I. Mục tiêu
- Giải thích được khái niệm loài sinh học
- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước hợp tử
- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li sau hợp tử
- Giải thích được vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá.
II. Trọng tâm:
- Làm rõ khái niệm loài sinh học, cách li sinh sản để hiểu được sự cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài mới và giúp cho sự bảo tồn toàn vẹn của loài.
III. Chuẩn bị
- Tranh phóng to hình bài 28.
Tuần: 15 BÀI 28: LOÀI Tiết: 30 Ngày soạn: 16.11.09 Ngày dạy:17.11.09 I. Mục tiêu Giải thích được khái niệm loài sinh học Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước hợp tử Nêu và giải thích được các cơ chế cách li sau hợp tử Giải thích được vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá. II. Trọng tâm: - Làm rõ khái niệm loài sinh học, cách li sinh sản để hiểu được sự cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài mới và giúp cho sự bảo tồn toàn vẹn của loài. III. Chuẩn bị - Tranh phóng to hình bài 28. III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài Kiểm tra bài cũ CH1:Khái niệm đặc điểm thích nghi của sinh vật? Đặc điểm quần thể thích nghi? CH2:Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi?Lấy ví dụ chứng minh tính tương đối của đặc điểm thích nghi của sinh vật. Nội dung bài mới Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung - Ngan, gà, vịt cùng sống trong trang trại có giao phối với nhau không? Vì sao? - Hạt phấn của cây lúa có thụ phấn được cho cây ngô không? Vì sao? à Loài là gì? - Khái niệm loài sinh học này không áp dụng được trong những trường hợp nào? Vì sao? - Làm thế nào để phân biệt loài này với loài khác? Làm thế nào để biết được hai quần thể thuộc hai loài? - Cơ chế cách li là gì? - Cơ chế cách li sinh sản là gì? - Cơ chế cách li sinh sản được chia thành mấy loại? - Cách li trước hợp tử là gì? -Cách li trước hợp tử gồm những hình thức nào? Lấy các ví dụ về các mức độ cách li sinh sản. - Thế nào là cách li sau hợp tử? - Khi lai giữa con lừa và ngựa được con lai (conla, con bocđô) đều bất thụ. Trong phép lai này tại sao con lai bất thụ? - Các cơ chế cách li có vai trò như thế nào trong tiến hóa? (Điều gì sẽ xảy ra nếu không có cách li sinh sản?) - HS trao đổi nêu được; không giao phối, hay thụ phấn được vì đó hai loài khác nhau. à cá thể cùng loài phải giao phối được với nhau sinh con hữu thụ. à không đúng cho loài sinh sản vô tính vì không qua giao phối. - Các cá thể hai loài không giao phối với nhau, hay con bất thụ. Dựa trên cấu trúc, hình thái, NST, hoá sinh, di truyền - Là ngăn cản sự tiếp xúc - Là ngăn cản giao phối để sinh sản. -Cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. - HS nghiên cứu thông tin SGK để nêu kiến thức. - Cây thông ở thung lũng với cây thông ở đỉnh núi không giao phấn được với nhau, do điều kiện sinh thái khác nhau! - Chim én sinh sản vào mùa xuân, chim gáy sinh sản vào mùa hè. VD: Các cây thuộc các loài khác nhau có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây khác. - HS đọc SGK trao đổi trả lời. - do hai loài khác nhau nên bộ NST có hình dạng và số lượng khác nhau, khi thụ tinh tạo hợp tử không có sức sống hay con lai có bộ gen và NST không tương đồng -> GP không bình thường -> tạo giao tử mất cân bằng -> bất thụ. - Bảo vệ được đặc trưng của loài, xuất hiện loài mới. ( Giao phối khác loài con lai bất thụ, chết, -> tiệt giống, không duy trì vốn gen của loài.) I. Khái niệm loài sinh học - Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với nhóm quần thể khác. - Tiêu chuẩn phân biệt loài: Cách li sinh sản, hình thái, tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh, tiêu chuẩn di truyền. - Để phân biệt loài này với loài kia, người ta có thể kết hợp rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên với loài sinh sản hữu tính thì tiêu chuẩn cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất II.Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài. - Khái niệm cách li sinh sản: là các trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. 1. Cách li trước hợp tử: a) Khái niệm: - Cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau (thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử) b) Các loại cách li trước hợp tử: + Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): Các cá thể khác loài mặc dù sống trong cùng khu vực địa lí nhưng không thể giao phối với nhau. + Cách li tập tính: Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau. + Cách li thời gian (mùa vụ): các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. + Cách li cơ học: Các cơ thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. 2. Cách li sau hợp tử: - Khái niệm: Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ VD: Lừa lai với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản (cách li sau hợp tử) - Nguyên nhân: Do có sự khác biệt về cấu trúc di truyền như số lượng, hình thái nst.. nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ. * Vai trò của các cơ chế cách li trong tiến hóa: - Các cơ chế cách li có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hoá vì: + Ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, nên duy trì được sự toàn vẹn của loài. Cùng với các nhân tố tiến hoá, cơ chế cách li làm phân hóa vốn gen dẫn tới hình thành loài mới à tạo sự đa dạng sinh giới. 4. Củng cố: - Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận SGK. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi SGK. - Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân biệt các loài có chính xác không? Vì sao? 5. Dặn dò: Đọc mục “Em có biết” Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Soạn bài 29 “Quá Trình Hình Thành Loài”
Tài liệu đính kèm: