Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 70+ 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 70+ 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

ĐỌC VĂN:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

 Nguyễn Minh Châu

 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS :

 1 – Kiến thức:

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

 2- Kĩ năng : Biết phân tích đáng giá một tác phẩm văn xuôi hiện đại

 3- Giáo dục: Có thái độ trân trọng sự thật của cuộc sống. Thấy được mối gắn kết giữa nghệ thuật và cuộc sống

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 70+ 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Kí duyệt của Tổ Trưởng 
Ngày dạy: ..
Lớp dạy: ..
Người soạn : Trần Nam Chung 
Tiết số:70 + 71- ppct 
đọc văn:
Chiếc thuyền ngoài xa
 Nguyễn Minh Châu
 I- Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
 1 – Kiến thức: 
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
 2- Kĩ năng : Biết phân tích đáng giá một tác phẩm văn xuôi hiện đại 
 3- Giáo dục: Có thái độ trân trọng sự thật của cuộc sống. Thấy được mối gắn kết giữa nghệ thuật và cuộc sống 
II- chuẩn bị
+ Thầy giáo: 
- Đọc sách GK, SGV, tham khảo tài liệu về Nguyễn Minh Châu 
- Thiết kế giáo án giảng dạy
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp
+ Học sinh :
- Đọc và tóm tắt truyện, tìm hiểu bài theo những câu hỏi gợi ý của SGK
iii- Phương pháp sử dụng
- GV sử dụng kết hợp các phương pháp : Đọc sáng tạo, kết hợp với trao đổi thảo luận, định hướng hs tìm hiểu theo những gợi ý của SGK 
Iv - tiến trình lên lớp
 1- GV ổn định tổ chức lớp 
 2- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
 + Hình thức phát vấn 
 + Nội dung ( tuỳ đặc trưng từng lớp GV nêu câu hỏi phù hợp): Phân tích những nét tính cách nổi bật của nhân vật Việt trong truyện “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi 
+ Gợi ý : ( GV dựa theo nội dung của mục 4 bài dạy“ Những đứa con trong gia đình để đánh giá)
 3- Bài mới
+ GV dẫn lời vào bài ( tuỳ tình huống và đối tượng, GV có những lời vào bài phù hợp)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
- HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK
- GV phát vấn: Dựa vào tiểu dẫn SGK và kết hợp với những hiểu biết của bản thân, giới thiệu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Minh Châu
- HS trình bày theo cá nhân
(?) Tóm tắt những nét chính về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
- HS trình bày theo cá nhân
Hoạt động 2: 
Tổ chức đọc- hiểu văn bản
- GV tổ chức cho HS đọc văn bản, tóm tắt và chia đoạn.
HS trên cơ sở đọc ở nhà, trình bày tóm tắt, chia đoạn.
- GV nêu vấn đề: 
(?) Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống của NMC trong câu chuyện? 
- HS trao đổi nhóm đôi, suy nghĩ, trình bày 
- GV diễn giảng : 
à Có thể coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm trong cuộc đời con người 
à Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của NMC là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống 
(?) Anh (chị) hãy chỉ ra các tình huống đặc sắc trong tác phẩm có giá trị thức tỉnh suy nghĩ nhân vật? 
- HS suy nghĩ cá nhân trả lời 
(?) ở tình huống 1, khi chụp được bức ảnh "toàn bích" tâm trạng của Phùng như thế nào ?
- HS trả lời
- GV yêu cầu Hs chỉ ra đoạn văn miêu tả làm dẫn chứng 
(?) Sau phát hiện đầy thơ mộng đó cảnh tượng gì diễn ra trước mắt Phùng? Anh đã có thái độ như thế nào trước cảnh tượng đó ? 
- HS trao đổi theo bàn, trình bày
- GV gợi ý: Nghịch lý gì đang tồn tại? Đứng trước nghịch lý đó tâm trạng của Phùng như thế nào?
(?) Nghịch lý đó khiến Phùng nhận thức ra điều gì?
