Giáo án ôn tập Sinh học 12 bài 26 đến 30

Giáo án ôn tập Sinh học 12 bài 26 đến 30

Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (gọi là tiến hóa tổng hợp:THTH)

 Gọi là THTH vì nó kết hợp cơ chế tiến hóa = CLTN của Đăcuyn với các thành tựu của di truyền học, đặc biệt là di truyền học quần thể

I. quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa

1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: Theo THTH thì tiến hóa gồm 2 quá trình: tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:

a. Tiến hóa nhỏ(THN): Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen)

- THN diễn ra trên qui mô 1 quần thể, dưới tác động không ngừng của các nhân tố tiến hóa

- Khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (qt) bị biến đổi  làm cách li sinh sản qt đó với qt gốc  loài mới xuất hiện. Như vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất của tiến hóa và quá trình THN kết thúc khi loài mới xuất hiện

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1680Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Sinh học 12 bài 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (gọi là tiến hóa tổng hợp:THTH) 
 Gọi là THTH vì nó kết hợp cơ chế tiến hóa = CLTN của Đăcuyn với các thành tựu của di truyền học, đặc biệt là di truyền học quần thể
I. quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa
1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: Theo THTH thì tiến hóa gồm 2 quá trình: tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:
a. Tiến hóa nhỏ(THN): Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen)
- THN diễn ra trên qui mô 1 quần thể, dưới tác động không ngừng của các nhân tố tiến hóa
- Khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (qt) bị biến đổi Ú làm cách li sinh sản qt đó với qt gốc Ú loài mới xuất hiện. Như vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất của tiến hóa và quá trình THN kết thúc khi loài mới xuất hiện 
b. Tiến hóa lớn(THL): biến đổi trên qui mô lớn. ,qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ bộ, lớp, nghành. Hình thành loài mới là ranh giới giữa THN và THL
2. Nguồn biến dị di truyền của qt: 
- do đột biến(biến dị sơ cấp)
- qua giao phối các alen sẽ tổ hợp với nhau để tạo các biến dị tổ hợp(biến dị thứ cấp). Ngoài nguồn biến dị của qt còn được bổ sung thêm do sự di chuyển của cá thể hoặc các giao tử của qt khác vào
- Qt tự nhiên rất đa hình tức là có nhiều biến dị di truyền 
II. Các nhân tố tiến hóa. 
- Qt chỉ được tiến hóa khi thành phần kiểu gen cấu trúc di truyền của qt được biến đổi qua các thế hệ. 
- Nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của qt là nhân tố tiến hóa. Gồm:
1. Đột biến(ĐB): 
- ĐB là 1 nhân tố tiến hóa vì làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của qt
- Tần số ĐB gen của mỗi gen là thấp từ 10 à 10, nhưng do mỗi cá thể sv có nhiều gen và qt lại có rất nhiều cá thể à qt tạo nên nhiều alen ĐB trên mỗi thế hệ và là nguồn phát sinh các biến dị di truyến của qt 
- ĐB tạo nguồn biến dị sơ cấp( các alen ĐB), quá trình giao phối tạo nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa.
2. Di – nhập gen
- Giữa các qt thường có sự trao đổi các cá thể hoặc giao tử. Hiện tượng này gọi là sự di – nhập gen hay dòng gen
- Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới hoăc mang đến các loại alen có sẵn trong qt à làm thay dổi thành phần kiểu gen và tần số alen của qt. Ngược lại các cá thể di cư ra khỏi qt cũng làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của qt.
3. Chọn lọc tự nhiên(CLTN).
- CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong qt, nghĩa là: những cá thể nào có kiểu gen(kg) qui định thành kiểu hình(kh) giúp chúng tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản thì cá thể đó sẽ đóng góp các gen của mình cho thế hệ sau. Ngược lại cá thể nào có kg qui định thành kh kém thích nghi và khả năng sinh sản kém à tấn số các alen qui định kh này sẽ giảm dần qua các thế hệ sau.
- Như vậy CLTN tác động trực tiếp lên kh và gián tiếp làm biến đổi tần số kg qua đó làm biến đổi tần số alen của qt. Khi môi trường thay đổi theo hướng xác định thì CLTN sẽ biến đổi tần số alen theo 1 hướng xác định. Như vậy CLTN qui định chiều hướng tiến hóa và là nhân tố tiến hóa có hướng.
- Kết quả của CLTN là hình thành các qt gồm nhiều cá thể có kg thích nghi với môi trường
- CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc:
 + Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của qt vì gen trội sẽ biểu hiện thành kh kể cả trạng thái dị hợp
 + Chọn lọc chống lại alen lặn: CLTN sẽ đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhưng tốc độ chậm hơn vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp lặn à cho nên CLTN sẽ không bao giờ loại hết gen lặn ra khỏi qt à các alen lặn có thể tồn tại với tần số thấp ở những cá thể có kg dị hợp
4. Các yếu tố ngẫu nhiên:
– Ngay cả khi không có ĐB, không có CLTN và siự di nhập gen thì thành phần kg và tần số alen của qt vẫn có thể bị thay đổi do các yếu tố ngẫu nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, kẻ thùcó thể làm giảmmạnh số lượng cá thể trong qt à làm biến đổi thành phần kg và tần số alen của qt
- Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi thành phần kg và tần số alen của qt gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
- Qt có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm biến đổi thành phần kg và tần số alen và ngược lại. Yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi thành phần kg và tần số alen có đặc điểm:
 + Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định 
 + 1 alen dù có lợi cũng có thể bị đào thải khỏi qt và alen có hại cũng có thể trở thành phổ biến trong qt
- Kết qủa các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của qt, làm giảm sự đa dạng di truyền
5. Giao phối không ngẫu nhiên: Gồm tự thụ phấn,giao phối cận huyết (gp gần) và gp có chọn lọc (các cá thể có kh nhất định thích gp với nhau)
- Gp không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của qt nhưng làm thay đổi thành phần kg theo hướng tăng dần tần số kg đồng hợp tử và giảm dần tần số kg dị hợp tử và gp không ngẫu nhiên cũng là nhân tố tiến hóa. Kết quả của gp không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của qt, giảm sự đa dạng di truyền 

