Giáo án ôn thi Tốt nghiệp Ngữ văn 12 - Chương trình cơ bản

Giáo án ôn thi Tốt nghiệp Ngữ văn 12 - Chương trình cơ bản

PHẦN I: HỒ CHÍ MINH ( 4 tiết)

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC, DI SẢN VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA HỒ CHÍ MINH

Câu 1:

Đề ra: Em hãy nêu vài nét về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Lấy ví dụ để minh hoạ?

Bài làm:

* Xác định dạng đề: đây là dạng đề 2 điểm trong kì thi TN. Nhưng nên viết theo 3 phần rõ ràng.

T. Học sinh tập mở bài tại lớp. GV đưa ví dụ mẩu.

1. Mở bài: Thường ngày HCM không tự nhận mình là nhà văn nhà thơ nhưng vô tình đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp vừa lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại, vừa đặc sắc về phong cách sáng tạo. Sở dĩ có được điều này, một phần do quan điểm sáng tác của người.

 

doc 56 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn thi Tốt nghiệp Ngữ văn 12 - Chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Quảng Bình Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổ Văn- Sử Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Chương trình ôn thi TN lớp 12
Môn Ngữ văn
( 52 tiết)
TT
Tên bài
Số tiết
1
Hồ Chí Minh: bài khái quát 2 tiết; Tuyên ngôn độc lập 3 tiết.
5
2
Khái quát văn học VN
2
3
Tây Tiến 	
2
4
Tố Hữu: bài khái quát 1 tiết; Việt Bắc 2 tiết.
3
5
Đất nước của NKĐ
2
6
Sóng của Xuân Quỳnh
2
7
Người lái đò sông Đà -NT
2
8
Ai đã đặt tên cho dòng sông- HPNT
1
9
Đàn ghi ta của Lốt ca-Thanh Thảo
1
10
Vợ chồng A Phủ TH
3
11
Vợ nhặt- KL
3
12
Rừng xà Nu-NTT
3
13
Những đứa con trong gia đình
3
14
Chiếc thuyền ngoài xa -NMC
2
15
Thuốc-LT
3
16
Số phận con người
2
17
Ông già và biển cả
2
18
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
1
19
Nghị luận về 1 vấn đề xã hội
2
20
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao.....
1
21
Thông điệp nhân ngày thế giới....
1
22
Nhìn về văn hoá dân tộc
1
23
Giá trị văn học, tiếp nhận văn học
1
24
Ôn các dạng đề thi TN
4
 Người lập bảng
 Nguyễn Đức Quỳnh
Phần I: Hồ Chí Minh ( 4 tiết)
I. Một số vấn đề về Quan điểm sáng tác, di sản văn học và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Câu 1:
Đề ra: Em hãy nêu vài nét về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Lấy ví dụ để minh hoạ?
Bài làm:
* Xác định dạng đề: đây là dạng đề 2 điểm trong kì thi TN. Nhưng nên viết theo 3 phần rõ ràng.
T. Học sinh tập mở bài tại lớp. GV đưa ví dụ mẩu.
1. Mở bài: Thường ngày HCM không tự nhận mình là nhà văn nhà thơ nhưng vô tình đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp vừa lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại, vừa đặc sắc về phong cách sáng tạo. Sở dĩ có được điều này, một phần do quan điểm sáng tác của người.
2. Thân bài.
T. Phần này cần xác định mấy ý cơ bản? Trong mỗi ý lớn cần nêu những ý nhỏ nào? 
a. HCM cho rằng: văn học là một thứ vũ khí sắc bén phụng sự đắc lực cho cách mạng:
- Trong Cảm nhận đọc thiên gia thi Bác viết:
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Như vậy người đã bổ sung cho văn học một quan niệm mới: văn chương phải có chất thép, phải mang tính chiến đấu; con người nghệ sĩ đồng thời là người chiến sĩ.
- Trong thư gửi các nghệ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951, Người cũng khẳng định " Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
	Như vậy ta thấy đây là một quan niệm đúng đắn, nó nối tiếp và phát huy quan niệm truyền thống: dùng văn để đánh giặc của người xưa:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
b. Người cho rằng văn học phải mang tính chân thật và tính dân tộc:
- Người luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người đòi hỏi văn học phải phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân, phải nói lên tâm tư nguyện vọng của họ. Phải làm cho họ tin và nghe theo. Không được tô hồng hay bôi đen sự thật. Phải nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.
- Trong buổi khai mạc phòng triển lãm văn hoá, người nhận xét một số tác phẩm hội hoạ " Chất mơ mộng quá nhiều, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít"...Người căn dặn nhà văn phải " Miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn"
- Người yêu cầu văn chương phải trong sáng, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Tránh lối văn cầu kì, xa lạ. Luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.
c. Theo Người văn học phải có tính mục đích.
- Trước khi cầm bút Người luôn tự xác định 4 câu hỏi: Viết cho ai?( đối tượng), Viết để làm gì? (mục đích), Viết cái gì? (nội dung), Viết như thế nào? (hình thức). Như vậy theo HCM đối tượng và mục đích sẽ quyết định đến nội dung và hình thức.
- Quan điểm này luôn được Người chú trọng. Chẳng hạn Bài thơ Con cáo và tổ ong được HCM sáng tác trong kháng chiến chống Pháp nhằm để tuyên truyền đoàn kết cho nhân dân lao động nên được viết với hình thức rất gần gủi với nhân dân: thể thơ lục bát và với nội dung giản dị: hình ảnh con cáo gian xảo và bầy ong đoàn kết. Trong khi đó, tác phẩm Vi hành được viết năm 1923 lại rất hiện đại ( bằng Tiếng Pháp, hình thức bức thư) vì đối tượng là người Pháp và nhân dân thế giới và viết để vạch trần âm mưu của Pháp.
3. Kết luận.
T. Hãy đánh giá lại quan điểm sáng tác của HCM.
- Đây là một quan điểm đúng đắn tién bộ, không khô khan như kiểu hô khẩu hiệu. Ngược lại chính quan niệm này đã đưa HCM thành một nhà văn lớn của dân tộc
Đề 2: Hãy trình bày vài nét về di sản văn học của HCM?
Bài làm:
1.Mở bài:
T. Phần này nên giới thiệu ngắn gọn, vì đây là dạng đề 2 điểm. Cần giới thiệu những gì?
- Thường ngày HCM không tự nhận mình là nhà văn nhà thơ nhưng vô tình đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp vừa lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại, vừa đặc sắc về phong cách sáng tạo. Sự nghiệp đó được thể hiện trên các phương diện:
2. Thân bài:
T. Đây là phần chính của đề, cần xác định hệ thống luận điểm, các luận điểm đó là?
- Văn chính luận:
- Truyện và kí.
- Thơ ca.
T. Về văn chính luận, truyện kí và thơ ca cần xác định:
+ Mục đích viết là gì?
+ Các tác phẩm tiêu biểu?
+ Đặc điểm chính?
a. Văn chính luận:
- Mục đích:
+ Viết để đấu tranh chính trị và tấn công trực diện kẻ thù.
+ Tuyên truyền nhiệm vụ cách mạng theo các giai đoạn.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp(1925); Tuyên ngôn độc lập 1945; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946; Không có gì quý hơn độc lập tự do 1966; Bản di chúc 1969.
- Đặc điểm: văn chính luận của HCM giàu tính luận chiến, lập luận chặt chẻ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiển, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
b. Về truyện kí:
- Truyện kí của NAQ viết ra cũng nhằm để đấu tranh chính trị, nhưng gián tiếp qua các hình tượng nghệ thuật.
- Gồm: 
+ Truyện ngắn: Pari 1922; Lời than vãn của bà Trưng Trắc 1922; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu 1925, Tiêu biểu nhất là Vi Hành 1923.
+ Kí: Nhật kí chìm tàu 1931; Vừa đi đường vừa kể chuyện 1963.
- Truyện kí của Người cô đọng súc tích, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, hấp dẫn và thâm thuý, hiện đại chất trí tuệ toả trong hình tượng và phong cách.
c. Về thơ ca:
- Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Người. Gồm khoảng 250 bài thơ chia làm 3 tập:
+ Nhật kí trong tù 134 bài.
+ Thơ Hồ Chí Minh 86 bài.
+ Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh 36 bài.
- Nhật kí trong tù là tập nhật kí được viết bằng thơ chữ Hán khi HCM bị chính quyền TGT bắt giam tại nhà lao Quảng Tây TQ từ 1942-1943. Phản ánh chân thật bộ mặt tàn bạo của chính quyền TGT; Phản ánh tâm hồn, nhân cách cao đẹp của người chiến sic cách mạng HCM.
- Đặc điểm thơ: có nhiều bài thơ lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại; có bài lại lại rất chuẩn mực của thơ cổ điển nhưng lại rất hiện đại.
3. Kết luận
- Đây là một sự nghiệp lớn lao, phong phú đa dạng. Có nhiều tác phẩm xứng đáng là kiệt tác của văn học VN.
Đề 3: Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật của HCM?
- Mang phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn và đa dạng.
- Thể hiện:
+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến.
Ví dụ: Truyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Truyện và kí: rất hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng đặc sắc, châm biếm thâm thuý nhẹ nhàng.
Ví dụ: Vi hành, con rùa, lời than vãn của bà Trưng Trắc....
+ Thơ ca: có nhiều bài thơ lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại; có bài lại lại rất chuẩn mực của thơ cổ điển nhưng lại rất hiện đại.
Ví dụ: các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán HCM.....
Tuần 21
Tiết 3,4. Ngày dạy: 17/1/2010.
Phần I: Hồ Chí Minh ( 5 tiết)
I. Một số vấn đề về Quan điểm sáng tác, di sản văn học và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ( 2 tiết)
II. Tác phẩm Tuyên Ngôn độc lập ( 3 tiết)
1. Hoàn cảnh, mục đích, giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập.
Đề 1: Hãy trình bày vài nét về hoàn cảnh và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập của HCM?
* Phân tích đề:
- Đây là dạng đề 2 điểm, nên không cần viết bài bản. Chỉ cần cung cấp được các ý cơ bản là đủ.
- Phần b cần kỉ hơn một chút.
* Kiến thức: cần cung cấp các ý sau:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thế giới:
+ Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, Nhật đầu hàng phe Đồng minh ở Đông Dương nên nhân dân các nước thuộc địa nỗi dậy đấu tranh giành chính quyền.
- Trong nước:
+ Ngày 19/8/1945 nhõn dõn ta giành chớnh quyền ở thủ đụ .
+ Ngày 26/8/1945, tại 48 hàng ngang, Hà nội, HCM soạn thảo TNĐL.
+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình trước sự chứng kiến của toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới HCM đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà.
b. Mục đích:
- Như chúng ta đã biết vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình trước sự chứng kiến của toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới HCM đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà với mục đích là để tuyên bố độc lập.
- Vào thời điểm đó, tình hình cách mạng nước ta có thể ví ngàn cân treo sợi tóc. Phía Bắc có 20 vạn quân Tưởng, Miền Nam còn có quân Pháp, Anh ( rồi 6 van quân đội Nhật chưa ra khỏi nước ta) đang muốn xâm lược nước ta hòng lật đổ chính quyền non trẻ vừa thành lập. Chúng mượn danh nghĩa là quân Đồng Minh để giải giáp quân đội Nhật. Trong số đó, nguy hiểm nhất là TD Pháp. Pháp thương rêu rao Đông Dương là thuộc địa của Pháp, lại đưcợ Pháp bảo hộ, khai hoá, nay Nhật đi thì Pháp có quyền vào. Vậy viết TNĐL còn có mục đích thứ 2: Chặn đứng âm mưu xâm lược nước ta của bọn thực dân(Pháp).
Đề 2: Nêu giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?
