Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình học kì II - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình học kì II - Năm học 2021-2022

Biết xác định vấn đề, làm rõ thông tin, phân tích tình huống, đề xuất giải pháp, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề phù hợp; biết phát hiện tình huống có vấn đề, không chấp nhận thông tin một chiều, hình thành ý tưởng mới.

doc 264 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 642Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình học kì II - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 ( 2021-2022)
HỌC KỲ II
TUẦN 19
Tiết 55,56,57: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
TUẦN 20
Tiết 58,59,60: Vợ nhặt (Kim Lân
TUẦN 21
Tiết 61,62,63: Chủ dề : Truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn chống Mĩ cứu nước
Chủ đề môn học 3: Gộp 3 bài Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thành chủ đề tích hợp.
TUẦN 22
Tiết 64,65,66: Chủ dề : Truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn chống Mĩ cứu nước
TUẦN 23
Tiết 67,68: Chủ dề : Truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn chống Mĩ cứu nước
Tiết 69: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
TUẦN 24
Tiết 70, 71 : Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Tiết 72: Diễn đạt trong văn nghị luận
TUẦN 25
Tiết 73, 74: Số phận con người (Sôlôkhốp)
Thuốc (Lỗ Tấn)
Khuyến khích học sinh tự đọc
Mùa lá rụng trong vườn (Trích)
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 75: Ôn tập kiểm tra giữa kì 2
TUẦN 26
Tiết 76 : Ôn tập kiểm tra giữa kì 2
Liền mạch chương trình
Tiết 77, 78: Kiểm tra giữa HK 2
Theo lịch Nhà trường
Văn bản tổng kết
Khuyến khích học sinh tự đọc
TUẦN 27
Tiết 79 : Diễn đạt trong văn nghị luận
Tiết 80, 81: Phong cách ngôn ngữ hành chính
TUẦN 28
Tiết 82, 83 : Rèn kĩ năng viết mở bài , Kết bài 
Tiết 84: Trả bài giữa kì 2
TUẦN 29
Tiết 85, 86: Ông già và biển cả (Hêmingue) 
Tiết 87: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
TUẦN 30
Tiết 88, 89: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Tiết 90 : Ôn tập Văn học 
TUẦN 31
Tiết 91: Ôn tập Văn học
Tiết 92, 93: Kiểm tra cuối học kỳ II
Theo lịch Nhà trường
TUẦN 32
Tiết 94, 95: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Tiết 96: Ôn tập làm văn
TUẦN 33
Tiết 97, 98 : Ôn tập làm văn
Tiết 99: Trả bài kiểm tra cuối học kỳ II
TUẦN 34
Tiết 100, 101: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) 
Tiết 102: Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
TUẦN 35
Tiết 103: Tổng kết tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình, phong cách ngôn ngữ
Tiết 104: Phát biểu tự do
Tiết 105: Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
Tuần:19/.Tiết:55,56,57
TÊN BÀI DẠY:
VỢ CHỒNG A PHỦ
( Trích – TÔ HOÀI )
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
-Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất phong kiến, thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của đồng bào vùng cao..
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe
2
Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật...
Đ1
3
Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật
Đ2
4
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật
Đ3
5
Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm
Đ4
6
Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm
Đ5
7
Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp
N1
8
Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi
NG1
Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Giao tiếp và hợp tác
9
Biết xác định vấn đề, làm rõ thông tin, phân tích tình huống, đề xuất giải pháp, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề phù hợp; biết phát hiện tình huống có vấn đề, không chấp nhận thông tin một chiều, hình thành ý tưởng mới.
GQVĐ-ST
10
Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.
GT- HT
Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái 
11
Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống.