- GV nêu vấn đề: Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện nói lên điều gì?
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm
- GV định hướng, gợi mở 
(?) Trước hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài, Đẩu - Chánh án tòa án huyện đã đưa ra giải pháp gì? Thái độ của Đẩu khi đưa ra giải pháp đó ntn? 
(?) Giải pháp Đẩu đưa ra có được người đàn bà chấp nhận không? Vì sao? 
(?)Tình huống đó đã khiến Đẩu và Phùng nhận thức ra điều gì?
- HS cử đại diện trình bày trước lớp
- GV khái quát : 
(?) Hình tượng ngời đàn bà hàng chài được xây dựng qua những khía cạnh nào? Em có cảm nhận gì về nhân vật đó? 
- HS thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp
- GV định hướng
(?) Ngoại hình? Dẫn chứng ?
(?) Cuộc sống? Dẫn chứng ?
(?) Tính cách? Dẫn chứng ?
- GV định hướng Hs nêu cảm nhận của bản thân về các nhân vật khác 
- HS làm việc cá nhân, lần lượt trình bày 
- GV nhận xét tổng hợp
Hoạt động 3: 
Tổ chức tổng kết
- GV yêu cầu HS nhận xét tổng quát về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
+ GV cho Hs đọc ghi nhớ SGK 
+ GV yêu cầu HS nhận xét lại về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của NMC
+ GV yêu cầu HS nhận xét về ngôn ngữ của tác phẩm? ( Ngôn ngữ của tác giả? Ngôn ngữ của nhân vật? 
4. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò
- Hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs 
+ Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm 
+ Làm bài tập phần luyện tập 
+ Chuẩn bị “ Thực hành về hàm ý”
 5- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
.
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930- 1989)
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Quê: Làng Thơi ,xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đầu 1950 ra nhập quân đội
- Từ 1952 đến 1958 công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.
- Năm 1960 công tác tại phòng văn nghệ quân đội.
- Năm 1972 được kết nạp vào hội nhà văn Việt Nam.
 Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay"( Nguyên Ngọc) 
- Sau 1975, là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. 
- Tác phẩm chính (SGK)
2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 
- Sỏng tỏc 1987 - Thời kỳ đổi mới về xó hội và văn học
- In đậm phong cỏch tự sự - triết lý về con người, cỏi đẹp, văn chương
à Người nghệ sĩ đam mờ và trăn trở nghệ thuật
II. Đọc- hiểu văn bản 
* Bố cục
- Truyện chia làm 2 đoạn lớn:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biến mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
 + Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
1. Tình huống truyện
- Tình huống nhận thức: chủ yếu cắt nghĩa giây phút "giác ngộ" chân lý của nhân vật.
+ Tình huống 1: Phùng chụp được bức ảnh toàn bích về chiếc thuyền chài trong sương sớm nhưng khi chính chiếc thuyền đó tiến thẳng vào chỗ anh thì cuộc sống lam lũ hiện ra.
+ Tình huống 2: Đẩu mời người đàn bà đến tòa án khuyên bà bỏ người chồng vũ phu nhưng người đàn bà nọ cầu xin tòa đừng bắt mình bỏ chồng.
______________________
a- Tình huống 1: 
- Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh 
 Phùng chụp được bức ảnh toàn bích về chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm àAnh thỏa mãn và "tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện...cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
 à Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu . Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc.
 à Đó là phát hiện đầy thơ mộng
- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh 
 Nhưng khi chiếc thuyền đó đâm thẳng vào bờ thì sự thật về cuộc sống khắc nghiệt, lam lũ hiện ra:
+ Người đàn ông hùng hổ thô bạo dùng dây lưng quật tới 
tấp vào lưng người đàn bà vừa đánh vừa thở hồng hộc, nghiến răng ken két, vừa nguyền rủa bằng giọng "rên rỉ đau đớn"...
+ Người đàn bà nhẫn nhục không kêu, không chống trả, 
không tìm cách trốn.
... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
à Mâu thuẫn nghịch lý tồn tại giữa cái đẹp vẫn có cảnh sống tối tăm, cực nhọc 
à Phùng sống trong nhiều cảm xúc mạnh: từ ngỡ ngàng, ngơ ngác đến cảm thông rồi thấm thía. Niềm tin trong anh bị lung lay...
 Anh bắt đầu "ngộ" ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời .
_________________________
b- Tình huống 2:
- Đẩu- đồng đội cũ của Phùng, chánh án tòa án huyện khuyên người đàn bà bỏ chồng và anh tin giải pháp của mình là đúng đắn à Đẩu là người tốt bụng, đầy thiện chí.
- Nhưng anh nhầm: mọi lý lẽ của anh đều bị người đàn bà bác bỏ, Bà cầu xin tòa: "Con lạy quý tòa...quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó..."à Đẩu chưa bao giờ hiểu hết: "Nỗi vất vả của ngời đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông". 
- Lý lẽ thực tế của người đàn bà đã xô đổ lý thuyết đẹp đẽ của Đẩu khiến Đẩu vỡ ra nghịch lý của cuộc sống: Đến lúc này Đẩu mới hiểu người phụ nữ ấy dù bị đánh đập đến bao nhiêu đi nữa thì chị ta cũng buộc phải chấp nhận vì các con.
 Câu chuyện tưởng chứng như vô lí, nhưng lại hợp lí bởi đó là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, bị đánh đập... mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu, tất cả đều xuất phát từ tình thương vô bờ đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi....
à Mọi người đặc biệt là người nghệ sỹ cần gắn bó với cuộc đời, phải tìm trong hiện thực vẻ đẹp của cuộc sống, phải dũng cảm ghi lại những số phận, cảnh đời lam lũ, cực khổ. Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống con người, tìm ra lối thoát thực tế cho cảnh đời đói nghèo tối tăm.
2. Hình tượng người đàn bà hàng chài
- Ngoại hình: trạc ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi tái ngắt, quần áo rách rưới bạc phếch à Gây ấn tượng về một cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn. 
- Cuộc sống: cùng chồng bơn trải trên biển để nuôi con, thường xuyên bị chồng đánh đập hành hạ "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng".
- Tính cách: nhẫn nhịn, âm thầm chịu đựng mọi đớn đau, cực khổ vì cuộc sống mưu sinh trên biển cần có người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề và vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên "...phải sống cho con chứ không phải sống cho mình" à Sức chịu đựng và đức hy sinh của người phụ nữ.
- Là người yêu thương con cái: 
+ Khi các con đã lớn Bà xin chồng lên bờ đánh mình
+ Khi thằng Phác phát hiện ra bi kịch gia đình Bà vái lạy nó, ôm chầm lấy nó, vái lạy nó...
àBà cảm thấy đau đớn vì rốt cuộc đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị tổn thương.
* Đây không phải là số phận của một người đàn bà cụ thể mà là số phận, cuộc đời của biết bao người đàn bà hàng chài khác
 * Người phụ nữ bất hạnh.
3- Cảm nhận về hình tượng các nhân vật khác 
- Về người đàn ông độc ác: Cuộc sống đói nghèo đã biến “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ vừa là nạn người của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.
- Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xửa khi ở trong hoàn cảnh ấy. Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay k ... động nói gì? Chúng có hàm ý gì?
- HS thảo luận theo bàn 
- GV quan sát định hướng 
- HS đại diện trình bày 
- GV tổng hợp 
(?) ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Chí Phèo đều không nói hết ý. phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm hội thoại nào?
- GV tổ chức HS thảo luận theo nhóm nhỏ 
- HS trao đổi theo bàn 
- Đại diện bàn trình bầy 
- GV bổ sung, tổng hợp
Hoạt động 4: 
Hướng dẫn hs giải bài tập 3
- HS đọc truyện cười 
- GV chia nhóm HS theo tổ
- HS thảo luận
- GV định hướng 
- Đại diện HS trình bày 
(?) Lượt lời thứ nhất của bà đồ nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì, có hàm ý gì?