- Giá trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền độc lập tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do ở nước ta.
- Giá trị văn học: là một áng văn chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn đầy xúc cảm.
- Giá trị tư tưởng: TNĐL còn là một áng văn tâm huyết của chủ tịch HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta.
Tiết 4,5.
2. Nội dung tác phẩm Tuyên Ngôn độc lập:
Tuyên ngôn độc lập là một áng thiên cổ hùng văn. Tác phẩm này được chia làm 3 phần:
a. Cơ sở pháp lí:
- Mở đầu bản tuyên ngôn, HCM trích dẫn: Bản tuyên ngôn độc lập, Mĩ, 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, Pháp, 1791 để làm cơ sở pháp lí của mình.
 Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn đó có nhiều dụng ý vì đây là hai bản TN của hai nước lớn, rất có giá trị, rất bất hủ và có tính pháp lí cao vì đề cao quyền tự do của con người.
 Xưa kia người Mĩ, Pháp từng tự hào vì điều này. Vậy mà nay chính con cháu họ đã đi ngược với cha ông. Qua đây đúng là chiêu gậy ông đập lưng ông.
 Nhắc đến hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp tức là HCM đã đặt ba bản Tuyên ngôn ba nướcVN=P=M. Đó là niềm tự hà ... y.
+ Anh rời gốc cây, một bàn tay níu vai anh lại. Nhưng anh đã không nghe, xông thẳng vào bọn thằng Dục.
+ Hai con mắt anh là hai cục lữa. Thét dữ dội, một thằng to béo ngã lăn, bọn còn lại chạy trốn và lên đạn.
 Không nề nguy hiểm, hết lòng vì vợ con. Căm thù giặc cao độ.
- Bị bắt, bị tra tấn giã man. (Mười ngón tay bị quấn vải tẩm nhựa xà nu rồi đốt)
 nỗi đau tột cùng của Tnú vẫn cắm răng chịu không hề than vãn; Tội ác man rợ của kẻ thù; Động lực để dân làng nỗi dậy.
- Vào chiến trường, Tnú rất gan dạ, anh dũng. Một mình anh, với tay không anh đã bắt và giết chết một thằng Dục ngoan cố ở dưới hầm.
- ở Lực lượng, không có lúc nào anh nguôi nhớ về quê hương. Đơn vị cho nghỉ 1 ngày vậy mà anh vẫn tranh thủ để về thăm quê, thăm bà con lối xóm. Khi trở về anh không khỏi bồi hồi xúc động, anh vẫn nhớ mọi người, vẫn kể tên đến từng người trong làng.
Là con người hội tụ vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Tây Nguyên: gan dạ, anh dũng, hết lòng vì vợ con, yêu quê hương, căm thù giặc sâu sắc.
Đề 3. Hãy phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu của nguyễn Trung Thành.
- Nhân vật cụ Mết trong tác phẩm hiện lên với dáng vẻ là một người quắc thước, râu dài tới ngực đen bóng, mắt sáng xếch ngược, ngực căng như cây xà nu lớn, nói như ra lệnh. Hai bàn tay chắc nịch như gọng kìm. Đó là một người cường tráng, đầy sức mạnh và uy vũ.
- Cụ Mết là già làng, thủ lĩnh tinh thần cho cuộc vùng dậy của dân làng Xô man. + Câu chuyện nay cũng do chính cụ kể lại trong đêm Tnú đi lực lượng về thăm làng 1 đêm. Cụ kể câu chuyện trong một không khí trang nghiêm. Ngoài trời mưa lất phấp, cả làng tập trung ngồi vây quanh bên bếp lữa ở ngôi nhà ưng nghe cụ kể. 
+ Trong câu chuyện mặc dù nhân vật trung tâm là Tnú, song bản thân cụ cũng đóng vai trò rất qua trọng. Cụ là thủ lĩnh của dân làng. Chủ trương nuôi cán bộ cũng là do cụ. Đêm Tnu bị tra tấn, để rồi cả làng vùng lên giết chết 10 thằng dục cũng là do cụ. Rồi sau đó cả làng kiên cường đứng lên thành làng kháng chiến thì cụ Mết vẫn với tư cách là người lãnh đạo. 
- Cụ Mết là người giữ gìn truyền thống cho các thế hệ con cháu noi theo. Câu chuện cụ kể trong đêm Tnú không đơn giản chỉ là 1 câu chuyện. Mà đó là cách giáo dục truyền thống cách mạng cho con cháu: những ai chưa biết thì nay biết, những ai đã biết thì nhớ lấy, giữ lấy để ghi nhớ và truyền dạy cho con cháu mai sau.