NA
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Các phiếu học tập, phiếu KWL và phần trả lời; rubric đánh giá học sinh
Giấy A0 phục vụ cho kĩ thuật sơ đồ tư duy 
Bài trình chiếu Power Point
Bảng, phấn, bút lông
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu (10 phút)
Đ1
Huy động vốn kiến thức về các tác phẩm cùng đề tài đã học; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới
Đàm thoại gợi mở
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(100 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT 
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Tìm hiểu nhân vật Mị
2. Tìm hiểu nhân vật A Phủ
III. Tổng kết
Dạy học dự án Đàm thoại gợi mở 
Kĩ thuật sơ đồ tư duy 
Kĩ thuật KWL
Kĩ thuật làm việc nhóm
GV sử dụng rubric đánh giá phiếu học tập , sản phẩm học tập của HS.
Hoạt động
Luyện tập 
(15 phút)
Đ3, Đ4, Đ5; TCTH
Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng. 
Dạy học giải quyết vấn đề
GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC
Hoạt động Vận dụng 
(10 phút)
 Đ5; NA
Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Dạy	học	giải quyết vấn đề
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (10p)
Mục tiêu: Đ1
2. Nội dung: Nhận biết được về các tác phẩm viết về đề tài người nông dân nói chung và người nông dân miền núi Tây Bắc nói riêng, từ đó tạo tâm thế, hứng thú đọc hiểu tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
3. Sản phẩm: câu trả lời miệng.
4. Tổ chức hoạt động
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Hãy kể các tác phẩm viết về đề tài người nông dân mà em đã học?
- Đề tài miền núi Tây Bắc có trong những tác phẩm nào mà em đã học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
GV dẫn dắt vào bài mới.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời các ý như sau:
- Câu 1: Tắt đèn, Lão Hạc, Chí Phèo...
- Câu 2: Tây Tiến, Người lái đò Sông Đà, Tiếng hát con tàu...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá kết quả làm việc của HS. 
HS vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm cùng đề tài để đọc hiểu tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (100 p)
Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, N1, NG1, TC-TH, GT-HT
Nội dung: 
- Nắm được đặc sắc nội dung của văn bản: cuộc sống cực nhục tối tăm, vẻ đẹp tâm hồn và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức, kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị.
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật: lối trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông.
3. Sản phẩm: các sản phẩm của dạy học dự án, phiếu học tập, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy.
4. Tổ chức hoạt động
I. TÌM HIỂU CHUNG 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà văn Tô Hoài (quê quán, sáng tác, quan niệm về sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác)
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao)
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý như sau:
* Tác giả:
- Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, Thanh Oai, Hà Đông nay thuộc Hà Nội
- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau; lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có.
- Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
* Tác phẩm:
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- In trong tập Truyện Tây Bắc – giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
b. Tóm tắt:
- Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
- Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, héo mòn.
- Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
- A Phủ đánh A Sử nên nên đã bị bắt, bị phạt vạ và trở thành người ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
- Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
- Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
- Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1. Nhân vật Mị	
a. Sự xuất hiện của nhân vật Mị	
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS đọc đoạn văn giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật Mị
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, đặt câu hỏi thảo luận:
 Mị xuất hiện qua những hình ảnh nào? Qua sự xuất hiện của Mị, em cảm nhận ban đầu như thế nào về Mị? 
Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài?
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS đọc đoạn văn và nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV
GV quan sát, theo dõi HS đọc và trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời các ý như sau:
- Hình ảnh: Một cô con gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác: cái quay sợi, tàu ngựa, tảng đá. Lúc nào Mị cũng cúi đầu nhẫn nhục và luôn u buồn “mặt buồn rười rượi”
- Nghệ thuật đối lập giữa hoàn cảnh của Mị với khung cảnh tấp nập giàu sang của nhà thống lý
=> Cách giới thiệu ấn tượng để dẫn dắt vào hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
b. Cuộc đời Mị
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu học tập theo nhóm, (mỗi bàn 1 nhóm) yêu cầu:
- tìm chi tiết về các hình ảnh Mị trước và sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra 
- nhận xét, lí giải về sự thay đổi trong cuộc đời Mị trước và sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV
GV quan s ...  A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, 
NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 4 - 5)
Phân tích số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị được thể hiện trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân trong văn xuôi Tô Hoài.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập trong phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
0.5
2
-Biện pháp tu từ : ẩn dụ ( Ngọn lửa ấm chỉ tình cảm của con người; giá rét chỉ gian khổ, thử thách)
 - Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt;
+ Khẳng định tình người trong cơn hoạn nạn là tình cảm đáng trân trọng nhất. 