(?) Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
- GV tổ chức cho HS trao đổi, suy nghĩ trả lời bài tập 4 sgk trang 81
- HS lần lượt trình bày 
- GV khái quát: chon phương án D 
4. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò
- GV nhấn mạnh nội dung của bài học
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs 
 Chuẩn bị “ Mùa lá rụng trong vườn ”Ma Văn Kháng 
 5- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
.
Bài tập 1: sgk trang 79
a- Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì : 
- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu này của Pá Tra.
- Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ không nói về số bò mất mà lại nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm)
- Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận việc để mất bò. Nói ra dư định “lấy công chuộc tội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”.
Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra .
à Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý
b- Hàm ý: Là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
Bài tập 2: sgk trang 80
a) Câu nói của Bá Kiến với Chí Phèo: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý: Từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho - biểu tượng của của cải, tiền nong, sự giàu có. Tôi không có nhiều tiền)
 Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch. Nếu nói thẳng thì nói: Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi.
b) Trong lượt lời thứ nhất của Bá kiến có câu với hình thức hỏi: “Chí Phèo đấy hử?”
Câu này không nhằm mục đích hỏi không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến. Thực chất, Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đối tượng báo hiệu cho đối tượng biết lời nói đang hướng về đối tượng (Chí Phèo) hay là một hành động chào kiều trịch thượng của kẻ trên đối với người dưới. Thực hiện hành vi ngôn ngữ theo kiểu giao tiếp như vậ cũng là hàm ý.
- Trong lượt lời thứ hai của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?" . Thực chất câu này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: hãy làm lấy mà ăn. Đó cũng là câu nói thực hiện hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp, có hàm ý.
c) ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác hỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: “Tao không đến đây xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”. Vậy đến đây để làm gì? Điều đó là hàm ý. Hàm ý này được tường minh hoá, nói rõ ý ở lượt lời cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện”. 
à Cách nói vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại. 
Bài tập 3: sgk trang 80
a) Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: “Ông lấy giấy khổ 
to mà viết có hơn không?. Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.
Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi; cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.
b) Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với chồng, bà không muốn trực tiếp chê văn của chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn
Ngày soạn: Kí duyệt của Tổ Trưởng 
Ngày dạy: ..
Lớp dạy: ..
Người soạn : Trần Nam Chung 
Tiết số:73- ppct 
đọc thêm
Mùa lá rụng trong vườn
(Trích)
 Ma Văn Kháng
I- Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS 
 1 – Kiến thức: 
- Phân tích được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết.
- Thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm tí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.
 2- Kĩ năng : Biết đọc hiểu và phân tích được một đoạn trích văn xuôi hiện đại
 3- Giáo dục: - Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống.
II- chuẩn bị
+ Thầy giáo: 
- Đọc SGK, SGV, tham khảo tài liệu về nhà văn Ma Văn Kháng
- Thiết kế giáo án giảng dạy
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp
+ Học sinh : tìm hiểu thêm về nhà văn Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
iii- Phương pháp sử dụng
- GV sử dụng phối hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn, gợi mở theo định hướng của SGK, SGV 
Iv - tiến trình lên lớp
 1- GV ổn định tổ chức lớp 
 2- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
 + Hình thức phát vấn 
 + Nội dung ( tuỳ đặc trưng từng lớp GV nêu câu hỏi phù hợp): Nêu cảm nhận của anh chị về hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
+ Gợi ý : ( GV dựa theo nội dung của mục 2 bài dạy Chiếc thuyền ngoài xa để đánh giá)
 3- Bài mới
+ GV dẫn lời vào bài ( tuỳ tình huống và đối tượng, GV có những lời vào bài phù hợp)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
- GV cho Hs đọc SGK trang 82, khái quát những ý chính 
- HS làm việc cá nhân
- GV nhấn mạnh thêm 
- HS nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm 
- Nừu có điều kiện GV cho HS xem một đoạn phim 
Hoạt động 2: 
Tổ chức hướng dẫn đọc thêm 
- GV chọn một vài đoạn cho HS đọc diễn cảm trước lớp 
- GV nhận xét 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu theo những định hướng của SGK
(?)Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình có những tính cách khác nhau nhưng đều yêu quí chị?