- Trong tác phẩm cụ Mết nỗi tiếng với hai câu nói:
+ Qua lời Tnú: cụ Mết nói cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn.
+ Nói với dân làng: chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo: 
Đây có thể coi là những tuyên ngôn cách mạng của người dân Tây Nguyên thời đánh Mĩ. Họ đã hiểu được vai trò của cách mạng, sức mạnh của vũ khí phải chọi bằng sức mạnh của vũ khí.
Đề 4: Phân tích quá trình trỗi dậy của dân làng Xô man trong tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành .
- Ban đầu: chỉ là tự phát, có cảm tình với cách mạng. Qua việc nuôi dấu cán bộ của thế hệ thanh niên ( anh Xút), người già ( Bà Nhan) và trẻ con ( Tnú và Mai). Lúc này họ phụ thuộc vào cán bộ. Anh Quyết dạy cho họ học chữ, dạy cho họ làm cách mạng.
- Nhưng càng về sau, đặc biệt là từ khi Tnú vượt ngục về thì sự đấu tranh của dân làng đã chuyển sang một giai đoạn mới. Họ đã:
+ Biết sắm vũ khí, giáo mác.
+ Tự đứng lên giết 10 thằng Dục.
+ Trở thành làng kháng chiến. Bây giờ khắp nơi trong làng đều hầm chông, hố chông, cần thò, khiến cho quân thù không tiếp cận được mà ngày phải xã đạn đại bác vào. Ngay cả Tnú là người làng vậy mà không có bé Heng thì anh không thể vào làng được.
- Quá trình hi sinh và trưởng thành:
+ Anh Xút và bà nhan bị giết vì nuôi cán bộ thì đã có Mai và Tnú thay thế.
+ Mai chết thì Dít kế cận.
+ Con của Tnú và Mai chết thì có bé Heng.
+ Cụ Mết già đi có Tnú thay thế.
Tuần 31.
Tiết 31,32,33
Những đứa con trong gia đình
Nguyễn Thi
I. Tác giả:
Đề: Trình bày những nét khái quát về nhà văn Nguyễn Thi?
- Nguyễn Thi (1928-1968), bút danh khác Nguyễn Ngọc Tấn, tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca.
- Quê Nam Định nhưng sống chủ yếu ở Nam Bộ.
- Sống vất vã, tủi cực từ nhỏ.
- Một trong những thành viên của văn nghệ giải phóng. Là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miên Nam. Xứng đáng là nhà văn của nông dân Nam Bộ.
- Trong một cuộc tổng tấn công Mậu Thân năm 1968, ông đã hi sinh ở mặt trận Sài Gòn.
- Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: Bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.
- Tác phẩm chính: Truyện và kí (1978); Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi toàn tập (4quyển) ( XB 1996). Người mẹ cầm súng 1965, Những đứa con trong gia đình....
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 
Đề: Chỉ ra những nét cơ bản của tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi?
(+ Giàu tính hiện thực: hiện thực nóng bỏng, ác liệt chiến trường Miền Nam.
+ Nhân vật: là những người bộc trực, hồn nhiên nhưng rất yêu nước và gan góc.
+ Tác phẩm đậm chất Nam Bộ.)
- Nguyễn Thi là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, đã thực sự trở thành nhà văn của nông dân Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Nhân vật tiêu biểu nhất của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thuỷ chung, son sắt với quê hương và cách mạng.
- Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. Ông có khả năng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, phân tích và diễn tả chính xác những quá trình tâm lí tinh vi của con người.
- Ngôn ngữ Nguyễn Thi phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ, có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
II. Nội dung:
1. Túm tắt truyện.
- Những đứa con trong gia đình được viết những ngày đầu ác liết chống Mĩ cứu nước, 1966.
