Quán rượu người câm- Nguyễn Quang Sáng

Quán rượu người câm- Nguyễn Quang Sáng

Vào nữa đầu thế kỉ XX, Thạch Lam đã xuất hiện lần đầu trên nền văn học Việt Nam với cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc. Sau ông, một tác giả cũng rất thành công về thể lọai này là Nguyễn Quang Sáng. Nếu như nét đặc thù của Thạnch Lam là cách viết truyện không có cốt truyện rõ ràng thì Nguyễn Quang Sáng nổi bật với những câu truyện giàu kịch tính, cốt truyện có nhiều tình huống bất ngờ dữ dội, lời văn giản dị, mộc mạc. Nhà văn quan niệm : tôi viết vì cảm xúc của tôi với cuộc sống, với từng số phận của mỗi con người mà tôi đã từng chia sẻ. Có lẽ vì vậy mà tác phẩm “ quán rượu người câm” được tác giả diễn tả rất chi tiết và rất thật. Lời văn chắc nịch, không hoa mỹ, dài dòng, và các nhân vật trong truyện phần nào cũng mang tính cách của ông. Đi vào phân tích các tác phẩm của ông, ta càng thấy rõ nét đẹp dân dã trong các tác phẩm tự sự, dân dã.

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quán rượu người câm- Nguyễn Quang Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quán rượu người câm- Nguyễn Quang Sáng 
Vào nữa đầu thế kỉ XX, Thạch Lam đã xuất hiện lần đầu trên nền văn học Việt Nam với cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc. Sau ông, một tác giả cũng rất thành công về thể lọai này là Nguyễn Quang Sáng. Nếu như nét đặc thù của Thạnch Lam là cách viết truyện không có cốt truyện rõ ràng thì Nguyễn Quang Sáng nổi bật với những câu truyện giàu kịch tính, cốt truyện có nhiều tình huống bất ngờ dữ dội, lời văn giản dị, mộc mạc. Nhà văn quan niệm : tôi viết vì cảm xúc của tôi với cuộc sống, với từng số phận của mỗi con người mà tôi đã từng chia sẻ. Có lẽ vì vậy mà tác phẩm “ quán rượu người câm” được tác giả diễn tả rất chi tiết và rất thật. Lời văn chắc nịch, không hoa mỹ, dài dòng, và các nhân vật trong truyện phần nào cũng mang tính cách của ông. Đi vào phân tích các tác phẩm của ông, ta càng thấy rõ nét đẹp dân dã trong các tác phẩm tự sự, dân dã.
Đôi nét về cuộc đời của tác giả :Nguyễn Quang Sáng (còn có bút danh Nguyễn Sáng) sinh ngày 12 tháng l năm 1932. Quê ở xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hiện sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). 
Từ tháng 4 năm 1946, vùng đất Nam Bộ đang trong cuộc chiến ác liệt chống thực dân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến năm 1948 được bộ đội cho đi học thêm văn hoá ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, về công tác tại phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hoà Hảo). 
Năm 1955 theo (đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy, về làm cán bộ phòng Văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác. 
Năm 1966 vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn. 
Sau ngày giải phóng (4-1975) trở lại thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh khóa l, khóa 2 và khóa 3 hiện nay. Nguyễn Quang Sáng là ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 2, khoá 3 và là Phó tổng thư ký Hội Nhà văn khoá 4.
* Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: 
- Ông Năm Hạng - truyện ngắn giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959); 
- Tư Quắn - truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959); 
- Dòng sông thơ ấu - giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985); 
- Con mèo của Pujita - tập truyện ngắn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994; 
- Cánh đồng hoang (kịch bản phiin) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Matxcơva (1981); 
- Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980).
Qua cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, ta đã phần nào hiểu được cá tính cách rất giản dị, nhưng cũng rất mạnh mẽ của ông, và những sáng tác trong khỏang thời gian đất nước đang có chiền tranh ác liệt đều có sự kết hợp rất hài hòa về chất phóng sự và tự sự tái hiện lại tâm trạng của những người dân ta thời bấy giờ rất thực. Các truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng của ông như: “chiếc lược ngà” (1968), “người quê hương” (1958), đều là những câu chuyện rất đời thường và được ông miêu tả bằng những câu văn rất giản dị, nhưng đã để lại trong độc giả chúng ta ấn tượng thật sâu sắc. Đến với tác phẩm “ quán rượu người câm”, ta sẽ phần nào cảm nhận được những đóng góp thầm lặng của những người dân yêu nước.
