Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12 tiết 24+ 25: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12 tiết 24+ 25: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

ĐẤT NƯỚC

 Nguyễn Khoa Điềm

A. Mục tiêu bài học

 Quan giờ ôn tập, nhằm giúp HS:

 Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản, Thấy được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

 Vận dụng những kiến thức đã có vào đề bài cụ thể.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp

C. Cách thức tiến hành

 - Trao đổi thảo luận

 - Ôn tập củng cố

 - Luyện tập thợc hành

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2194Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12 tiết 24+ 25: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 - 25
ĐẤT NƯỚC
	Nguyễn Khoa Điềm
	Ngày soạn: 14.4.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Quan giờ ôn tập, nhằm giúp HS:
	Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản, Thấy được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
	Vận dụng những kiến thức đã có vào đề bài cụ thể.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
C. Cách thức tiến hành
	- Trao đổi thảo luận
	- Ôn tập củng cố
	- Luyện tập thợc hành
D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định
	2. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS nhắc lại tóm tắt những điểm đáng chú ý về NKĐ?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: Cho biét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và vị trí của đoạn trích?
HS trình bày Gv chốt lại
GV: trình tự tác giả triển khai mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về hình ảnh Đất nước?
HS troa đổi thảo luận và đưa ra kết quả GV chốt lại
GV: yêu cầu HS thực hiện tìm hiểu đề và làm dàn ý
HS làm theo yêu cầu
GV: yêu cầu HS thức hiện giống đề 1
I. Kiến thức cần nắm
1. Vài nét về tác giả
- Về tiểu sử, nhấn mạnh các nét: Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng, học tập và trưởng thành trên miền Bắc những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
- Về phong cách: Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận. GV có thể so sánh nét riêng nói trên ở Nguyễn Khoa Điềm với phong cách của các cây bút thế hệ nhà thơ giai đoạn chống Mĩ như: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,...
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Ra đời 1971 trên chiến tr­êng Bình Trị Thiên khói lửa, vµ in lÇn ®Çu n¨m 1974, Trường ca Mặt đường khát vọng đã thành công nhiệm vụ thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền Nam, giúp thanh niên vùng địch tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
- Đoạn trích “Đất nước” thuéc chương V của bản trường ca. Đây là ch­¬ng hay nhất tập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất nước là của nhân dân.
3. Về đoạn trích
+ Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ, thường tự tạo ra một khoảng cách để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc, nên hay dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm, trong phần mở đầu đoạn thơ trích, chọn cách thể hiện tự nhiên và bình dị: 
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi, đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xua... mẹ thường hay kể. Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn, đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Đất nước thực ra rất thân thuộc, gần gũi. Có thể cảm nhận được về đất nước qua những gì hết sức đơn sơ: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu của bà, ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn,... 
+ Giọng thơ suy tư thường vẫn hay đặt ra các câu hỏi và tự trả lời. Đoạn thơ mở đầu cũng có thể được coi là những câu trả lời cho câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ. Lịch sử lâu đời của đất nước ta được cắt nghĩa không bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những câu thơ gợi nhớ đến các truyền thuyết xa xưa: Trầu cau, Thánh Gióng, nền văn minh sông Hồng cùng những phong tục, tập quán riêng biệt có từ lâu đời... Đó chính là đất nước được. cảm nhận ở chiều sâu của văn hoá và lịch sử.
+ Tiếp theo, trong mạch thơ chính luận - trữ tình, là sự trả lời cho câu hỏi:
Đất nước là gì? Đó là sự cảm nhận về đất nước trong sự thống nhất, hài hoà các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian. Xuất thân từ một thế hệ trí thức trẻ mà những tri thức văn hoá được trang bị còn tươi rói, tác giả chia tách ý niệm đất nước thành hai yếu tố đất và nước để cảm nhận và suy tư, không dừng lại ở bình diện khái niệm mà ở một bình diện khác sâu hơn, thể hiện một cái nhìn về hình tượng đất nước thiêng liêng bằng quan niệm mới của tuổi trẻ, nên vừa mang tính cá thể, vừa hết sức táo bạo: Đất là nơi anh đến trường- Nước là nơi em tắm - Đất Nước! nơi hò hẹn-đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Trong mắt của người trẻ tuổi, đất nước này là một cõi đầy thơ mộng với bao kỉ niệm dịu ngọt của tình yêu. Đất nước - không gian tuyệt diệu của tình yêu không chỉ của thế hệ hiện tại là còn là của bao thế hệ đã đi qua, hướng mãi suy tư của ta tới cội nguồn, tới Những ai đã khuất - Những ai bây giờ - Yêu nhau và sinh con đẻ cái - Gánh vác phần người đi trước để lại - Dặn dò con cháu chuyện mai sau...
