Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Củng cố, nâng cao kiến thức về nghị luận văn học

- Về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.

- Giáo dục tư tưởng:

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
Tuần: 7
Tiết: 21
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Củng cố, nâng cao kiến thức về nghị luận văn học
- Về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Giáo dục tư tưởng: 
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra tập bài tập
- Đối tượng, nội dung nghị luận một bài thơ, đoạn thơ.
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
(Giới thiệu trực tiếp dẫn từ bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ).
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Hãy xác định vấn đề nghị luận, thao tác nghị luận và tư liệu nghị luận?
- Hãy phân tích đề 2?
- Chuyển ý.
- Chia 4 nhóm học sinh, yêu cầu:
 + Nhóm 1, 3: Lập dàn ý đề 1.
 + Nhóm 2, 4: Lập dàn ý đề 2.
- Nhận xét, dán ĐDDH (Dàn ý mẫu)
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ.
- Hãy cho biết đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?
- Hãy cho biết nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học? 
Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập
- Nhắc lại đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?
- Yêu cầu HS phân tích đề.
- GV hướng dẫn.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Làm bài tập vào vở: Đề 2 (trang 91), bài tập 2 (trang 93).
- Giờ sau học bài “Việt Bắc” (phần tác giả Tố Hữu)
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Học sinh đóng tập sách lại.
- Hs đọc to đề 1, 2 (SGK, tr.91)
- Dựa vào đề bài 1 HS trả lời.
- HS làm việc nhóm (10 phút).
- Sau đó HS các nhóm lần lượt trình bày (trên giấy A0).
- Học sinh đóng tập sách lại.
- Học sinh trả lời.
- Dựa vào dàn ý thảo luận, HS trả lời.
- Nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS đọc to đề 2 (SGK trang 91).
- HS phân tích đề
- HS đọc to phần gợi ý lập dàn ý
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 1. Tìm hiểu đề:
 a). Đề 1 (SGK trang 91)
- Vấn đề nghị luận: Một ý kiến bàn về VHVN; trình bày suy nghĩ về ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai: Từ xưa đến nay, trong cái phong phú đa dạng của VHVN, dòng văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
- Thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh.
- Tư liệu nghị luận: Lấy dẫn chứng trong VHVN.
 b). Đề 2: (Bài tập trang 93)
- Vấn đề nghị luận: Quan niệm của Thạch Lam về vai trò, tác dụng của văn chương đối với đời sống xã hội.
- Thao tác nghị luận: Giải thích, bình luận (kết hợp chứnh minh, bát bỏ).
- Tư liệu nghị luận: dẫn chứng văn học.
 2. Lập dàn ý:
 a). Dàn ý đề 1:
* Mở bài:
Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai Š văn học yêu nước là chủ lưu.
* Thân bài:
- VHVN rất phong phú và đa dạng.
 + Văn học thể hiện tư tưởng nhân đạo.
 + Văn học thể hiện nội dung yêu nước.
 + Văn học thể hiện chủ nghĩa anh hùng.
- Văn học yêu nước là chủ lưu yêu nước xuyên suốt lịch sử VHVN.
 + Tinh thần yêu nước trong văn học dân gian.
 + Tinh thần yêu nước trong văn học trung đại.
 + Tinh thần yêu nước trong văn học cận, hiện đại.
- Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử VHVN.
 + Yêu nước là truyền thống quí báo của dân tộc.
 + Đất nước luôn bị giặc ngoại xâm và luôn kiên cường chống giặc Š Cảm hứng dạt dào, vô tận.
* Kết bài:
- Khẳng định ý kiến xác đáng của Đặng Thai Mai.
- Ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống.
 b). Dàn ý đề 2:
* Mở bài:
- Giới thiệu ý kiến của Thạch Lam.
- Tầm quan trọng của văn chương có giá trị cấu tạo xã hội và giáo dục.
* Thân bài:
- Ý kiến của Thạch Lam là một tâm niệm sáng tác:
 + Văn chương phải mang tính chân thực.
 + Văn chương phải có giá trị cấu tạo xã hội và giáo dục tâm hồn, nhân cách con người (dẫn chứng trong văn học, trong sáng tác của Thạch Lam)
- Giải thích ý kiến của Thạch Lam.
* Kết bài:
- Ý kiến của Thạch Lam là một quan niệm đúng đắn.
- Giá trị của văn học
II. Nội dung nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:
 1. Đối tượng:
Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học.
 2. Nội dung:
Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 21.doc