Giáo án Sinh 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Giáo án Sinh 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

BÀI 12 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

- Nêu được cơ chế xác định giới tính qua NST

- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên nhiễm sẵ thể giới tính (X và Y)

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường với gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

- Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính

- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở trong nhân hay ngoài nhân.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2800Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Ngày soạn : 
Lớp dạy :
Mục tiêu:
Kiến thức:
 Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
Nêu được cơ chế xác định giới tính qua NST
Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên nhiễm sẵ thể giới tính (X và Y)
Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường với gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính
Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở trong nhân hay ngoài nhân.
Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát kiến thức thông qua giải thích sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường với gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
Kĩ năng quan sát, nhận xét, nghiên cứu hình ảnh, tranh vẽ, sơ đồ.
Thái độ:
Có quan điểm đúng đắn về các bệnh di truyền ngoài nhân và các bệnh di truyền liên kết với giới tính
Củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức về các bệnh di truyền liên kết với giới tính
II. Phương tiện dạy học:
Giáo viên:
- Tranh cơ chế xác định giới tính ở ruồi giấm: 
- Tranh vẽ phóng to hình 12.1 SGK
- Hình Phép lai của Coren ở cây hoa phấn
X 
Lá xanh lá đốm
Lá xanh
	 X 
 Lá đốm lá xanh
Lá đốm
PHÉP LAI CỦA COREN Ở CÂY HOA PHẤN
- PHT “Phân biệt NST giới tính và NST thường”
Đặc điểm phân biệt
NST thường
NST giới tính
Số lượng
 Nhiều cặp
 Một cặp
Trạng thái tồn tại
 Thành từng cặp tương đồng giống nhau ở cả hai giới
 Tồn tại thành từng cặp khác nhau ở giới đực và giới cái
Tương đồng: XX
Không tương đồng: XY, XO
Gen trên NST
 Gen qui định tính trạng thường
 Các cặp gen tương ứng nằm trên một cặp NST tương đồng
 Mang gen qui định tính trạng 2 giới. Tính trạng thường liên kết với 1 NST giới tính nhất định
 Cặp XX có các vùng tương đồng. Cặp XX, XY có vùng tương đồng và vùng không tương đồng.
- Bảng “Cơ chế tế bào học xác định giới tính”
Cơ chế TBH xác định giới tính
Giới tính
Một số loài
Cái
Đực
 Xác định giới tính bằng NST X và Y
XX
XY
Người, đv có vú, ruồi giấm, một số TV (gai, chua me,..),
XY
XX
Chim, bướm, tằm, cá, ếch, nhái, bò sát, dâu tây,
 Xác định giới tính bằng NST X
XX
XO
Châu chấu, rệp, bọ xít,
XO
XX
Bọ nhậy,
- Bảng 1: phép lai thuận và phép lai nghịch của Moocgan trên ruồi giầm
Phép lai thuận
Phép lai nghịch
Pt/c: KMắt đỏ x JMắt trắng
F1: 100% J,K mắt đỏ
F2: 100% Kmắt đỏ : 50% Jmắt đỏ :50% J mắt trắng
Pt/c: KMắt trắng x J Mắt đỏ
F1: 100% Kmắt đỏ : 100% Jmắt trắng
F2: 50%K mắt đỏ: 50% K mắt trắng: 
 50% J mắt đỏ: 50% J mắt trắng
PHÉP LAI CỦA MOOCGAN Ở RUỒI GIẤM
2. Học sinh:
- Nghiên cứu SGK nêu:
+ Định nghĩa NST giới tính
+ Cơ chế xác định giới tính ở động vật có vú, ruồi giấm, chim, bướm và châu chấu.
- Xem lại thí nghiệm lai thuận nghịch của Menđen
- So sánh sự khác nhau trong phép lai thuận và phép lai nghịch của Moocgan
- Làm PHT ở nhà
- Đọc mục ghi nhớ trang 53 SGK
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Làm thế nào để biết được hai gen nào đó là liên kết hay phân ly độc lập?
3. Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài mới: 
* Đặt vấn đề :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
Hoạt động 1 : vấn đáp + trực quan.
Các em đã học ở lớp 9 trong cơ thể người có bao nhiêu loại NST?
GV treo tranh cơ chế xác định giới tính ở ruồi giấm và tranh 12.1 SGK phóng to
Chia lớp thành những nhóm nhỏ 4 – 6 người. Cho học sinh thảo luận trong 2 phút để hoàn thành PHT
Vấn đáp theo PHT
GV bổ sung, hoàn chỉnh từng câu trả lời
Từ bảng trên một bạn hãy cho biết NST giới tình là gì?