Tác phẩm là một thiên truyện về tình yêu nước được thể hiện qua hình ảnh những con nguời rất đỗi bình thường trong cuộc sống, nhưng chính họ đã làm nên lịch sử cho dân tộc, đã tiếp nối truyền thống yêu nước của con người Việt Nam. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã đề cập đến hững thời kì đen tối của những cuộc Cách Mạng thông qua lời khẳng định : “bất cứ ở nước nào, thời kỳ nào, bất cứ cuộc Cách Mạng nào cũng phải trải qua những thời kỳ đen tối”. Và trong cái bóng tối của những thế lực độc ác đã phủ lên đất nước ta vẫn sáng lên hình ảnh của những con nguời trung kiên nhỏ bé đang phải chống chịu với áp lực của bọn thống trị: “ những nguời chiến sĩ trung kiên có người đến chết vẫn không hé một lời khai, có người bị tra tấn đến tàn phế hoặc ngớ ngẩn, họăc điên cũng không còn biết gì nữa”. Song, những người đó lần lượt xuất hiện trong tác phẩm ở những nơi ngục tù đen tối. Nếu nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, ta thấy đó là hình ảnh của một nguời nông dân hiền lành bị nhà tù thực dân làm cho tha hóa, và trở thành một con thú dữ, chuyên đi đâm thuê chém mướn, thì trong tác phẩm “quán rượu người câm” của Nguyễn Quang Sáng là hình ảnh cũa một người chiến sĩ Cách Mạng, bị bắt và tra tân đến tàn phế. Người chiến sĩ đây đã bị câm, nhưng may mắn cho anh là người ta vẫn còn được nhìn thấy anh và còn nhớ đến cái tên Ba Hòanh của anh, khác hẳn với Chí Phèo, sau khi ra tù, Chí trở thành một người khác.
Trong cái nhà tù đen tối và bẩn thỉu đấy, không chỉ có một mình anh Ba Hòanh, mà còn rất nhiều những con nguời trung thành với đât nước khác. Hình ảnh của một cô bé mới trạc 16 tuổi đã dám liều mình để bảo vệ những bí mật của quốc gia, chấp nhận cái chết để cúu lấy những người dân của Tổ Quốc chính là tấm gương cho các chiến sĩ. Chính sự hy sinh ấy đã khơi dậy, và thúc đẩy ngọn lửa căm thù vốn đã có sẵn trong lòng của những người tù từ bấy lâu. Đọan văn tác giả miêu tả cái chết của một cô gái trẻ rất thực nhưng cũng rất đau lòng, và đó là một minh chứng cho sự tàn ác của bọn thực dân, phong kiến. Và cô bé trẻ tuổi kia cũng chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho anh lính Ba Hòanh. Đứng trước mặt quân thù, anh rất trân trọng sự hy sinh của cô bé và phỉ nhổ vào mặt tên phản bội, đó chính là chí khí oai hùng của những anh lính Cách mạng.
Sau khi rời khỏi nhà giam âm u kia, anh Ba Hòanh trở về nhà. Khác với Chí Phèo, anh Ba không bị tha hóa, nhưng thay vào đó, nhà tù đã cướp đi sức lao động – nguồn sống vô giá của con người – và giọng nói thân thuộc của người lính. Có vẻ như nhà tù thực dân là nơi chuyên lấy đi những gì quý giá nhất của một con người, bóc lột con nguời đến tận xương tủy. Chính nó đã lấy đi mạng sống của một cô bé 16 tuổi, chính nó cũng lấy đi sự lương thiện của anh nông dân Chí Phèo, và bây giờ, chính nó lấy đi giọng nói của một anh lính, nó đã lấy đi rất nhiều, rất nhìêu Đúng là “con người khi trở thành kẻ thù thì họ ác hơn tạo hóa”. Sau những đòn tra tấn rất dã man, anh Ba Hòanh đã trở nên câm lặng mãi mãi. Anh chỉ câm, nhưng không hề điếc, anh có thể nghe, nghe và thấu hiểu được nỗi niềm của những người xung quanh. Và, anh cũng như mọi người, họ vẫn còn sống, nhưng hình như là sống trong sự chán nản, quằn quại, đau thương. Họ thấy những điều chướng tai gai mắt nhưng không làm được gì. Sống như vậy đối với họ còn khổ hơn là chết. Cái độc ác, bẩn thỉu của kẻ thù là chỗ đó, chúng nó gieo vào dân ta những mầm mống độc hại, làm cho những con người tội nghiệp ấy sống không được mà chết cũng không xong. Đấy chính là sự thử thách đối với anh là vượt qua sự yếu hèn, sợ hãi vốn luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta, chúng là một trong những ước muốn , tham vọng đựoc sống của mỗi cá nhân, và anh lính này phải cố gắng vượt qua để giữ vững khí tiết của một người Đảng viên Cách mạng, góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào một công việc chung của cả dân tộc: Bảo vệ Tổ quốc.
