Giáo án Ngữ văn 12 tiết 38, 39: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 38, 39: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong bài văn nghị luận.

- Về kĩ năng: Bước đầu nắm được cách vận dụng kết hợp các phương thức đó trong một đoạn, một bài văn nghị luận.

- Giáo dục tư tưởng: Ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3145Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 38, 39: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:  Tieát: ..
Ngaøy soaïn: 
Ngaøy daïy: .
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong bài văn nghị luận.
- Về kĩ năng: Bước đầu nắm được cách vận dụng kết hợp các phương thức đó trong một đoạn, một bài văn nghị luận.
- Giáo dục tư tưởng: Ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
- Những kiểu nghị luận chúng ta đã học từ đầu năm đến giờ?
à Từ câu trả lời của HS, GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS luyện tập trên lớp.
- Những phương thức biểu đạt mà chúng ta đã học?
- Dán ĐDDH (khái niệm, miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận).
- Dán ĐDDH (hệ thống câu hỏi).
 + Vấn đề được bàn trong văn bản?
 + Phương thức biểu đạt chính?
 + Phương thức biểu đạt được vận dụng?
 + Tác dụng của yếu tố thuyết minh?
- Nhận xét.
- Chuyển.
- Nhận xét giọng đọc.
- Dán ĐDDH (Hệ thống câu hỏi) Yêu cầu HS làm việc nhóm.
 + Nhóm 1: Bài viết bàn về vấn đề gì?
 + Nhóm 2: Phương thức biểu đạt chính? Các thao tác lập luận?
 + Nhóm 3: Các phương thức biểu đạt khác được vận dụng?
 + Nhóm 4: Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ thực tế, GV giáo dục tư tưởng HS (ý thức giử gìn môi trường).
- Vì sao trong một bài văn (đoạn văn) nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- GV nhận xét, sau đó gọi bất kì 2 HS đọc bài mẫu.
- Chuyển.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập ở nhà.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, lập dàn ý.
- Nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố
GV chốt lại những trọng tâm HS cần lưu ý.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về làm bài tập 2 (tr.61). Học bài và xem lại ngữ liệu.
- Soạn bài “Đàn ghi-ta của Lorca” (Thanh Thảo).
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Dựa vào kiến thức đã học, HS trả lời.
- Nhớ lại kiến thức cũ, HS giới thiệu.
- HS đọc ngữ liệu.
- HS khác nhận xét giọng đọc.
- Dựa vào văn bản, HS trả lời câu hỏi (thảo luận nhanh, 2’).
- HS lần lượt trả lời
- HS đọc văn bản.
- HS làm việc nhóm (4’).
- HS các nhóm lần lượt dán ĐDDH (Kết quả làm việc nhóm)
- Từ ngữ liệu khảo sát, HS suy nghĩ trả lời.
- HS các nhóm lần lượt lên dán dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
- HS đọc bài nghị luận (chuẩn bị trước ở nhà).
- HS đọc đoạn trích tha khảo (SGK tr.160 – 161)
- HS đọc to bài tập 1.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc bài tập 2.
- HS thảo luận nhóm (Lập dàn ý).
- HS dán ĐDHT (dàn ý).
I. Luyện tập trên lớp:
 1. Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh vào văn nghị luận:
 a). Khảo sát văn bản SGK trang 156 – 159:
- Vấn đề được bàn trong văn bản: có nên chỉ dựa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người VN không? Hay cần tính chỉ số GNP nữa? Vì sao?
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
- Phương thức biểu đạt được vận dụng: thuyết minh.
- Tác dụng của yếu tố thuyết minh: Đưa lại những tri thức khách quan, khoa học, mới mẻ giúp người đọc có thêm những hiểu biết chính xác, rõ ràng.
 b). Khảo sát văn bản đọc thêm: (SGK tr162)
- Bài viết bàn về vấn đề:
 + Thực trạng môi trường hiện nay bị ô nhiễm nặng nề ở cả nông thôn, thành thị.
 + Hậu quả của sự phát triển kinh tế không bền vững ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của con người.
- Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh, nghị luận.
- Các thao tác lập luận: Chứng minh, bác bỏ, biện luận, phân tích, giải thích.
- Các phương thức biểu đạt khác được biểu đạt trong bài viết.
 + Tự sự: “Trở lại  nghẹt thở”
 + Miêu tả: 
 + Biểu cảm: “Hậu quả 
 + Thuyết minh: “Sông Cầu  Mỹ Xuân”
à Các phương thức được vận dụng kết hợp đan xen, linh hoạt.
- Tác dụng: Làm cho người đọc nhận thức rõ hơn về sự ô nhiễm môi trường. Làm cho bài văn sinh động, thuyết phục.
 2. Nhận xét:
- Trong một bài văn (đoạn văn) nghị luận việc vận dụng, kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh làm cho bài văn rõ ràng, thuyết phục, hấp dẫn, sinh động và nâng cao hiệu quả nghị luận.
- Cách đưa phương thức biểu đạt vào văn nghị luận cói hiệu quả:
 + Xác định phương thức biểu đạt chính (nghị luận)
 + Việc kết hợp các phương thức biểu đạt cần phải:
Xuất phát từ nội dung yêu cầu và mục đích nghị luận.
Đưa vào đúng lúc, đúng chỗ.
Các phương thức phải được vận dụng, kết hợp linh hoạt.
 3. Viết một bài nghị luận ngắn về chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”
“Nhật kí trong tù” – Tập thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
* Mờ bài: 
- Giới thiệu khái quát:
 + Hồ Chí Minh.
 + Tập thơ “Nhật kí trong tù (giá trị nội dung, nghệ thuật).
* Thân bài:
- Nội dung bao trùm tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Vẻ đẹp tâm hồn Bác.
 + Tình yêu thiên nhiên (dẫn chứng).
 + Tình thương yêu con người.
 + Ý chí, nghị lực sống.
 + Khát khao tự do, luôn hướng về tổ quốc.
* Kết bài:
- Cảm nghĩ của bản thân về Bác.
II. Luyện tập ở nhà:
 1. Quan niệm cần phải đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh vào văn nghị luận là không hoàn toàn chính xác.
Bởi vì: Trong văn nghị luận việc sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh phải thực sự xuất phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận. Cái hay của bài (đoạn) văn nghị luận không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bài (đoạn) văn nghị luận có hay không có nhiều hay ít các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh mà là: Các yếu tố đó được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không.
 2. 
“An toàn vệ sinh thực phẩm”
- Tầm quan trọng của thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
- An toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.
- Giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 38-39.doc