lọc giới tính dẫn đến con đực và cái khác nhau về hình thái.
* Lợi ích của màu sắc lông:
- Thu hút được nhiều con cái ® giao phối nhiều ® tạo ra được nhiều cá thể con ® làm nguồn nguyên liệu cho chọn lọc và tiến hóa.
- Mầu sắc lông thể hiện sức sống tốt.
* Tác hại của bộ lông
- Cồng kềnh, khó di chuyển.
- Dễ bị sinh vật khác phát hiện và tấn công.
® Hình dạng chùm hoa hay cành cây là hình dạng ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Sâu nở vào mùa xuân, ăn hoa sồi nên có hình dạng chùm hoa. Mùa hè, sâu ăn lá sồi nên có hình dạng cành cây.
- Đặc điểm thích nghi: Là khả năng của sinh vật có thể biến đổi màu sắc, hình thái phản ứng phù hợp với điều kiện sống giúp chúng sống sót tốt hơn.
- Đặc điểm của quần thể thích nghi 
+ Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác
+ Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác
II. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành QT thích nghi
1.1- Hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu bọ
- Các gen qui định hình dạng, màu sắc tự vệ  xuất hiện ngẫu nhiên ở một vài cá thể do đột biến và biến dị tổ hợp.
- Gen đột biến qui định tính trạng có lợi cho sâu bọ trước môi trường ® số lượng cá thể mang gen đột biến tăng nhanh qua các thế hệ nhờ sinh sản.
1.2- Sự tăng cường sức đề kháng của vi khuẩn
- VD: Hiệu lực của Peniciline giảm dần khi sử dụng.
- Nguyên nhân:
+ Khả năng kháng Peniciline do 1 số vi khuẩn tụ cầu vàng có gen đột biến làm thay đổi cấu trúc thành TB ® thuốc không thể bám vào thành TB.
+ Môi trường có nhiều Peniciline, áp lực CLTN lớn → Số vi khuẩn mang gen đột biến kháng thuốc tăng nhanh quần thể.
+ Gen đột biến kháng thuốc lan nhanh trong QT nhờ sinh sản (truyền theo hàng dọc) hoặc truyền theo hàng ngang (qua biến nạp/tải nạp).
Þ Quá trình hình thành QTTN là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có KHTN. Khả năng thích nghi không ngừng được hoàn thiện khi môi trường biến đổi theo 1 hướng xác định. 
- Quá trình hình thành QTTN phụ thuộc vào quá trình phát sinh và tích lũy đột biến, quá trình sinh sản và áp lực CLTN. 
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình QTTN
- Thí nghiệm: SGK
+ Đối tượng TN0: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương. 
- Vai trò của CLTN: 
+ Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có KHTN tồn tại sẵn có trong quần thể.
+ Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định các đặc điểm thích nghi.
III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Đặc điểm thích nghi mang tính tương đối. 
- Không có sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
 4. Củng cố: Chọn câu không đúng
- Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường mang tính tương đối.
- Không thể có 1 sinh vật nào mang nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
- Khả năng thích nghi của sinh vật mang tính hoàn hảo.
- Sinh vật có thể thích nghi với môi trường này nhưng không thích nghi với môi trường khác.
 5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài mới, tìm hiểu các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài?
Ý kiến của tổ trưởng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt29.12.doc