Giáo án phụ đạo chiều Sinh học 12

Giáo án phụ đạo chiều Sinh học 12

QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Trình bày được thí nghiệm, phân tích kết quả lai 2 cặp tính trạng của Menđen.

+ Nêu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.

+ Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập, điều kiện nghiệm đúng của quy luật.

+Viết được sơ đồ lai hai tính trạng.

+ Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới và các bài tập về quy luật di truyền.

 

doc 240 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1627Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo chiều Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết (TPPCT): 1
Chương trình: Phụ đạo chiều
Ngày soạn: 06.09.2013
Lớp dạy: 11A3,7->10
QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Trình bày được thí nghiệm, phân tích kết quả lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
+ Nêu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen. 
+ Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập, điều kiện nghiệm đúng của quy luật.
+Viết được sơ đồ lai hai tính trạng.
+ Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới và các bài tập về quy luật di truyền.
2. Kĩ năng
-Phát triển tư duy lôgic khoa học.
-Phát triển tư duy uan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
3.Thái độ
Yêu khoa học, tích cực học tập.
II. Trọng tâm bài học
Nội dung và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm và làm việc độc lập với sgk.
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên: 
Giáo án, SGK, Hình 9, sơ đồ lai 2 tính trạng.
2. Học sinh
Học bài 8 của tiết học trước, chuẩn bị SGK, đọc bài trước ở nhà bài 9. Thảo luận trước khi vào tiết học
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức lớp
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra
Câu 1. Các bước tiến hành nghiên cứu của menđen? Nội dung giả thuyết hay kết luận khoa học của Menđen? 
Câu 2. Nội dung quy luật phân li của Menđen?
Câu 3. Bản chất của quy luật phân li là gì(cơ sở tế bào học của quy luật phân li là gì)? 
Câu 4. Lôcút gen là gì? Gen là gì? Alen là gì? 
3. Bài mới
Mở bài: Bài trước chúng ta học bài quy luật Menđen thì chỉ xét một tính trạng? Sự phân li của các tính trạng chúng ta đã biết. Vậy khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng thì sao? Menđen đã thu được những kết quả và có luận như thế nào? Bài học 9-quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi này [GV: Vừa nói vừa viết lên bảng tên bài].
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen.
GV: Yêu cầu HS đọc sgk và tóm tắt nội dung thí nghiệm của Menđen trong SGK trang 38 theo các nội dung sau đây.
+Các tính trạng là gì? Trong mỗi tính trạng đó Menđen đã lai tính trạng tương phản như thế nào? 
+Xét riêng từng tính trạng: Tỉ lệ của F1, F2 như thế nào? Kết luận tính trội lặn?
+Tỉ lệ phân li chung của các tính trạng khi xét, so với kết quả phân tính chung của đề ra ở F1 và F2.
+Từ kết quả đó(đặc biệt là của F2) có kết luận gì về sự phân li các tính trạng.
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Y/c: 
+Các tính trạng, tính trạng tương phản
*Hình dạng hạt: trơn x nhăn
*Mà sắc hạt: Vàng x xanh
+Xét riêng từng tính trạng: Tỉ lệ của F1 là 100%, F2 phân li chung là 3:1
+Kết luận tính trội lặn? Trơn và vàng là trội tương ứng với xanh, nhăn là lặn
+Tỉ lệ phân li chung của các tính trạng khi xét, so với kết quả phân tính chung của đề ra ở 
*F1 là 100%
*F2: (3:1)(3:1) = 9: 3: 3: 1 315 vàng trơn: 108 vàng nhăn: 101 xanh trơn: 32 xanh nhăn.
+Từ đó có kết luận: Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qua trình hình thành giao tử.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Như vậy kết quả TN của Men đen cho thấy điều gì? Hay nói khác đi em cho biết nội dung qui luật phân li độc lập của Men đen là gì?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, phát biểu nội dung quy luật. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Quy ước gen cho học sinh và yêu cầu học sinh viết sơ đồ lai cho thí nghiệm lai 2 tính trạng của Men Đen trên cơ sở sơ đồ đã tóm tắt?
HS: Viết sơ đồ theo nội dung SGk trang 38.
GV: Nhận xét đánh giá, bổ sung để hoàn thiện sơ đồ.