- HS suy nghĩ làm việc cá nhân
- GV định hướng gợi mở 
+ Diện mạo, ngoại hình 
+ Hành động 
+ Ngôn ngữ
+ Nét đẹp tâm hồn 
- HS lần lượt trình bày 
- GV tổng hợp 
(?) Anh chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong buổi gặp gỡ ? Diễn biến tâm lí của hai người nói lên điều gì ?
- HS đọc kĩ đoạn trích, chỉ ra những câu văn miêu tả tâm lí của hai người 
- GV định hướng 
(?) Tại sao lại có một cuộc gặp gỡ xúc động như vậy?
(?) Sự xuất hiện của chi Hoài tại sao lại gây xúc động đến nghẹn ngào cho ông Bằng?
(?) Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta? 
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân
- GV định hướng HS Tìm những chi tiết miêu tả về khung cảnh ngày tết, cử chỉ, lời khấn của ông Bằng trong đoạn văn 
- HS lần lượt trình bày cảm nghĩ của bản thân
- GV tổng hợp 
Hoạt động 3: 
Tổ chức tổng kết
- GV yêu cầu HS đánh giá khái quát những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích
- HS trình bày cá nhân
- GV chốt vấn đề 
4. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs 
+ Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm 
+ Chuẩn bị “ một người Hà Nội”
 5- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
.
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả 
- Thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết với lí tưởng hào hùng của thời đại 
- Một trong những nhà văn tiên phong và có nhiều đóng góp cho quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi VN sau 1975 
- Tác phẩm bộc lộ cái nhìn nhạy cảm trước những vấn đề mới mẻ, gợi bao suy ngẫm về con người và xã hội VN sau chiến tranh 
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, xây dựng được nhiều nhân vật đậm cá tính 
2. Tác phẩm :
- Tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986.
- Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nền nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc
- Đoạn trích rút từ chương 2 của tiểu thuyết 
II. hướng dẫn đọc thêm 
Câu 1: Nhân vật chị Hoài 
- Vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: “người thon gọn trong cái ông lông trần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi”.
- Nét đẹp tâm hồn : 
+ Tấm lòng nhân hậu ( đột ngột trở về sum họp cùng gia đình chồng cũ vào bữa cơm tất niên, những món quà quê giản dị nhưng đượm nghĩa tình, cách quan tâm đến tứng thành viên trong gia đình) 
+ Cách ứng xử, quan hệ với mọi người vẹn tình trọn nghĩa 
D/c: Có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng, mọi người vẫn nhớ, vẫn quí, vẫn yêu chị. “người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này
Trong tiềm thức mỗi người “vẫn sống động một chị Hoài đẹp người, đẹp nết”.
à Con người tình nghĩa và thuỷ chung - người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quí giá trước những “cơn địa chấn” xã hội.
Câu 2: Tâm trạng trước giờ sum họp tất niên
- Ông Bằng: “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”, "ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”, “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “.
à Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
- Chị Hoài: “gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”. Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”
à Sự xuất hiện của chị Hoài đã giải toả nỗi lo lắng của ông Bằng trước cơn chấn động của gia đình 
Câu 3: Vẻ đẹp của truyền thống văn hoá 
- Khung cảnh tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh....”, mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần... Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết.
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ”
à Dù cuộc sống hiện đại muôn sự đổi thay cùng sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống, những quan niệm mới, nét đẹp truyền thống văn hóa ấy vẫn đang và rất cần được gìn giữ, trân trọng
III. Tổng kết
- Nội dung tư tưởng : Làm sống dậy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc 
- Nghệ thuật : Sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm tí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docchiec thuyen ngoai xa.doc