Treo bảng “cơ chế xác định giới tính”, chia nhóm, cho học sinh thảo luận trong 2 phút.
Gọi đại diện nhóm HS lên trả lời
GV bổ sung, hoàn chỉnh
GV treo bảng 1
Dựa vào bảng một bạn hãy trình bày thí nghiệm của Moocgan tiến hành trên ruồi giấm?
Các em có nhận xét gì về phép lai thuận ghịch này của Moocgan so với phép lai thuận nghịch của Menđen mà các em đã được học trước đây? 
Ở phép lai thuận kết quả ta thu được kết quả ntn? 
F1 là 100% đỏ ta suy ra được điều gi về tính trạng màu mắt ở ruồi?
Ở phép lai nghịch ta thu được kết quả gì khác so với phép lai thuận?
Tại sao lại có kết quả như vậy,chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp
Kết quả phép lai thuận nghich là khác nhau, cho ta biết điều gì về gen qui định màu mắt?
GV hoàn chỉnh: Moocgan thu được kết quả khác nhau ở phép lai thuận và phép lai nghịch là do gen quy định màu mắt ruồi giấm nằm trên NST giới tính.
Ta đã biết ở ruồi giấm có NST giới tính là X, Y. Vậy gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính nào. Nếu giả sử như gen này chỉ nằm trên NST Y thì tính trạng này sẽ được di truyền như thế nào?
Nếu gen nằm trên Y thì sẽ chỉ có một giới có mắt trắng,con cái không có mắt trắng. Nhưng mắt trắng xuất hiện ở cả hai giới, như vậy gen qui định màu mắt này phải nằm trên NST giới tính nào nào?
Ở đây, các em thấy gen quy định mắt trắng được truyền từ P cho cháu như thế nào? 
Kiểu di truyền này là tuân theo quy luật di truyền chéo.
Ở con cái F1 cũng có mang gen quy định mắt trắng, nhưng tại sao lại không biểu hiện ra kiểu hình? 
Nhờ đâu mà ở con đực F2 lại biểu hiện được ra KH?
Vậy cơ sở TBH của hiện tượng di truyền chéo là gì?
GV hướng hs cách viết gen trên NST giới tính và cho HS về nhà viết SĐL
Quy luật di truyền chéo nói về di truyền tính trạng do gen lặn trên NST X qui định. Chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Một bạn hãy nêu nội dung quy luật di truyền chéo? (nội dung quy luật là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên NST X)
Đó là di truyền của gen lặn nằm trên X, vậy còn gen nằm trên Y di truyền ntn, chúng ta sang b)
GV đưa ra sơ đồ phả hệ:
I
II
 1 2 3
III 1 2 3
 : Nam mắc tật dính ngón tay 2 & 3
 : Nam bình thường
 : Nữ bình thường
Từ sơ đồ phả hệ em có nhận xét gì về tật dính ngón tay 2 & 3?
 Di truyền như thế giống di truyền chéo không? Vậy gọi là gì?
Con trai có cặp NST giới tính là gì? Nguồn gốc cặp NST giới tính này ntn?
Bố bị tật thì truyền cho tất cả các con trai. Có thể kết luận gì về gen qui định tật dính ngón tay 2&3 ở người?
Gen trên Y không có alen tương ứng trên X, do vậy các tính trạng trên Y đều được biểu hiện: 100% con trai bị tật.
Gen trên Y di truyền theo qui luật di truyền thẳng. Vậy di truyền thẳng là di truyền như thế nào nào?
Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính có ý nghĩa gì trong chăn nuôi?
Các em cho một ví dụ về ý nghĩa này?
GV giảng giải: Ở người việc phát hiện một số hiện tượng di truyền liên kết với giới tính để can thiệp, ngăn chặn sự phát triển bệnh trong gia đình,dòng họ. Đồng thời đả phá được quan niệm duy tâm về một số tính trạng ở nhiều dòng họ. Đồng thời giúp ích cho di truyền tư vấn.
Sự di truyền tính trạng màu mắt ruồi giấm, tật dính ngón tay 2 &3 là di truyền liên kết với giới tính. Vậy di truyền liên kết với tính là gì? (Các gen xác định các tính trạng này nằm ở đâu?)
Làm thế nào để nhận biết một tính trạng là di truyền liên kết với giới tính?