* Hoạt động 2: Cơ sở tế bào học.
GV thông báo: Trong TN trên, Menđen đã ngẫu nhiên chọn đúng 2 cặp TT qui định bởi 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau, do đó mà 2 cặp TT đó đã di truyền độc lập.
GV: Yêu cầu HS phân tích hình 9 trang 39 SGK thông qua hệ thống câu hỏi: Có nhận xét gì về gen và NST? Các cặp gen và các cặp NST? Sự phân li của gen và NST trong sơ đồ trên? Phân tích sự tương ứng giao tử và kiểu gen, kiểu hình ở F2 trong phần sơ đồ sgk với bảng kết quả sgk?
HS: Phân tích sơ đồ kết hợp nghiên cứu thông tin SGK trang 48 trả lời câu hỏi.
Y/c: Gen nằm trên NST? Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Sự phân li độc lập của các NST kéo theo sự phân li độc lập của các gen trên đó. Sự tương ứng giao tử và kiểu gen, kiểu hình ở F2 trong phần sơ đồ sgk với bảng kết quả sgk là thống nhất (giống nhau nếu các giao tử ở sơ đồ kết hợp với nhau)
GV: Từ đó em hãy khái quát hoá lại cơ sở tế bào học của quy luật Menđen.
HS: Trên cơ sở đã trả lời như trên, nghiên cứu thêm thông tin và sơ đồ sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, chính xác hóa kiến thức hoặc giải thích thêm (nếu cần).
GV: Từ những gì đã tìm hiểu em hãy tư duy, đọc thêm thông tin sgk, nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 9, thảo luận và cho thầy biết điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập là gì?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy lại những gì đã học, thảo luận, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Đánh giá, chính xác hóa kiến thức.
* Hoạt động 3 :Ý nghĩa của các qui luật Men đen.
GV: Các quy luật của Menđen có ý nghĩa gì ?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học, trả lời lệnh SGK mục III trang 40 và xây dựng công thức tổng quát về các đặc điểm giao tử tạo ra, kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình, .... thông qua số cặp gen dị hợp.
HS : Thảo luận nhanh và điền thông tinh vào bảng 9, phát biểu công thức tổng quát.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
I. Thí nghiệm lai hai tính trạng.
1. Thí nghiệm:
* Lai thuận và lai nghịch cho kết quả như nhau:
Pt/c: Vàng, trơn x xanh, nhăn
F1 100% vàng, trơn
F2: 315 vàng, trơn : 108 vàng, nhăn : 101 xanh, trơn : 32 xanh, nhăn
* (Tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1)
2. Nhận xét:
+P: Thuần chủng và gồm hai tính trạng màu hạt, dạng hạt.
+Sự tương phản là: Hạt trơn><xanh.
+F1: 100% đồng tính và dị hợp hai cặp gen.
- F2 xuất hiện 2 tổ hợp kiểu hình khác bố mẹ(vàng, nhăn và xanh, trơn).
- Xét riêng từng cặp tính trạng(màu sắc, vỏ hạt) đều có tỉ lệ 3:1 khi xét riêng nhân với nhau cho tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1 ) x (3 : 1) phù hợp với kết quả thu được của Menđen
-> Các tính trạng phân li một cách độc lập nhau(không phụ thuộc vào nhau).
3. Nội dung định luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qua trình hình thành giao tử.
4. Sơ đồ của phép lai:
(SGK-trang 38, 39)
II. Cơ sở tế bào học.
1. Cơ sở tế bào học
-Do các gen nằm trên các NST tương đồng khác nhau.
-Trong tế bào, NST đứng thành cặp tương đồng nên gen tương đồng quy định các tính trạng tương phản cũng đứng thành cặp tương đồng.
-Khi giảm phân hình thành giao tử thì các cặp NST tương đồng phân li độc lập về các giao tử nên kéo theo sự phân li độc lập của các gen(alen) trên NST.
-Các cặp NST kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên sự kết hợp ngẫu nhiên của các gen(alen) trên nó. Tạo ra một lượng biến dị tổ hợp rất lớn.
-Phân tích thí nghiệm trên ta có:
+Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như nhau kéo theo sự phân li của các gen một cách độc lập đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (1AB, 1Ab, 1aB, 1ab).