Nhưng “trời cao có mắt”, không phụ lòng người, anh Ba Hoành cũng mở được một quán rượu ở ven sông và sống suốt quãng đời còn lại trong im lặng. Công việc buôn bán khá thuận lợi cho “ông chủ quán” lúc bấy giờ đã quen dần với chữ viết. Miệng không thể nói, nhưng may mắn thay tai ông vẫn còn nghe được, ông nghe những câu chuỵên thật của làng, của mọi người xung quanh,. Không chỉ dáng điệu khác người mà kiểu khóc cũng chỉ mình ông có: “không phải khóc bằng nước mắt, mà khóc bằng nước miếng”. Đúng là “kiểu khóc đặc biệt của người câm”.
Song, một ngày nọ, bỗng dưng không còn ai ghé thăm quán rượu của ông, và một bầu không khí âm u đang bao trùm lấy cả khu làng nhỏ bé, tất cả mọi người đều im lặng, một sự im lặng đáng sợ Nhưng , : đừng bảo dòng sông lặng lẽ là dòng sông không có sóng. Sóng đang nổi lên từ dưới đáy, người ta gọi đó là sóng ngầm.”. và cơn sóng ngầm đó đột ngột bừng lên một cách đáng sợ, mọi người hò hét, kêu gọi nhau đứng lên chống lại cơn sóng đó, chống lại bọn thực dân xâm lược, người ta báo cho nhau một tin lạ : “Đồng Khởi”. Đồng Khởi, một cuộc khởi nghĩa đồng lọat, tất cả mọi người cùng góp sức cho một việc, đó là bảo vệ Tổ quốc đang lâm nguy. Là một tập thể có tinh thần đòan kết, yêu thương nhau, sẵn sàng hy sinh, người dân trong làng như đã được tiếp thêm sức mạnh, họ đã sẵn sàng san bằng các đồn bốt, doanh trại của giặc. và thời cơ đã đến, họ đang cần một người chỉ huy, tất cả mọi người đều tập trung về một phía, họ đang nóng lòng muốn biết gương mặt của vị lãng đạo tài ba. Một thóang sau, khi ông chủ quán rượu bước ra, “người ta kinh ngạc nhưng người ta không thất vọng”, bởi vì đó là một con người hết sức gần gũi. Tuy gần gũi nhưng ông chủ quán rượu ấy không làm cho mọi người khỏi lo lắng, và không chỉ có mội người dân làng trong câu chuyện mà còn độc giả chúng ta cũng có phần ngạc nhiên vì sự xuất hiện này. Vị lãnh đạo cũa các người dân làng ấy dường như đã không nói gì trong quãng thời gian ông ra tù, và hình như ông đã bị câm! Một người câm dù giỏi đến đâu nhưng cũng khó lòng truyền đạt hết mệnh lệnh và chiến thuật của mình cho mọi người trong chiến đấu, và trong chiến tranh, những nước cờ trong tích tắc có thể thay đổi cục bộ trận đấu. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã cho ta đi từ ngạc nhiên này cho đến ngạc nhiên khác, khi ông miêu tả cảnh người chiến sĩ Ba Hòanh cất tiếng nói dõng dạc, mang lại niềm tin và tinh thần cho mọi người. một tiếng nói sau bốn năm trời im lặng, một tiếng nói vang vọng cả đất trời và đã khắc sâu trong từng trái tim yêu nước của mỗi người dân và cả độc giả chúng ta.
Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng hình ảnh một quán rượu ở ven bờ sông của một ngừơi câm, để rồi từ nơi ấy, bao nhiêu tin tức nóng bỏng của thời cuộc đã được khơi gơi, đó là những sự thật đau thương và phũ phàng được kháo nhau bởi những ông khách rượu tuy say mà lại rất tỉnh. Ông chủ quán rượu này tuy câm nhưng may mắn thay ông lại nghe được tất cả mọi sự đời trái khóay, thấu hiểu được những nỗi mất mát, buồn tủi của dân làng mình. Ngày qua ngày, chuyện nọ nối tiếp chuyện kia, bao nhiêu là nỗi mất mát, ấm ức, cứ thế mà dồn nén, thắt chặt trái tim anh Ba Hoành, cuộn xóay vào nỗi lòng trăn trở của anh như nhữ đợt sóng của bến sông kia cứ vô tình, lạnh lùng mà xô vào bờ. Lòng anh cũng sục sôi, dậy sóng như những cơn sóng ngần dưới lòng sông, để rồi đến lúc không thể kiềm nén được nó vỡ òa ra, trào dâng lên thành những trận bão táp, cuồng sóng mãnh liệt, được khơi màu bởi một tình yêu nước thiết tha, vô biên... nhấn chìm tất cả bọn địch thù xuống lòng sông sâu. Đó chính là cuộc "Đồng Khởi" hào hùng, tuyệt đẹp của dân làng dứơi sự chỉ huy của một người câm đang chờ thời. Tất cả, tất cả nhữ hờn căm đều được dồn nén lại, và thêm vào đó là ý chí chiến đấu sắt đá xuất phát từ tình yêu quê hương mãnh liệt đã giúp anh nghĩ ra được một chiến thuật cực kì hiểm hóc, anh ợi dụng sự tra tấn của địch để lẫn hẳn vào trong im lặng, làm cho mọi người lầm tưởng rằng mình không còn là người bình thường khỏe mạnh nữa. Hình thức chiến đấu này vừa có nghị lực lại vừa có nghệ thuật. Lòng vẫn nuôi một ý chí câm thù giặc, nhưng miệng thì không đựoc thốt lên nửa lời, một chiến thuật cực kì tinh vi, anh Ba Hòanh phải là người có nghị lực và kiên định lắm mới làm chủ được cảm xúc của mình, không thể để cảm xúc trào dâng. Ngày này sang tháng nọ, anh Ba Hòanh vẫn nghe đủ hết mọi chuyện đau xót và mất mát của dân tộc, anh rất đau, đau đến nỗi muốn khóc mà vẫn không có nước mắt để khóc, lòng anh liên tục trỗi dậy những đợt sóng mạnh mẽ, đợt sóng của lòng căm thù, và dường như lắm lúc nó chực chỉ trào ra cửa miệng trong phút chốc : “miệng của ông ta như không ngậm lại được”, nhưng anh Ba đã nén lại tất cả, anh cố gượng sống trong lặng im, im lặng, Đó chính là sự cầm hơi, lấy sức, hay dùng sức đè nén tất cả nỗi lòng, để cho đến một ngày, những trận sóng đó hợp lại thành một, và nó sẽ tạo nên một trận “Đại Hồng Thủy, sẵn sàng bắt bọn giặc ác ôn kia trả lại món nợ máu mà chúng đã gây nên cho đồng bào chúng ta. Và tiếng nói của một ngươi câm một tiếng hô hào, kêu gọi khởi nghĩa xuất phát từ cửa miệng của một người chiến sĩ bị địch tra tấn đến câm chính là vũ khí mạnh nhất trong tất cả những thứ vũ khí hủy diệt. Có thể bọng giặc kia được, trang bị những súng ống đạn dược hiện đại, nhưng dân tộc ta vẫn mạnh hơn vì chúng ta được thừa hưởng tinh thần dũng mãnh của cha ông ta, một thứ vũ khí mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta, và không nhà khoa học nào chế tạo đựoc. Bên cạnh đó, cuộc chiến của chúng gây ra cho dân tộc ta là cuộc chiến phi nghĩa, chỉ có chết chóc, không được chính nhân dân học ủng hộ, nên chắc chắn chúng ta sẽ dành chiến thắng.