Có 2 loại là NST thường và NST giới tính
Chia nhóm
Nhóm cử đại diện trả lời
Cử đại diện nhóm trả lời
Thảo luận theo yêu cầu của GV
Đại diện nhóm trả lời
HS dựa vào bảng trình bày thí nghiệm
Trong phép lai của Menđen phép lai thuận và phép lai nghịch đều cho kết quả giống nhau, còn ở thí nghiệm của Moocgan thì cho hai kết quả khác nhau
Ở phép lai thuận, F1 là 100% đỏ, F2 mắt trắng toàn là đực
Tính trạng mắt đỏ trội so với mắt trắng
Ở phép lai nghịch mắt trắng có cả ở hai giới
Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính
Nếu gen nằm trên Y thì chỉ có con đực có mắt trắng,con cái không có mắt trắng.
Nằm trên NST X
Gen quy định mắt trắng được truyền từ bố sang “con gái” rồi truyền cho “cháu trai”
Do con cái F1 có KG dị hợp nên nó bị gen trội lấn át
Do gen không có alen trên Y lấn át gen lặn trên X 
HS chừa vở để về nhà ghi SĐL
HS trả lời
Tật dính ngón tay 2 & 3 chỉ có ở nam
Không. Di truyền thẳng
XY. Con trai nhận X từ mẹ và nhận Y từ bố
Gen qui định tật dính ngón 2 & 3 năm trên NST Y
Tính trạng qui định bởi gen trên Y truyền từ “bố” cho tất cả các “con trai”
Nhận biết giới tính vật nuôi từ sớm để có sự chọn giới nuôi giúp tăng năng suất và đem lại lợi ích kinh tế lớn.
Nhận biết giới tính của tằm từ giai đoạn trứng, từ đó chọn nuôi những con tằm đực vì tằm đực cho tơ nhiều hơn
Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NST giới tính
Kết quả phép lai thuận nghịch cho kết quả phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính.
Di truyền liên kết với giới tính:
NST giới tính và cơ chế tế bào xác định giới tính bằng NST:
Nhiễm sắc thể giới tính:
(PHT: phân biệt NST giới tính và NST thường)
NST giới tính là NST có chứa các gen qui định giới tính.
Một số cơ chế xác định NST giới tính bằng NST: 
(Bảng “Cơ chế TBH xác định NST giới tính”)
Di truyền liên kết với giới tính:
Gen trên NST X:
* Thí nghiệm:
 (Bảng 1)
 * Nhận xét:
Lai thuận và lai nghịch ở Menđen giống nhau, ở Moocgan khác nhau
Ở phép lai thuận:
+ F1 100% đỏ è đỏ trội hoàn toàn so với trắng
 + F2 mắt trắng toàn là ruồi đực
Ở phép lai nghịch mắt trắng có cả ở hai giới 
* Giải thích:
Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính
Mắt trắng xuất hiện ở cả hai giới à gen quy định màu mắt nằm trên NST X (vì gen nằm trên Y thì con cái không có mắt trắng)
Di truyền theo quy luật di truyền chéo
* Cơ sở TBH:
 Gen trên Y không tương ứng với gen trên X, ở đa số loài Y không mang gen. Do vậy, gen lặn trên X không biểu hiện ở XX dị hợp mà chỉ biểu hiện ở XY.
*SĐL:
 *Nội dung quy luật di truyền chéo: Tính trạng được quy định bởi gen lặn trên X truyền từ “bố” sang “con gái” và biểu hiện ở cháu trai 
Gen trên NST Y:
-VD: Sơ đồ phả hệ
-Nhận xét:
Tật dính ngón tay 2 & 3 truyền từ bố cho tất cả con trai. Đây được gọi là hiện tượng di truyền thẳng.
*Giải thích:
Con trai có cặp NST giới tính XY, Y nhận được từ bố. Bố bị tật truyền cho tất cả các con trai. Như vậy tật dính ngón tay 2 & 3 do gen trên Y qui định
Gen trên Y không có alen tương ứng trên X, do vậy các tính trạng trên Y đều được biểu hiện: 100% con trai bị tật
* Nội dung quy luật di truyền thẳng: Tính trạng qui định bởi gen trên Y truyền từ “bố” cho tất cả các “con trai”
Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính:
Trong chăn nuôi, nhận biết sớm giới tính của vật nuôi để sử dụng theo mục đích sản xuất
VD: phân biệt trứng tằm ở giai đoạn sớm để lựa chọn tằm đực, vì tằm đực cho nhiều tơ
 Trong y học, những hiểu biết về di truyền liên kết với giới tính giúp cho việc tư vấn cho những người mắc các bệnh do gen nằm trên NST giới tính qui định trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình,...