+Các giao tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh đã làm xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau (biến dị tổ hợp )
2. Điều kiện nghiệm đúng
Điều kiện nghiệm đúng của định luật Menđen:
- Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
- Sự phân li NST tạo giao tử, sự thụ tinh diễn ra bình thường.
-Các giao tử và hợp tử tạo ra phải có sức sống như nhau.
-Mỗi gen phải quy định một tính trạng.
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
III. Ý nghĩa của quy luật Menđen.
1. Ý nghĩa lí luận:
- Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hóa, giúp sinh giới đa dạng, phong phú.
-Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống thay đổi.
-Giải thích được tính di truyền của sinh vật.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Dự đoán được tỉ lệ phân li KH ở đời sau.
- Giúp con người tìm ra những tổ hợp gen mang tính trạng có lợi cho con người.
- Trên cơ sở khoa học về các kiểu gen cho kiểu hình tốt sẽ tiến hành lai giống, tạo giống mới có năng suất cao.
3. Công thức tổng quát:
- Với n là số cặp gen dị hợp.
- Số loại giao tử F1: 2n
- Số loại kiểu gen: 3n
- Số loại kiểu hình ở F2: 2n
- Tỉ lệ phân li kiểu gen F2: (1+2+1)n
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F2: (3+1)n
VI . Củng cố
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài qua việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bản chất của qui luật phân li độc lập?
+ Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập?
VII . Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK
-Ôn tập các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng.
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết (TPPCT): 3
Chương trình: Phụ đạo chiều
Ngày soạn: 29.08.2014
Lớp dạy: 11A3,7->10
TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học.
+ Nêu được bản chất của các kiểu tác động của gen đối với sự hình thành tính trạng: Tương tác giữa các gen không alen, tác động cộng gộp và đa hiệu của gen.
2. Kĩ năng
Quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ
Yêu khoa học, tích cực trong họa tập.
II. Trọng tâm bài học
Tương tác gen không alen và tác động cộng gộp của gen.
III. Phương pháp dạy học
Trực quan, vấn đáp, thuyết trình
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên
SGk, giáo án, hình 10.1 và 10.2 phóng to.
2. Học sinh
SGK, đọc trước bài ở nhà
V. Tiến trình tổ chức dạy-học
1. Ổn định tổ chức lớp
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu các điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 ? Từ đó nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật Menđen ?
Câu 2: Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của phép lai ?
Câu 3: Bản chất của quy luật Menđen là gì (cơ sở tế bào học của quy luật Menđen)?
Nội dung định luật Menđen là gì ?
Câu 4: Trình bày ý nghĩa của quy luật Menđen?
Câu 5: Cho hai cá thể P thuần chủng gồm n tính trạng tương phản lai với nhau. Xác định tỉ lệ 
- Kiểu gen, kiểu hình, của từng tính trạng ở F1
-Tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của từng tính trạng ở F2
-Số loại giao tử tạo ra của F1. Số tổ hợp, số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li ki ... it, mã di truyền thống nhất, protein cấu tạo từ trên 20 loại aa.
2. So sánh các thuyết tiến hóa.
Chỉ tiêu so sánh
Thuyết Lamac
Thuyết Đacuyn
Thuyết hiện đại
Các NTTH
Thay đổi của ngoại cảnh. Tập quán hoạt động của động vật.
Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, biến động di truyền.
Hình thành đặc điểm thích nghi
Các cá thể cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi từ ngoại cảnh, không có đào thải.
Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi cho SV dưới tác dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu.
Dưới tác dụng của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Hình thành loài mới
Dưới tác động của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.
Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
Chiều hướng tiến hóa
Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.
Ngày càng đa dạng. Tổ chức ngày càng cao. Thích nghi ngày càng hợp lí.
Như quan niệm của Đacuyn và nêu cụ thể chiều hướng tiến hóa của các nhóm loài.
3. Vai trò các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ.
Các NTTH
Vai trò
Đột biến
Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (đột biến) cho tiến hóa và làm thay đổi nhỏ tần số alen.
GP không ngẫu nhiên
Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
Chọn lọc tự nhiên
định hướng sự tiến hóa, qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
Di nhập gen
Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng tới vốn gen của quần thể.
Các yếu tố ngẫu nhiên
Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.
4. Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người.