0.5
3
Cách hiểu nội dung dòng thơ : 
- Từ quy luật của thiên nhiên để nghĩ đến quy luật tình cảm của con người;
- Bộc lộ niềm tin của tác giả trước khó khăn thử thách của cuộc sống.
1.0
4
Học sinh thể hiện suy nghĩ cá nhân, không vi phạm chuẩn mực pháp luật và đạo đức. Có thể trình bày theo các ý sau:
- Nội dung dòng thơ: Đừng quên những tháng ngày này nhé là lời nhắc nhở của nhà thơ với mỗi người hãy luôn nhớ đến những tháng ngày gian khổ do thiên tai gây ra, nhớ đến tấm lòng sẻ chia của những người đồng cảnh ngộ.
- Suy nghĩ cá nhân: Bản thân biết trân quý và yêu đời hơn khi có cuộc sống bình yên. Sống phải biết đồng lòng đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau vượt qua hoạn nạn, tai ương
1.0
II
Làm văn
7.0
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ giá trị tấm lòng nhân ái sẻ chia trong cuộc sống con người.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: giá trị tấm lòng nhân ái sẻ chia trong cuộc sống con người.
0.25
0.25
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị tấm lòng nhân ái sẻ chia trong cuộc sống con người.Có thể triển khai theo hướng sau:
- Giá trị tấm lòng nhân ái sẻ chia trong cuộc sống con người:
+Tấm lòng nhân ái sẻ chia là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo, là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người.
+tấm lòng nhân ái sẻ chia trong cuộc sống con người đem lại hạnh phúc cho cả người trao và người nhận. Người nhận được trợ giúp sức mạnh về tinh thần và vật chất để vượt qua những khó khăn, thử thách... Người trao có cơ hội được giúp đỡ người khác, được sống có ý nghĩa và phong phú hơn;
- Bài học nhận thức và hành động: 
+ Về nhận thức: hiểu được giá trị của tấm lòng nhân ái sẻ chia để có hành động thiết thực; biết đấu tranh với lối sống ích kỉ, vô cảm, vụ lợi cá nhân
 +Về hành động: sẵn sàng làm việc thiện nguyện, không tính toán so đo; chấp nhận thiệt thòi về mình để người khác hạnh phúc
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điẻm).
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm - 0.75 điểm).
 + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiểt với vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
1.00
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
2
Phân tích số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị được thể hiện trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân trong văn xuôi Tô Hoài.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một nhân vật trong đoạn trích văn xuôi
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị được thể hiện trong đoạn trích;cách nhìn mới mẻ về người nông dân trong văn xuôi Tô Hoài.
 - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
(0,5)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài(0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích,nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm).
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Điều đó được minh chứng qua truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” , trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, sáng tác năm 1952 sau tám tháng nhà văn cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích ở đầu truyện: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra cõng Mị đi thể hiện thành công số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị của nhà văn Tô Hoài.
(0,5)
* Phân tích số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị qua đoạn trích:
a. Nội dung
- Số phận: Mị là hiện thân của nỗi khốn khổ, tủi cực nhất của người dân lao động; là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi dưới ách thống trị của thực dân và lãnh chúa phong kiến miền núi Tậy Bắc
+ Từ khi bị bắt về làm dâu trừ nợ: vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống, thời gian và không gian
++Thời gian: "Đã mấy năm", nhưng "từ năm nào cô không nhớ " . Mị không còn ý thức về thời gian, không còn ý thức về cuộc đời làm dâu gạt nợ.