Không gian của tình yêu ấy, theo dòng suy cảm của tác giả mà mở rộng các chiều kích, rồi hướng tới một cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều về đất nước trong chiều dài của lịch sử và chiều rộng của địa lí, chiều sâu của văn hoá và phong tục,... Từ đó, mạch thơ hướng vào những suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ mình, một thế hệ tự ý thức về bổn phận của chính mình với đất nước:Em ơi em đất nước là máu xương của mình, phải biết gắn bó và san sẻ, Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở,Làm nên đất nước muôn đời... .
Đây là những lời tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn. Vì thế, sức truyền cảm của ý thơ vẫn rất mạnh.
Ở phần sau của đoạn trích, tác giả nhấn mạnh quan niệm Đất Nước của Nhân dân. Thực ra, đây cũng là tư tưởng cốt lõi của cả đoạn trích, nhưng ở phần sau thì được triển khai trên hai hướng vừa khơi sâu, vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới.
GV hướng sự phân tích vào những phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về đất nước trên các phương diện: địa lí, văn hoá, phong tục,... muôn vàn những vẻ đẹp, theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vô danh. Đây là lí do vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh:Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên .Nhưng họ đã làm ra đất nước
Tóm lại, đoạn thơ là cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử - địa lí - văn hoá...
Với một cái nhìn giàu suy tư, tư tưởng đất nước của nhân dân, do nhân dân làm ra được tô đậm là cảm hứng chủ đạo.
Tất cả được biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha. Nghệ thuật sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hoá và văn học dân gian đem vào câu thơ hiện đại làm tăng thêm sức hấp dẫn của đoạn thơ.
II. Các dạng câu hỏi và đề bài
1. Tư tưởng đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện như thế nào trong chương "Đất nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng")
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: nghị luận văn học
- Nội dung: tư tưởng đất nước của nhân dân
- PPNL: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận...
- PVTL: đoạn trích SGK, trọng tâm là đoạn kết
b. Lập dàn ý
* Mở bài
- Giới thiệu hình ảnh đất nước trong văn học
- Nội dung tư tưởng đất nước của nhân dân được thể hiện trong đoạn trích
* Thân bài
 - Tác giả nhấn mạnh quan niệm Đất Nước của Nhân dân. Thực ra, đây cũng là tư tưởng cốt lõi của cả đoạn trích, nhưng ở phần sau thì được triển khai trên hai hướng vừa khơi sâu, vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới.
- NguyÔn Khoa §iÒm cã sù phát hiện thú vị và độc đáo về đất nước trên các phương diện: địa lí, văn hoá, phong tục,... muôn vàn những vẻ đẹp, theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vô danh. Đây là lí do vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh: Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi, Họ đã sống và chết , Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên .Nhưng họ đã làm ra đất nước
 Tóm lại, đoạn thơ là cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử - địa lí - văn hoá...
 Với cái nhìn giàu suy tư, tư tưởng đất nước của nhân dân, do nhân dân làm ra được tô đậm vµ biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha. Nghệ thuật sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hoá và văn học dân gian đem vào câu thơ hiện đại làm tăng thêm sức hấp dẫn của đoạn thơ.
2. Cảm nhận của anh (chị) về ®o¹n th¬:
Khi ta lín lªn §Êt N­íc ®· cã råi
 ...
H¹t g¹o ph¶i mét n¾ng hai s­¬ng xay, gi·, giÇn, sµng
§Êt N­íc cã tõ ngµy ®ã...
 ( TrÝch Tr­êng ca MÆt ®­êng kh¸t väng)- NguyÔn Khoa §iÒm.
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: nghị luận văn học
- Nội dung: khám phá về hình tượng đất nước
- PPNL: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận...
- PVTL: đoạn trích SGK, trọng tâm là đoạn kết
b. Gợi ý:
* §Êt N­íc ®­îc c¶m nhËn g¾n víi mét nÒn v¨n ho¸ l©u ®êi cña d©n téc.
 - G¾n víi nh÷ng c©u chuyÖn cæ tÝch, víi ca dao...
- G¾n víi truyÒn thèng v¨n ho¸, phong tôc cña ng­êi ViÖt( miÕng trÇu bµ ¨n).
* §Êt N­íc lín lªn ®au th­¬ng vÊt v¶ cïng víi nh÷ng cuéc tr­êng chinh cña con ng­êi.
- Nh÷ng cuéc kh¸ng chiÕn chèng ngo¹i x©m g¾n víi h×nh ¶nh c©y tre- biÓu t­îng cho søc sèng bÊt diÖt cña d©n téc.
- Nh÷ng lam lò, gian nan cña cha mÑ.
* §Êt n­íc g¾n víi nh÷ng con ng­êi sèng ©n nghÜa, thuû chung.
* §o¹n th¬ ®Ëm chÊt liÖu v¨n ho¸ d©n gian. Cïng víi nh÷ng h×nh ¶nh giµu søc gîi c¶m, ®o¹n th¬ ®· gîi ®­îc chiÒu s©u cña kh«ng gian, thêi gian cña lÞch sö vµ v¨n ho¸ g¾n víi nh÷ng th¨ng trÇm cña d©n téc.
Giäng ®iÖu chung cña ®o¹n th¬ lµ giäng t©m t×nh tha thiÕt, trÇm l¾ng, trang nghiªm.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tn Dat Nuoc NKD.doc