Sự PS
Các giai đoạn
Đặc điểm cơ bản
Sự sống
- Tiến hóa hóa học.
- Tiến hóa tiền sinh học.
- Tiến hóa sinh học.
- Quá trình phức tạp hóa các hợp chất cacbon: C -> CH -> CHO -> CHON.
- Phân tử đơn giản -> phân tử phức tạp -> đại phân tử -> đại phân tử tự tái bản (ADN).
- Hệ đại phân tử -> tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ -> đơn bào nhân thực.
- Từ tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ, nhân thực
Loài người
- Người tối cổ.
- Người cổ.
- Người hiện đại.
- Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng 2 chân sau. Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá,mảnh xương thú) để tự vệ.
- Homo habilis (người khéo léo): Hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
- Homo erectus (người đứng thẳng): Thể tích hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.
- Homo neanderthalensis: Thể tích hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sống văn hóa.
- Thể tích hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.
5. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái.
Yếu tố ST.
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng.
- Cây ngày dài, cây ngày ngắn.
- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt.
- Động vật biến nhiệt, động vật hằng nhiệt.
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa ẩm vừa, thực vật chịu hạn.
- Động vật ưa ẩm, ưa khô.
6. Quna hệ cùng loài và khác loài.
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
Quần tụ, bầy đàn.
Hội sinh, hợp sinh, cộng sinh.
Cạnh tranh-đối kháng
Cạnh tranh, ăn thịt nhau.
Hãm sinh, cạnh tranh, con mồi – vật dữ, vật chủ – vật kí sinh.
7. Đặc điểm các cấp tổ chức sống.
Các cấp
Khái niệm
Đặc điểm
Quần thể
Gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi...Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Quần xã
Gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mất thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.
Hệ sinh thái
Gồm quần xã và khu vực sống của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác với nhau và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.
Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: SV sản xuất -> SV tiêu thụ -> SV phân giải.
Sinh quyển
Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh.
Gồm những khu sinh học đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc 2 nhóm trên cạn và dưới nước.
Tiết 49 : Bài tập.
I. Mục tiêu.
- HS nhận dạng và biết cách giải một số dạng bài tập sinh thái học.
II. Phương tiện dạy học:
- GV chuẩn bị các dạng bài tập mẫu.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổ định tổ chức lớp.
2. Bài mới:
Bài 1: Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 00C, nếu nhiệt độ nước tăng dần đến 20C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con.
Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con.
Nếu ở nhiệt 50C và 100C thì mất bao nhiêu ngày?
Tính tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 50C và 100C. rút ra kết luận.
Bài giải.
 - áp dụng công thức: S = (T - C).D
 a. Tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 20C là:
 S = (2 - C). 205 = 410 độ – ngày.
 b. Thời gian để trứng nở thành cá con ở :
 + Nhiệt độ 50C là: D = 410 : 5 = 82 ngày.
 + Nhiệt 100C là: D = 410:10 = 41 ngày.
Tổng nhiệt hữu hiệu ở:
 + Nhiệt độ 50C là: S = (5 - 0) . 82 = 410 độ – ngày.
 + Nhiệt độ 100C là: S = (10 - 0) . 41 = 410 độ – ngày.
=> Kết luận:
 + Nhiệt độ ngày và độ dài phát triển có thể khác nhau nhưng tổng nhiệt hữu hiệu cho quá trình phát triển cụ thể nào đó là giống nhau.
 + Trong phạm vi ngưỡng nhiệt tối thiểu và tối đa thì: Nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển. Nhiệt độ môi trường càng cao thì thời gian phát triển càng ngắn.
Bài 2: ở ruồi giấm có thời gian của một chu kì sống từ trứng đến ruồi trưởng thành ở 250C là 10 ngày đêm, còn ở 180C là 17 ngày đêm.
Xác định ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm.
Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho kì sống của ruồi giấm.
Xác định số thế hệ trung bình của ruồi giấm trong năm.
Bài giải.
áp dụng công thức: S = (T - C) . D
 + ở nhiệt độ 250C: S = (25 - C) . 10
 + ở nhiệt độ 180C: S = (18 - C) . 17
Vì S là một hằng số nên ta có:
 (25 – C) . 10 = (18 - C) . 17 => C = 80C
 b. Tổng nhiệt hữu hiệu:
 S = (25 - 8) . 10 = 170 độ ngày.
 c. Số thế hệ ruồi giấm trong năm.