Tác phẩm như một bức tranh đẹp của chủ nghĩa anh hùng và truyền thống yêu nước, qua họa phẩm ấy, ta còn thấy được những gam màu rất tươi sáng của một tinh thần quật cường, anh dũng, bất khuất, không ngần ngại hi sinh vì sự nghiệ Cách Mạng vỹ đại của một dân tộc quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Một tác phẩm mang đậm chất phóng sự xen lẫn tự sự, những chi tiết được cụ thể hóa một cách khá sinh động, và ngòi bút tài tình của Nguyễn Quang Sáng đã đưa ta về với một thời quá khứ anh hùng của dân tộc trong những khó khăn, gian khổ mà tạo hóa, lẫn con người đã đặt ra để thử thách lòng trung hiếu của mỗi người. Và họ đã chứng minh sức mạnh kiên cường của mình trước những con sóng ngầm hung hãn của thiên nhiên bằng cũng bằng những ngọn sóng của chính họ, ngọn sóng của sự căm thù, lòng yêu nước. Nhà văn đã rất thành công trong công đọan miêu tả những đợt sóng đối lập nhau. Sóng của Nguyễn Quang Sáng khác với ngọn sóng tình yêu nhẹ nhàng trìu mến của Xuân Quỳnh, sóng của ông là sự đòan kết của tòan dân tộc chứ không chỉ của riêng một ai, một phong cách tả cảnh ngụ tình rất riên của Nguyễn Sáng. Cụ thể hóa những cơn sóng đó chính là nhưng người dân rất bình thường, và dẫn đâu họ là một anh lính tưởng chừng đã bị câm sau một cụôc tra tấn dã man của bọn thú thực dân, một anh lính đã được nhà văn lý tưởng hóa, vừa có một tinh thần sắt thép, một ý chí bất khuất trong sự nghệip Cách Mạng, lại vừa có những phẩm chất quý giá khác như sự lạc quan, vô tư, dám nghĩ dám làm, không biết mặc cảm hay bi lụy về cái nghẻo nàn của bản thân. Nghệ thuật tạo tình huống bất ngờ thành công, nhà văn đã làm cho độc giả rất bất ngờ trước tiếng nói dõng dạc của một người câm trong vào thời điểm đất nước đang nguy cấp, một cao trào của tác phẩm. Có lẽ ông đã miêu tả về một người Đảng viên Cách Mạng đang chờ thời, cũng có thể ông đã gửi cho độc giả chúng ta một thông điệp rằng: “ khi đất nước lâm nguy thì cả người câm cũng biết lên tiếng” một thông điệp quý giá thể hiện bản sắc của một dân tộc yêu nước.
Tác phẩm “ quán rượu người câm” đã thể thiện rất rõ quan điểm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, một trong những yếu tố của các nhà cầm bút là phải sáng tạo, và trung thực. Sáng tạo một chi tiết ở mức độ cần thiết chứ không phải thổi phồng sự việc, và nhà văn đã từng phát biểu : “ Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt. Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết ”. Bên cạnh sự trung thực trong sáng tạo, theo ý kiến của nhà văn là cần phải có tâm huyết với nghề nghiệp, niềm say mê là nguồn động lực lớn nhất giúp chúng ta không ngừng học hỏi vượt qua những khó khăn : “ Yếu tố đầu tiên, là phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Không nên nghĩ là mình sẽ làm giàu hay được nổi tiếng. Đôi khi chúng ta phải hy sinh vì nghệ thuật. Yếu tố tiếp theo chính là vốn sống, vốn kiến thức nhất định để quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn. Quan trọng nhất là phải có một niềm say mê, nó sẽ là động lực giúp ta không ngừng học hỏi và sáng tạo.”.
Nhà văn Nguyễn Quang sáng đã tái hiện lại phong cảnh và tâm trạng của những người dân nước ta thời bấy giờ chỉ bằng những từ ngữ rất dân dã, bình dị. một phóng sự xen lẫn tự sự về một “quán rượu người câm” đã nhẹ nhàng đi vào lòng người với những hình ảnh rất quen thuộc của quên nhà xoay quanh cuộc đời của một người chiến sĩ Cách Mạng. Nhà văn ca ngợi tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ nước nhà của những người chiến sĩ Cách Mạng. Thông qua nhân vật Ba Hòanh, độc giả chúng ta cũng phần nào hiểu hơn những tâm sự và suy nghĩ của nhân dân ta, một dân tộc đòan kết, trên dưới một lòng, cùng nhau đánh giặc.

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan ruou nguoi cam Nguyen Quang Sang.doc