Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 76+ 77: Thuốc - Lỗ Tấn

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 76+ 77: Thuốc - Lỗ Tấn

THUỐC

 Lỗ Tấn

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giúp học sinh:

 1. Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX; nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và dấn bước theo cách mạng.

 2. Hiểu được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Giao án

 - Thiết kế bài giảng

 - Các tài liệu tham khảo khác

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 31735Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 76+ 77: Thuốc - Lỗ Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76 - 77
THUỐC
	Lỗ Tấn
	Ngày soạn: 22.02.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng, nhằm giúp học sinh:
 1. Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX; nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và dấn bước theo cách mạng.
 2. Hiểu được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giao án
	- Thiết kế bài giảng
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Trao đổi, thuyết trình
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại - phát vấn
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Lỗ Tấn?
HS trả lời GV chốt lại
GV: thuyết giảng về động cơ đổi nghề của Lõ Tấn, đặc biệt là nghề y sang văn nghệ
(Câu hỏi gợi ý: Mục đích Lỗ Tấn chuyển sang nghề văn là gì?)
HS trả lời GV chốt lại
GV: hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa thuộc địa, nửa phong kiến nhưng nhân dân lại an phận chịu đựng. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiệm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính Tôn Trung Sơn cũng nói: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng. Thuốc ra đời đặt yêu cầu cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
GV gọi Hs đọc văn bản -> tóm tắt nội dung: 
Ông Hoa có con bị bệnh lao, 2 ông bà đã dồn tiền bạc đưa cho tên đao phủ để mua thuốc truyền thống - bánh bao tẩm máu người - chữa bệnh cho con. ăn rồi, thằng Thuyên vân không khỏi bệnh mà chết.
Đến tiết thanh minh, hai người mẹ đều đi thăm mộ con, gặp nhau ở nghĩa trang. Trước nỗi đau mất con, họ bắt đầu có sự cảm thông, bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa người chết chém và người chết bệnh để an ủi nhau.
GV: suy nghĩ của em về nhan đề Thuốc? (nghĩa đen, nghĩa bóng)
HS phát biểu tự do -> Gv chốt lại
GV người Trung Hoa cho rằng bệnh lao sẽ chưa khỏi khi ăn bánh bao tẩm máu người
GV: suy nghĩ của em về hình ảnh chiếc bánh bao?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Hình tượng cái bánh bao tẩm máu người bao trùm cả truyện. Phê phán lối chữa bệnh cổ hủ, phản khoa học; bài thuốc đó được ông Hoa cũng như người dân nâng niu, trân trọng, coi là thuốc tiên nhưng không hề chữa được bệnh. Hình ảnh đó là kết tinh của sự ngu muội
GV: tóm tắt lại về cuộc cách mạng DCTS 1911: lật đổ triều đình pk Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa cộng hoà, nhưng nhược điểm của nó là xa rời quần chúng, quần chúng không được tuyen truyền, giác ngộ nên thờ ơ với cách mạng; đời sống nông thôn không hề thay đổi. Hạ Du như là hình ảnh tượng trưng cho cuộc cách mạng ấy.
Hạ Du được tác giả giới thiệu như thế nào?
GV: qua việc bàn tán ở quán trà Hạ Du hiên lên như thế nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: trong truyện có 2 điểm thời gian đáng chú ý, đó là thời gian nào và ý nghĩa của nó?
Hs trả lời gv chốt lại
GV: tại sao lại có con đường mòn này?
HS trả lời GV chốt lại
GV: đó là bối cảnh điển hình thê thảm tối tăm của xã hội Trung Quốc đương thời:
Nghĩa địa người chết chém để chung (không phân biệt người chết chém vì tổ quốc với kẻ chết chém vì trộm cướp)
GV: vòng hoa trên mộ Hạ Du là của ai? Ý nghĩa?
HS trả lời GV chốt lại
GV yêu cầu HS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đọc ghi nhớ SGK
GV yêu cầu HS làm và lấy kết quả
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- (1881 - 1936), Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc.
- "Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn"
- Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những động cơ khác nhau (hàng hải, khai thác mỏ, y, văn nghệ)
- Mục đích sáng tác: dùng ngòi bút để phanh phui các "căn bệnh tinh thần" của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chữa chạy
- Quan điểm sáng tác: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thoả mãn, "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".
- Tác phẩm chính: AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới
2. Văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác: được viết vào 1919, đúng lúc cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ
- Bố cục: 4 phần
+ Phần I: Cảnh lão Hoa đi mua thuốc
+ Phần II: cảnh ông bà Hoa cho con ăn bánh
+ Phần III: cảnh trong quán trà ông bà Hoa
+ Phần IV: cảnh buổi sáng mùa xuân ở nghĩa trang
II. Đọc hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.
a. Nhan đề Thuốc
- Nghĩa đen: Thuốc - Dược (Dược phẩm) dùng để chữa bệnh
+ Trong tác phẩm, đó là phương thuốc truyền thống để chữa bệnh lao - bánh bao tẩm máu người - đó là một phương thuốc u mê ngu muội, phản khoa học của người dân.
- Hàm ý:
+ Phương thuốc này là phương thuốc độc, mói người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh truyền thống được sùng bái vốn là thuốc độc. Yêu cầu người dân phải tỉnh giấc, không được ngủ mê, tin vào phương thuốc thiếu khoa học.
+ Liệu thuốc ấy có thêm thành phần của máu người là cách mạng, thế mà con người ấy lại dửng dưng mua máu của họ về chữa bệnh -> phải tìm 1 phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Đây mới là thang thuốc thực sự mà Lỗ Tấn đã chỉ ra cho con bệnh.
b. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người
- Được miêu tả rất cụ thể: "chiếc bánh bao bằng bột mì...cảm giác thế nào cũng không rõ"
-> gây cho người đọc cảm giác ghê rợn vì sự lạc hậu, mê tín của người dân Trung Quốc thời ấy. Tác giả phê phán sự ngu muội. mê tín dị đoan.
2. Hình tượng Hạ Du
- Hạ Du không được giới thiệu trực tiếp mà chỉ gián tiếp hiện lên trong câu chuyện ở quán ông Hoa, hiện lên qua nấm mồ:
+ Qua cuộc bàn tán ở quán trà:
● Hạ Du là người làm cách mạng, nhưng quần chúng không hiểu anh, anh xa rời quần chúng -> làm giặc
● khi quần chúng chưa được giác ngộ thì việc làm của Hạ Du coi như vô nghĩa và coi việc lấy máu của người làm cách mạng để phục vụ cho việc chữa bệnh
-> Đó là hậu quả của sự mê muội của quần chúng nhân dân và sự xa rời quần chúng của người làm cách mạng
3. Ý nghĩa thời gian trong truyện
- Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm của mùa thu và mùa xuân
+ Mùa thu, mùa cuối năm, mùa lá rụng gợi, đúng vào mùa người cách mạng bị xử chém và chết bệnh -> gợi cái chết
+ Mùa xuân, mùa đâm chồi nảy lộc, mùa 2 bà mẹ cùng chung nỗi đau mất con đã bước qua con đường mòn để cảm thông, hiểu nhau -> báo hiệu sự thức tỉnh mà Lỗ Tấn đã tìm thuốc cho họ.
4. Hình ảnh con đường mòn và ý nghĩa vòng hoa
a. Hình ảnh con đường mòn
- Chi tiết: "nghĩa địa người chết chém bên trái, người chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn"
- Hình ảnh con đường mòn là do chính con người tạo ra, tự người dân phân tách mình. Biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, trở thành suy nghĩ
-> xây dựng hình ảnh con đường mòn, Lỗ Tấn hi vọng sẽ tìm được thứ thuốc để xóa đi con đường mòn ấy, để người làm cách mạng và nhân dân đoàn kết chiến đấu vì cách mạng
b. Ý nghĩa của vòng hoa
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du như là sự đối cực với phương thuốc, phủ định việc chưa bệnh bằng phương thuốc bánh bao tẩm máu người. Qua đó tác giả mơ ước tìm kiếm vị thuốc mới
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du cũng đã thể hiện được tư tưởng của tác phẩm: người dân đã hiểu được người làm cách mạng
III> Tổng kết
IV. Luyện tập
 Bài tập 2
Câu hỏi của bà mẹ người cách mạng Hạ Du: thế này là thế nào? thể hiện sự ngơ ngác trước vòng hoa trên mộ con, nhưng cũng nói lên một niềm tin đang le lói trong tâm hồn người mẹ đau khổ: đã có người hiểu và tiếp bước sự nghiệp của con mình.
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7677.doc