 - ở nhiệt độ 250C là (365 . (25 - 8)) : 170 = 37 thế hệ.
 - ở nhiệt độ 180C là (365 . (18 - 8)) : 170 = 22 thế hệ.
Bài 3: Giả sử trên đồng cỏ các loài sinh vật sau: Cỏ, sâu, ếch, chuột, đại bàng, chim ăn thịt cỡ nhỏ, chim ăn sâu, sư tử, báo, động vật móng guốc, rắn.
Vẽ sơ đồ lưới thức ăn đơn giản có thể có trên đồng cỏ trên, chỉ ra mắt xích chung nhất của lưới thức ăn.
Nếu cỏ bị nhiễm thuốc DDT thì loài nào tích tụ thuốc DDT nhiều nhất?
Bài giải.
Sư tử, báo Chim ăn thịt cỡ nhỏ Chim đại bàng
ĐV móng guốc Chim ăn sâu Rắn
 Sâu ếch Chuột
Lá cỏ Búp lá non Rễ cỏ
 Đồng cỏ
 - Nếu cỏ bị nhiễm DDT thì loài nào đứng ở mức dinh dưỡng cao nhất của chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn là loài bị nhiễm độc nặng nhất do hiện tượng khuếch đại sinh học. Đó là chim đại bàng.
Bài 4: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5 % năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do ho hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5 kcal.
Xác định sản lượng sinh vật sơ cấp thô ở thực vật?
Xác định sản lượng sơ cấp tinh ở thực vật?
Tính hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng?
Bài giải.
Sản lượng sinh vật sơ cấp thô ở thực vật.
106 . 2,5% = 2,5 . 104 kcal
 b. Sản lượng sơ cấp tinh ở thực vật.
 2,5 . 104 . 10% = 2,5 .103 kcal
 c. Hiệu suất sinh thái.
 - ở sinh vật tiêu thụ cấp I: (25: 2,5 .103) . 100% = 1%
 - ở sinh vật tiêu thụ cấp II: (2,5: 25) . 100% = 10%
 - ở sinh vật tiêu thụ cấp III: (0,5: 2,5) . 100% = 20%.
IV: HDVN.
- Đọc và trả lời các câu hỏi bài 47SGK.
Tiết 52: Kiểm tra học kì II.
I. Phần tự luận:
1. Vai trò của đột biến và chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa?
2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
3. Hiệu suất sinh thái? Nguyên nhân gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
II. Phần trắc nghiệm:
1. Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
a. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
b. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
c. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
d. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
2. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở trái đất là:
a. Do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
b. Do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu.
c. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
d. Do đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
3. Trong sinh quyển tổng sản lượng sơ cấp tinh được đánh giá vào khoảng
a. 70,9 tỉ tấn C/năm. b. 80,9 tỉ tấn C/năm.
c. 90,9 tỉ tấn C/năm. d. 104,9 tỉ tấn C/năm.
4. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô là
a. sản lượng sinh vật được tạo ra trong quang hợp.
b. sản lượng sinh vật bị thực vật tiêu thụ cho hoạt động sống.
c. sản lượng sinh vật để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.
d. sản lượng sinh vật tiêu hao trong hô hấp của sinh vật.
5. Nitrat được hình thành chủ yếu bằng con đường nào?
a. Con đường điện hóa. b. Con đường quang hóa.
c. Con đường hóa học. d. Con đường sinh học.
6. Điểm nào không phải là đặc trưng về cấu trúc của quần xã?
a. Sự phân bố các loài trong không gian.
b. Mối quan hệ giữa các loài.
c. Số lượng của các nhóm loài.
d. Hoạt động chức năng của các nhóm loài.
7. Tính chất nào sau đây không phải của kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn?
a. Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp, chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh.
b. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao, mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố vô sinh.
c. Biết bảo vệ và chăm sóc con non rất tốt.
d. Kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn.
8. Đặc điểm nào không có ở cây ưa sáng?
a. Thường mọc ở nơi trống trải. b. Có lá mỏng.
c. Màu lá xanh nhạt do chứa ít hạt sắc tố. d. Có lá dày.
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • doc008-GIAO AN 12-CT2012VA 2013.doc