Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 55, 56: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 55, 56: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: GV giúp HS cảm nhận được:

 + Số phận người dân miền núi trong chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng họ.

 + Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm và những đặc sắc nghệ thuật trong truyện.

- Về kĩ năng: Học sinh tự rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện ngắn.

- Giáo dục tư tưởng:

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đọc kĩ SGK, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu văn bản.

 + Phương pháp:

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 55, 56: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài
Tuần:20 
Tiết:55-56 
A. Kết quả cần đạt:
- Về kiến thức: GV giúp HS cảm nhận được:
 + Số phận người dân miền núi trong chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng họ.
 + Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm và những đặc sắc nghệ thuật trong truyện.
- Về kĩ năng: Học sinh tự rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện ngắn.
- Giáo dục tư tưởng:
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đọc kĩ SGK, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu văn bản.
 + Phương pháp:
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra tập bài soạn và tập bài học của HS
Hoạt động 2: 
Giới thiệu vào bài.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS đọc hiểu chung.
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về Tô Hoài?
- Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài?
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “VCAP”?
- Gọi 1 HS kể tóm tắt lại nội dung cốt truyện.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV tóm tắt nhanh lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
- GV nói lời vào.
- Cuộc đời nhân vật Mị trong “VCAP” được miêu tả qua mấy chặng?
- Hoàn cảnh xuất thân của Mị?
- Ở Mị có nét phẩm chất và tính cách gì đáng lưu ý? (dẫn chứng).
- GV nói lời chuyển.
- Mị đã trở thành con dâu trong nhà thống lí Pátra như thế nào?
- Gia đình thống lí là một gia đình như thế nào?
- Khi về làm dâu cho nhà thống lí Mị đã sống trong một cuộc sống như thế nào?
- GV nói lời chuyển.
- Khi mới về làm vợ A Sử Mị đã có hành động gì thể hiện sự phản kháng? Ý nghĩa chi tiết ấy?
- Cái gì đã tác động đến Mị (một tâm hồn tưởng như đã chết)?
- Phân tích diễn biến tâm lý (quá trình thức tỉnh) của Mị trong đêm tình mùa xuân?
- GV nói lời chuyển.
 - Phân tích diễn biến tâm lý của Mị trong những đêm A Phủ bị trói?
- Giáo dục tư tưởng HS (không thờ ơ trước nỗi đau của người khác à giá trị nhân văn cao đẹp).
- Gv nói lời chuyển.
- Đoạn trích vừa đọc giới thiệu cho em biết A Phủ là người như thế nào?
- Nhận xét, giảng bổ sung.
- Nguyên nhân dẫn đến xử kiện? Qua đó thể hiện tính cách gì của A Phủ?
- Dẫn vào.
- Cảnh xử kiện diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì qua cách xử kiện?
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS củng cố và tổng kết.
- Giá trị nội dung truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”?
- Xác định tư tưởng chủ đề của tác phẩm?
Hoạt động 6: Dặn dò
- Đọc lại toàn bộ tác phẩm, xem kĩ bài phân tích.