++ Không gian: tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựaĐó là không gian hẹp, cố định, quen thuộc, tăm tối, gợi cuộc đời tù hãm, bế tắc, luẩn quẩn
++Hành động, dáng vẻ bên ngoài: Cúi mặt, buồn rười rượi, đêm nào cũng khóc 
+ Mị bị đày đoạ về mặt thể xác, thành một thứ nô lệ, một công cụ biết nói: làm quần quật không ngơi tay, bị đánh đập, ngược đãi, bị đối xử như một con vật, không bằng con vật. 
+Mị còn bị đầu độc, áp chế về tinh thần đến tàn lụi, gần như cam tâm, an phận, vật vờ như cái bóng, sống trong vô cảm, vô thức.
 -Vẻ đẹp tâm hồn: Mị có nhiều phẩm chất tốt đẹp
 + Mị không chỉ đẹp mà trong cô còn có tài, ẩn tàng sự yêu đời, ham sống. Những ngày tháng tuỏi trẻ của cô trôi đi êm đềm đến trong tình thương của bố, trong âm thanh tuổi trẻ và sắc màu đêm hội đất miền Tây. Mỗi ngày sống, trái tim cô như tràn căng sung sướng chờ nghe âm thanh tiếng sáo quen thuộc của người yêu: Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng MịMị hồi hộpNgười yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay;
 +Mị đồng thời là cô gái chăm làm, một đứa con hiếu thảo, biết xa lánh cái ác và biết trân trọng nâng niu tình yêu của mình, giàu lòng tự trọng. Sức trẻ và sự thánh thiện dồn tụ trong Mị, và với nó, Mị hy vọng đứng vững giữa cuộc đời với khát khao tự do làm chủ cuộc sống. Mị tâm sự với cha mình " con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm ngô để trả nợ cho bố". Mị không chấp nhận, không bằng lòng với cuộc sống làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí: mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, rồi định tự tử 
b. Nghệ thuật: miêu tả sinh động, cách giới thiệu khéo léo, hấp dẫn gây ấn tượng nhờ tác giả đã tạo ra những đối nghịch giữa hình ảnh người con gái bất hạnh với cảnh nhà Pá Tra giàu có, tạo tình huống ″có vấn đề″ trong lối kể chuyện truyền thống, giúp tác giả mở lối người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật; nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ; ngôn ngữ kể giàu chất thơ, thể hiện tài năng quan sát và am hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh cảm nhận về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong đoạn trích một cách đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm - 1,75 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của số phận và vẻ đẹp : 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của số phận và vẻ đẹp : 0,25 điểm - 0,5 điểm.
(2.0)
* Nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân trong văn xuôi Tô Hoài.
- Nhà văn nhìn người nông dân Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất miền núi đã bị chà đạp tàn nhẫn từ thể xác đến tinh thần. Nhưng trong chiều sâu tâm hồn của họ vẫn tỏa sáng nhiều vẻ đẹp đáng quý: ý thức được tài năng, hiếu thảo, lòng tự trọng, tinh thần phản kháng. Đó còn là cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh của người nông dân trong tư tưởng tiến bộ của nhà văn cách mạng Tô Hoài.
- Các nhìn mới mẻ, tin yêu về người nông dân cho thấy vốn hiểu biết phong phú, tình yêu thương con người sâu nặng, phong cách văn xuôi đậm chất tạo hình và chất thơ của nhà văn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0.5
* Đánh giá
- Qua số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong đoạn trích, tác giả gián tiếp tố cáo bọn chúa đất miền núi Tây Bắc, cảm thông với cuộc sống của người dân, ca ngợi vẻ đẹp sức sống tiềm tàng của họ;
- Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
 - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.
( 0,5)
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu 
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
( 0,25)
5. Sáng tạo 
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm..
( 0,5)
Tổng điểm
10,0
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5p)
1.Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức, liên hệ cuộc sống.
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
3.Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Từ nội dung truyện Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) đã học, hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết quan tâm đến số phận con người trong cuộc sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng suy nghĩ về sự cần thiết quan tâm đến số phận con người trong cuộc sống.
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2021_2.doc