 lớpMã số 
 Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI. 
 I. Khái niệm các đặc điểm thích nghi.
* Mỗi sv luôn có những đặc điểm chính, giúp sv sống sót tốt hơn gọi là các đặc điểm thích nghi
*Đặc điểm của qt thích nghi:
 - Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sv trong qt từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 - Làm tăng số lượng cá thể có kg qui định kh thích nghi trong qt từ thế hệ này sang thế hệ khác.
II. Quá trình hình thành qt thích nghi.
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành qt thích nghi. 
- Quá trình hình thành qt thích nghi là quá trình tích lũy các alen cùng tham gia qui định kh thích nghi, môi trường (CLTN) chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kh thích nghi mà không tạo ra đặc điểm thích nghi (kg thích nghi)
- Quá trình hình thành qt thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào:
 + quá trình phát sinh và tích lũy các gen gây ĐB ở mỗi loài
 + tốc độ sinh sản của loài và áp lực của CLTN
* Chú ý: vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì: hệ gen của tế bào chỉ có 1 phân tử AND, nếu có alen ĐB kháng thuốc thì nó biểu hiện ngay ra kh và chúng nhanh chóng sinh sản bằng nhiều cách: tế bào mẹ phân chia tạo ra các tế bào con: truyền theo hàng dọc hoăc truyền gen kháng thuốc trực tiếp từ môi trường vào vi khuẩn khác (biến nạp) hoặc qua vi rut để truyển gen từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác (tải nạp): truyền theo hàng ngang 
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành qt thích nghi:
a. Thí nghiệm 1: thả 500 con bướm đen vào rừng trồng trong vùng không ô nhiễm (thân cây màu trắng). Sau 1 thời gian người ta bắt lại thì được chủ yếu là bướm trắng ( nếu mổ dạ dày của chim ở vùng này lại chủ yếu là bướm đen)
b. Thí nghiệm 2. (ngược lại)
III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi: Mỗi đặc điểm chỉ có thể thích nghi ở môi trường này nhưng lại kém thích nghi ở môi trường khác hoặc trong môi trường phù hợp sự thích nghi cũng chỉ là tương đối (vd sâu có màu xanh phù hợp lá cây nhưng chim ăn sâu lai có mắt rất tinh) 
 Bài 28. LOÀI
I. Khái niệm loài sinh học:
* Loài là 1 nhóm qt gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau, đời con có sức sống và khả năng sinh sản và được cách li sinh sản (CLSS) với các nhóm qt thuộc loài khác.
* chú ý: + CLSS là chỉ tiêu để phân biệt 2 qt thuộc cùng 1 loài hay khác loài, đặc biệt là ở 2 loài thân thuộc(loài đồng hình)
 + Nếu 2 qt thuộc cùng 1 loài, chỉ trở thành loài mới khi được CLSS với nhau.
 + 1 số trường hợp đặc biệt phải vận dụng nhiều chỉ tiêu (hình thái,di truyền,hóa sinh..) 
II.Cơ chế CLSS (cơ chế cách li) giữa các loài:
Là trở ngại để ngăn cản giao phối,hoăc tạo ra con lai hữu thụ. Gồm 2 loại:
1. Cách li trước hợp tử: đó là những ngăn cản trước khi tạo ra hợp tử (ngăn giao phối, ngăn thụ tinh). Gồm:
a. Cách li nơi ở(sinh cảnh): cùng khu vực địa lí nhưng sinh cảnh khác nhau à không giao phối được. Vd: Loài dưới bùn và loài trong nước.
b. Cách li tập tính: mỗi loài có tập tính giao phối riêng. Vd cách ve vãn bạn tình khác nhau.
c. Cách li thời gian (mùa vụ): Loài khác nhau sinh sản mùa vụ khác nhau à không giao phối được. Vd: sự ra hoa hoặc đẻ trứng khác mùa
d. Cách li cơ học: Các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau à không giao phối được
2. Cách li sau hợp tử: Là những trở ngại ngăn cản tạo thành con lai (chết trong giai đoạn phôi. sau khi ra đời) hoặc ngăn cản tạo thành con lai hữu thụ (con lai sống nhưng không sinh sản được – bất thụ vì trong con lai chứa bộ NST của 2 loài khác nhau à không giảm phân tạo được giao tử. Vd lai giữa lừa và ngựa tạo con la bất thụ).
* Chú ý: Cơ chế cách li đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa vì nó ngăn cản giao phối tự do, trao đổi vốn gen à duy trì vốn gen riêng cho loài.
Bài 29,30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI.
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí:
1. Vai trò của cách li địa lí (CLĐL)trong quá trình hình thành loài mới:
- CLĐL là sự trở ngại về địa lí như sông, núi, biển.. làm cho 1 qt ban đầu bị chia cắt thành nhiều qt nhỏ cách li với nhau, dần dần CLTN và các nhân tố tiến hóa khác làm cho các qt nhỏ có sự khác biệt nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen, sự khác biệt này được tích lũy dần dần đến 1 lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại và dẫn đến cách li sinh sảnà hình thành loài mới 
- CLĐL góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen
* Chú ý: + Quần đảo là điều kiện lí tưởng để 1 loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau (Vd 13 loài chim sẻ trên quần đảo là được tiến hóa từ 1 số cá thể di cư từ đất liền ra đảo)
 + Hình thành loài mới bằng con đường địa lí hay xảy ra ở loài động vật đặc biệt là động vật phát tán mạnh. Quá trình này diễn ra 1 cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian
 + Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với quá trình hình thành qt thích nghi. Tuy nhiên quá trình hình thành qt với các đặc điểm thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới (Vd các chủng tộc người khác nhau về nhiều đặc điểm như màu da, màu tóc, kích thước..là do thích nghi với môi trường khác nhau, nhưng chưa đủ để dẫn đến CLSS, nên các chủng tộc người hiên nay vẫn chung 1 loài)
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng CLĐL.
- Chia qt ruồi dấm thành nhiều qt nhỏ à 1 số qt được nuôi trong môi trường chứa tinh bột, 1 số qt được nuôi trong môi trường chứa đường mantôzơ.
- Sau nhiều thế hệ, từ 1 qt ruồi ban đầu tạo ra 2 qt thích nghi với tiêu hóa đường và tinh bột.
- Khi cho 2 qt này sống chung với nhau thì người ta thấy ruồi mantôzơ chỉ thích giao phối với ruồi mantôzơ, còn ruồi tinh bột chỉ thích giao phối với ruồi tinh bột 
* Nguyên nhân do gen tiêu hóa tinh bột hoăc đường tác động lên lớp vỏ = kitin của thân có thành phần hóa học khác nhau à mùi tiết ra khác nhau à giao phối có chọn lọc (tập tính giao phối khác nhau) à CLSS được hình thành. 
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí:
- Cùng 1 khu vực địa lí, nếu có các trở ngại khác cũng có thể hình thành loài mới
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái:
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính: 
- Vd: trong 1 hồ ở châu Phi, có 2 loài cá giống nhau về hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc: 1loài màu đỏ, 1 loài màu xám. Hai loài này không giao phối với nhau. Nhưng khi nuôi chúng cùng 1 bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc để chúng trông cùng màu thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con, như vậy 2 loài này trong tự nhiên đang trên con đường tách biệt nhau.
- Như vậy, các cá thể của cùng qt do ĐB có kg nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối, thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau để tạo nên qt mới cách li với qt gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên, phối hợp với các nhân tố tiến hóa khác à CLSS à hình thành loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái
- Thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển
- Vd: 1 loài côn trùng chuyên sống trên loài cây A, sau đó do phát triển mạnh, 1 số phát tán sang loài cây B thuộc cùng 1 khu vực địa lí, những cá thể trên cây B thường xuyên giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá thể của qt gốc ở cây A, lâu dần các nhân tố tiến hóa sẽ phân hóa vốn gen của 2 qt, đến 1 lúc nào đó có sự khác biệt về vốn gen à CLSS à hình thành loài mới. 
- Như vậy: 2 qt của cùng 1loài , cùng 1 khu vực địa lí, nhưng khác ổ sinh thái (điều kiện sống) cũng có thể hình thành loài mới. 
2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa.
- Lai xa là lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, đa số con lai bị bất thụ. Tuy nhiên nếu con lai là thực vật có thể sinh sản vô tính còn ở động vật là trinh sản (sinh sản chỉ cần trứng) thì chúng vẫn siinh sản dể tạo ra qt tam bội (3n) à hình thành loài mới. 
- Đa bội hóa là trường hợp con lai bị ĐB làm tăng gấp đôi bộ NST của 2 loài (thể song nhị bội)
- Nếu lai xa kèm theo đa bội hóa thì con lai sẽ hữu thụ (sinhsản bình thường) à loài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docon kien thuc tien hoa.doc