- Học bài “Đàn ghita của Lorca”, “Người lái đò sông Đà”, “Vợ chồng A Phủ” và xem lại nghị luận xã hội giờ sau kiểm tra tập trung 2 tiết.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS đọc nhanh 3 đoạn đầu trong SGK.
- Dựa vào tiểu dẫn giới thiệu.
- Dựa vào tiểu dẫn giới thiệu.
- HS đọc tiểu dẫn SGK trang 89.
- Giới thiệu khái quát dựa vào tiểu dẫn.
- HS tóm tắt dựa vào trí nhớ đã đọc trong văn bản
- HS lắng nghe, về nhà tự tóm tắt vào tập.
- HS xác định dựa vào văn bản
- HS đọc SGK
- Dựa vào vb SGK trả lời.
- Chọc dẫn chứng, zxa1c định.
- HS kể lại đoạn A Sử bắt cóc Mị.
- Dựa vào văn bản trả lời.
- Chọn lọc dẫn chứng suy nghĩ trả lời.
- HS dựa vào SGK xác định?
- Dựa vào SGK phân tích
- Lắng nghe.
- HS đọc đoạn “A Phủ cũngcác làng trong rừng”.
- HS dựa vào văn bản tìm ý chính trả lời.
- Dựa vào văn bản trả lời.
- HS phân tích dựa vào SGK.
- HS xác định giá trị nội dung.
- Dựa vào bài giảng xác định chủ đề.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Tô Hoài:
- Tên thật là Nguyễn Sen (1920) ở Hà Nội
- Trước CMT8: Là nhà văn hiện thực, thành công với hai đề tài: nông thôn và truyện loài vật.
- Sau CMT8: Trở thành nhà văn CM, viết rất hay về đề tài miền núi.
* Tác phẩm tiêu biểu: “Dế mèn phiêu lưu kí” (1941), “Nhà nghèo” (1941), “Truyện Tây Bắc” (1953), 
- 1996 được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
2. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”:
 a). Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi 6 tháng này ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc, hiểu được cuộc sống vất vả tủi nhục của họ dưới ách phong kiến thực dân.
b). Tóm tắt: (HS tự tóm tắt)
II. Tìm hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”:
1. Nhân vật Mị:
a). Trước khi về làm dâu cho nhà thống lí Pátra:
- Sinh ra trong một gia đình nghèo: món nợ truyền kiếp.
- Là một cô gái xinh đẹp, tài hoa được nhiều người say mê. (“Thổi sáo hay”, “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồn Mị”).
- Là một cô gái hiền thảo, tự trọng, ý thức nhân phẩm. (“Con nay.đừng bán con cho nhà giàu”).
- Từng có người yêu (hẹn hò, yêu thương) à đón chờ hạnh phúc.
è Bông hoa xinh đẹp của núi rừng, tương lai hứa hẹn nhiều hạnh phúc.
b). Khi về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí:
- Sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc (bị hành hạ, đánh đập tàn bạo).
- Làm việc quần quật như một nô lệ (làm đủ mọi việc, làm từ sáng đến tối, quanh năm suốt tháng không có lúc nghĩ ngơi).
- Giam mình trong một căn buồng nhỏ, tối, kím mít như một nhà tù. (“Ở cái buồng Mị nằm  là nắng).
- Mị trở nên lầm lũi, câm lặng, cam chịu, chết dần ý thức sống. (“Lúc nào cũng vậymặt buồn rười rượi”, “Ở lâu trong cái khổnhững việc giống nhau tiếp nhau”, “Mỗi ngày Mị không nóixó cửa”).
à Thể xác và tinh thần bị đày đọa, vùi dập, bị chà đạp (Quyền làm người bị tước bỏ tàn nhẫn)
è Mị sống như một cái xác không hồn, trở thành một bóng ma dật dờ à sức sống bị dập tắt.
c). Sức trổi dậy của Mị:
 c1). Khi mới về làm vợ Asử:
- Thấm thía nỗi đau của cuộc đời bị cướp đoạt: “Có đến hàng mấy thángcũng khóc”
- Có ý định tự tử: Mị muốn thoát khỏi khổ nhục (Không chấp nhận cuộc sống chết mòn, héo úa).
+ Ý định tự tử không thành: Vì chữ hiếu à phải sống và chịu đựng.
è Sự trổi dậy từ ý thức tự thân không chấp nhận cuộc sống chết dần, chết mòn, héo úa (tiêu cực).