Khái niệm di truyền liên kết với giới tính:
*Khái niệm: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NST giới tính
*Nhận biết di truyền lien kết với giới tính: Kết quả phép lai thuận nghịch cho kết quả phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính.
Hoạt động 2 : trực quan + vấn đáp
GV treo hình phép lai của Coren ở cây hoa phấn.
Một bạn hày nhìn hình và cho cô biết Coren đã thực hiện phép lai như thế nào và ông thu được kết quả gì?
Kết quả phép lai thuận so với phép lai nghịch như thế nào? Có giống kết quả phép lai thuận nghịch của Menđen không?
Trong phép lai này con lai F1 có kiểu hình như thế nào?
Các em hãy nhớ lại kiến thức về quá trình thụ tinh của giao tử và cho biết hợp tử lai ở phép lai thuận và phép lai nghịch giống và khác nhau như thế nào?
Như vậy sự khác nhau của cơ thể lai là do yếu tố nào?
GV kết luậnà
Khi thụ tinh, hợp tử nhận gì từ giao tử đực và giao tử cái?
Cơ sở tbh của hiện tượng di truyền qua tbc chất là gì?
àGV hoàn chỉnh
Tại sao tbc của noãn lại có khả năng di truyền đặc diểm của mẹ cho hợp tử
Gen trong tbc tồn tại ở đâu?
Ta có kết luận gì về các tính trạng di truyền theo dòng mẹ nào?
Các gen trong tế bào chất của tế bào mẹ có được phân chia đồng đều cho tế bào con không?
Nên sự di truyền các gen này có theo quy luật nhất định không? Dẫn đến sự phân ly kiểu hình ở đời con như thế nào?
GV kết luận về hệ thống di truyền trong tế bào
HS nhìn hình trả lời.
Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau. Không giống kết quả lai của Menđen.
Con lai F1 có kiểu hình của mẹ
Hợp tử lai có bộ NST giống nhau nhưng có tế bào chất khác nhau
Do tế bào chất mà hợp tử lai phát triển trong đó
Khi thụ tinh, hợp tử nhận nhân và tbc của giao tử cái, và chỉ nhận nhân từ giao tử đực
HS trả lời
Vì trong TBC cũng có chứa gen, các gen này được gọi là gen ngoài NST
Trong ti thể, lục lạp
HS trả lời
Không
hs trả lời
Di truyền ngoài nhân
Thí nghiệm:
(hình phép lai của Coren ở cây hoa phấn)
Nhận xét:
Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau
Con lai F1 có kiểu hình của mẹ.
Giải thích:
Hợp tử lai có bộ NST giống nhau nhưng có tế bào chất khác nhau. Do đó tính trạng con lai khác nhau là do tế bào chất mà hợp tử lai phát triển trong đó.
Tính di truyền của con lai không chỉ phụ thuộc vào bộ NST của hợp tử mà còn chịu ảnh hưởng của tế bào chất trong đó hợp tử lai phát triển. Đó là sự di truyền qua dòng mẹ hay di truyền qua tế bào chất.
Cơ sở TBH:
Khi thụ tinh, chỉ có nhân của giao tử đực tham gia còn tế bào chất của giao tử đực thì không. Nên các đặc tính của con lai do gen trong TBC của noãn qui định
Nội dung:
Tính trạng do gen nằm ngoài nhân qui định (trong ti thể, lục lạp) được di truyền chủ yếu theo dòng mẹ thông qua tế bào chất của noãn qui định
Sự phân ly kiểu hình của đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định rất phức tạp
Kết luận: Trong cơ thể sinh vật có hai hệ thống di truyền là di truyền trong nhân và di truyền ngoài nhân( di truyền theo dòng mẹ)
Củng cố:
GV: hãy nêu cách xác định quy luật di truyền cho mỗi tính trạng trên,khác gì so với phân ly độc lập? (như thế nào là di truyền liên kết với giới tính mà gen nằm trên NST X, thế nào là nằm trên NST Y, như thế nào là di truyền qua tế bào chất)
HS:
 DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau
+ Gen trên X: có hiện tượng di truyền chéo
+ Gen trên Y: có hiện tượng di truyền thẳng
DT qua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ
DT phân li độc lập: kết quả 2 phép lai thuân nghịch giống nhau
GV: nhắc học sinh làm bài tập SGK
Rút kinh nghiệm:
 Tổ chức:	
 Nội dung:	
 Phương pháp:	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 12 lop 12 co chau huong dan.doc