Truyện kể về một chỳ tõn binh tờn là Việt, bị thương trong một trận đỏnh lớn, thất lạc với đồng đội.Trong tỡnh trạng ngất đi, khi tỉnh lại, Việt nhớ về quỏ khứ của mỡnh, nghĩ tới những người thõn: cha, mẹ, anh , em, xúm làngTừ đú ta thấy được cả một tập thể những con người yờu nước, gan dạ, quyết tõm tiờu diệt kẻ thự. Nổi bật là hai chị em Chiến và Việt. Cả cha lẫn mẹ đều hi sinh trong chiến đấu, cha bị giặc bắt cắt đầu, mẹ bị đạn phỏo. Việt và Chiến lớn lờn, quyết trả thự, xung phong đi bộ đội, tiếp nối truyền thống yờu nước của dũng họ, mà chỳ Năm đó ghi thành cuốn gia phả đặc biệt như một cuốn sử riờng của gia đỡnh
2. Giải thớch ý nghĩa nhan đề “Những đứa con trong gia đỡnh”
 - Nhan đề truyện “Những đứa con trong gia đỡnh” khụng chỉ cú giỏ trị thụng bỏo về vị trớ thế hệ của hai nhõn vật chớnh mà cũn gợi nhiều ý nghĩa.
 + Đú là những con người được nuụi dưỡng và trưởng thành trong gia đỡnh cú truyền thống tốt đẹp đỏng tự hào.
 + Họ là những con người đó tiếp nối xứng đỏng truyền thống cỏch mạng của gia đỡnh.
 - Khẳng định, ngợi ca mối liờn hệ bền chặt, thiờng liờng giữa cỏc thế hệ trong gia đỡnh, giữa con người với gia đỡnh
3: Phân thích hình tượng hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Gợi ý phần thân bài
a. Nét tính cách chung của hai chị em:
- Cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má). 
- Có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. 
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm
- Đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù". 
- Đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân).
b. Nét riêng ở Chiến:
- Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú Năm. Giống mẹ ở tớnh đảm đang, thỏo vỏt: quản lớ việc nhà, thay mẹ nuụi em, tớnh toỏn thu xếp việc nhà đõu vào đấy, trước lỳc lờn đường khiến Việt và chỳ Năm phải phục.
- Tính cách "người lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi tòng quân. 
- Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc .
c. Nét riêng ở Việt:
- Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. 
- Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu. 
- Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván cười khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay". 
- Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi còn Việt lại đem theo nột chiếc súng cao su.
- Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mình, với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn thua sống mái với quân thù) 
- Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ.
Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.
4. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm.
- Bàn thờ cha mẹ là truyền thống lõu đời của người Việt Nam. Cha mẹ chết hết, bõy giờ hai đứa con lớn lờn, muốn đi đỏnh giặc, thỡ bàn thờ cha mẹ làm thế nào? Hai chị em bàn tớnh một hồi, quyết định gởi bàn thờ qua nhà chỳ Năm.
+ Chỗ hay nhất của đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
+ Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
- Chi tiết này rất cú ý nghĩa.Trước hết, nú cho thấy hai đứa con vẫn đi theo truyền thống gia đỡnh, coi bàn thờ là cỏi gỡ thiờng liờng, khụng thể bỏ được. Nhưng khụng vỡ thế mà để ràng buộc, vướng vớu.
- Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
- Nguyễn Thi chọn chi tiết này rất khộo, núi lờn tớnh cỏch thủy chung với truyền thống và ý chớ đỏnh giặc vụ cựng dứt khoỏt của nhõn dõn Miền Nam
Tuần 32
Từ tiết 33-37
Tiết 34-35
Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu
I. Tác giả:
Đề: ( 2 điểm) Trình bày vài nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
- Nguyễn Minh Châu( 1930-1989), quê Quỳnh Lưu Nghệ An.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TN.doc