 c2). Khi mùa xuân đến:
 Tiếng sáo du dương đã đánh thức tâm hồn Mị, khơi dậy sức sống tưởng như đã lụi tắt trong Mị:
- Lắng nghe, hát thầm theo lời bài hát (sáo) à rung động, xao xuyến, muốn hòa theo những thanh âm cuộc sống.
- “Mị lén lấy hũ rượungày trước” à Nhớ về quá khứ (xót xa tồn tại).
- “Mị thấy phơi phớicòn trẻ” à ý thức bản thân (trẻ trung, xinh đẹp) lòng dạt dào niềm vui và khát khao tự do, hạnh phúc.
- Mị muốn đi chơi và hành động: “Mị đến góc nhàtrong vách” à ý thức làm đẹp và ước vọng hòa nhập với đời.
è Ý thức sống đang dần dần từng bước hồi sinh trong Mị. 
 c3). Khi nhìn thầy A Phủ bị trói:
- Khi thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên à Lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác.
- Khi thấy A Phủ khóc: “Mị lé mắt trông sangđen lại”.
 + Nhớ lại quá khứ đau thương à xót xa cho mình.
 + Thương cảm cho người cùng cảnh ngộ à xót xa cho A Phủ.
 + Hành động cởi trói cho A Phủ và chạy trốn cùng A Phủ à Sức sống tiềm tàn mãnh liệt trong Mị: cứu người và tự giải thoát cho mình.
è Ý thức sống được đánh thức bằng tấm lòng thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của người đồng cảnh (Hành động bước ngoặc cho cuộc đời, tương lai, số phận).
* SK: Nhân vật Mị có hai nét tính cách đối lập nhau: nhẫn nhục cam chịu nhưng mạnh mẽ phản kháng (số phận và sự vùng lên của phụ nữ miền núi).
2. Nhân vật A Phủ:
 a). Trước khi về ở nhà thống lí Pátra:
- Là một thanh niên mồ côi, sống lưu lạc, nghèo khổ, gian nan.
- A Phủ rất khỏe mạnh, khéo léo, dũng cảm, nhanh nhẹ. (“Đã biết đúc lưỡi càynhư ngựa”, “con gái trong làngmà giàu”)
- Có khát vọng tình yêu, hạnh phúc. (“Tìm người yêu ở các làng trong rừng”)
è Thanh niên tài giỏi, tự do của núi rừng.
 b). A Phủ trong cảnh xử kiện:
* Nguyên nhân: Đánh A Sử – con quan à chống cường quyền.
* Cảnh xử kiện: 
- A Phủ: im lặng chịu đòn.
- A Sử (nạn nhân): không có mặt.
- Những người thi hành luật pháp: hút. Chủi, đánh.
è Buổi xử kiện kì lạ: A Phủ trở thành nạn nhân của cường quyền; nô lệ chung thân với món nợ truyền kiếp (cuộc sống tự do bị tước bỏ, sức lao động bị bóc lột, hạnh phúc tương lai mờ mịt).
 c). Khi vào nhà lí Pátra:
- Làm việc quần quật nhưng bị đối xử tàn tệ (bị mất bò à trói đứng, bỏ đói, bỏ khát).
- Hình ảnh “Dòng nước mắtđen lại” 
à Tâm trạng xót xa, cay đắng cho số phận.
- Hành động “A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy” à ý chí mạnh mẽ, kiên cường đấu tranh giành sự sống.
SK: Nhân vật A Phủ có 2 nét tính cách đối lập: cường tráng, dũng cảm và cam chịu (do hoàn cảnh) nhưng mạnh mẽ, kiên cường trong đấu tranh.
III. Tổng kết:
 1. Giá trị tác phẩm
 a). Về nội dung:
- Hiện thực: Phản ánh bộ mặt tàn ác của bọn cường hào và cuộc đời đau khổ của người lao động miền núi.
- Nhân đạo: Đề cao sức sống, lòng nhân hậu, tinh thần đấu tranh tự giải phóng của nhân dân lao động.
 b). Về nghệ thuật:
- Miêu tả diễn biến tâm lý, sự phát triển tính cách.
- Giọng kể linh hoạt.
- Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, gợi hình (cảnh trí, sinh hoạt, phong tục vùng Tây Bắc được tái hiện sống động).
 2. Chủ đề:
Số phận đen tối của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến (chủ đất miền núi). Đồng thời tái hiện tinh thần khát khao tự do và ý thức tự giải phóng của họ.

Tài liệu đính kèm:

  • doca phu.doc