Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến

Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.

- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.

2. Kĩ năng:- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.

3. Thái độ: Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.

4. Những năng lực hình thành

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.

+ Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.

II. Chuẩn bị

 1/Giáo viên: - Giáo án, phiếu học tập, trả lời câu hỏi

 - Chân dung nhà thơ Quang Dũng, Hình ảnh về đoàn quân TT

 2/Học sinh: - Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

2. Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới

TIẾT 19

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Phương pháp: Nêu vấn đề, Thảo luận

Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tạo tình huống, trình bày 1 phút .

 

doc 3 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1069Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19.20: 	TÂY TIẾN / 87
Quang Dũng
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
2. Kĩ năng:- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	 - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Thái độ: Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.
4. Những năng lực hình thành 
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
II. Chuẩn bị
 1/Giáo viên: - Giáo án, phiếu học tập, trả lời câu hỏi
 - Chân dung nhà thơ Quang Dũng, Hình ảnh về đoàn quân TT 
 2/Học sinh: - Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
III. Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới
TIẾT 19
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Phương pháp: Nêu vấn đề, Thảo luận 
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tạo tình huống, trình bày 1 phút ...
 	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
1. Tác giả bài thơ Đồng chí là ai? Nội dung cơ bản của bài thơ là gì?
2. Nhận xét, cho điểm, định hướng vào bài mới.
Làm việc cá nhân, trả lời nhanh
- Chính Hữu
- Người lính 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức ( ph)
Phương pháp:
Kĩ thuật:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
NVụ 1. HD tìm hiểu TD:
* Giao nhiệm vụ:
1/Cho biết những nét chính về tác giả Quang Dũng?
- HS đọc tiểu dẫn làm 
Việc nhóm đôi, trả lời theo gợi ý:
- Họ tên;
- Quê quán;
- Cuộc đời, con người
I. TIỂU DẪN:
1. Tác giả:
- QD tên thật Bùi Đình Diệm (1921-1988);
- Quê: Làng Phượng Trì-Đan Phượng-Hà Tây;
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội (sau CMT8), là BTV nhà XB Vhọc;
- Con người: là người tài hoa, ông làm thơ, viết văn, vẽ, soạn nhạc. Nỗi hơn là QDũng thơ.
- P/cách thơ: Ph/khoáng, hồn hậu, Lmạn, tài hoa.
2/Những hiểu biết về Đoàn quân TT?
Đơn vị TT:
2. Đoàn quân TT (Về quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phần, địa bàn hoạt động, điều kiện chiến đấu): Sgk
3/Nêu HCRĐ, vị trí bài thơ?
Dựa vào SGK trả lời
- HS trình bày
3. Về bài thơ TT:
a. HCRĐ: Sgk;
b. Vị trí: Là bài thơ tiêu biểu cho đời QD. Được in trong tập “Mây đầu ô” (1986).
Nvụ2. HD Đọc hiểu VB
 Đọc cảm nhận chung về bài thơ?
Cá nhân HS phát biểu.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: *Âm hưởng thơ nhiều cung bậc, c/xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết, là những k/niệm đẹp’Đây chính là mạch l/kết giữa các đoạn thơ.
* Giao nhiệm vụ:
1. Câu hỏi thảo luận:
 Bức tranh (thiên nhiên, con người) Tây bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng, gần gũi được tái hiện trong nỗi nhớ của tác giả như thế nào?
- HS làm việc nhóm, Trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, chốt ý.
1. Bức tranh thiên nhiên, con người Tây bắc:
Hùng vĩ và dữ dội
- H/ảnh sông Mã, SKhao, MLát  -> những miền đất lạ.
- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, sương lấp, thác gầm thét, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên/xuống, cọp trêu người->sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi cảm=>Btranh hiểm trở, dữ dội.
- Âm hưởng: Ơi, chơi vơi, hơi, khơi (thanh bằng) ->cảm giác lạ tai gợi sự mung lung , âm u.
 ’ Btranh thiên nhiên đầy bí ẩn, nguy hiểm, hoang dại và dữ dội lại vừa gân guốc và chắc khỏe.
Thơ mộng và thi vị
- “Trôi dònghoađong đưa”
- Sương, hoa về, đêm hơi, nhà ai trong mưa
-> tạo những nét hư ảo, mềm mại tinh tế cho khung cảnh.
- Cơm lên khói, thơm nếp xôi 
-> mùi vị, hương thơm ngọt đẫm tình người.
- Hội đuốc hoa, xiêm áo, khèn man điệu->btranh sinh hoạt gắn bó tình quân dân.
 ’ Btranh đầy màu sắc, đường nét, đầy hương vị và thật thơ mộng, trữ tình.
 – Qua ngòi bút tài tình của QD, ông đã kết hợp độc đáo giữa chất họa, chất thơ một cách nhuần nhuyễn để qua TT hiện lên bức tranh thiên nhiên và con người vừa hùng vĩ dữ dội vừa gân guốc chắc khỏe nhưng cũng vừa thơ mộng và đầy thi vị, tất cả như hòa vào nỗi nhớ miên man của người nghệ sĩ đa tài. 
TIẾT 20
* Giao nhiệm vụ:
2. Câu hỏi thảo luận:
 Hình ảnh và vẻ đẹp vừa hào hùng bi tráng, vừa hào hoa lãng mạn của người lính TT được thể hiện như thế nào qua nỗi nhớ của nhà thơ?
- HS làm việc nhóm, Trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, chốt ý.
-KNS: Ta học được ở các anh một tinh thần vượt khó, một cách sống.
2. Hình ảnh người lính Tây Tiến:
Hào hùng bi tráng
- Ngàn thước lên/xuông,->đường hành quân gian nan vất vã;
- Không mọc tóc, xanh màu lá, gục lên súng mũ,-> khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật hành hoành;
- Dữ oai hùm, mắt trừng, chẳng tiếc đời xanh, mồ viễn xứ, áo bào thay chiếu-> vừa cứng cỏi mạnh mẽ vừa cảm động.
 ’H/ảnh người lính hiện lên thật hào hùng và bi tráng, xem thường gian khổ, hi sinh.
Hào hoa lãng mạn
- Súng ngửi trời->tinh nghịch , kiêu hãnh;
- Đêm mơ HN-dáng kiều-thơm;
- Kìa em; 
- Gởi mộng, xây hồn thơ;
- Nhớ dáng người trên độc mộc
->Tất cả là những kỉ niệm đẹp và mềm mại trong tâm hồn người lính.
 ’ Gợi ra được chất trữ tình sâu lắng, vừa thể hiện chất hào hoa Lmạn của những anh hùng-người lính Tây Tiến.
 – Lồng vào bức tranh thiên nhiên, con người Tây Bắc là hình ảnh người lính TT hào hùng mạnh mẽ, nhưng cũng không kém phần hào hoa Lmạn. Tất cả như hiện về qua nỗi nhớ của nhà thơ.
3. Câu hỏi thảo luận:
 Tinh thần và chí nguyện của những người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào trong bài thơ.
 Phân tích chất tạo nên tính sử thi trong bài thơ ?
 HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4, trình bày.
-KNS: Ta học được ở các anh một lí tưởng anh hùng, một tình yêu tổ quốc.
3. Lí tưởng và tinh thần chiến đấu:
- Một đi không hẹn ước;
- Một chia phôi;
- Chẳng về xuôi,
 –-Như những lời thề, quyết thực hiện bằng được chí nguyện-dù cho đối diện với muôn vàng khó khăn-kể cả cái chết;
- Lời thơ cảm động nhưng không bi lụy mà lại bi hùng-->chất sử thi.
 4. Những nét độc đáo của bài thơ được thể hiện dưới những hình thức(NT) nào? (Ngôn ngữ, cách miêu tả, sử dụng từ ngữ?)
 HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4, trình bày.
4. Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn;
- Ngôn ngữ tạo hình;
- Kết hợp nét bút miêu tả: vừa gân guốc chắc khỏe, vừa mềm mại thi vị (B-Trắc).
- Cách miêu tả h/ảnh người lính gây ấn tượng;
- Sử dụng từ Hán-Việt (áo bào,Bcương,Viễn xứ..) : trang trọng;
- Kết hợp hài hòa gữa chất họa-Thơ-nhạc.
Hoạt động 3,4. Luyện tập, Vận dụng (5ph)
Phương pháp:
Kĩ thuật:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Cặp câu thơ “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Thể hiện:
a.   Chí khí của người lính Tây Tiến
b. Đời sống tình cảm của lính Tây Tiến
c. Cái chí và cái tình của người lính
d. Lòng căm thù quân giặc và nỗi buồn nhớ về Hà Nội
- Anh/chị hãy giải thích thêm về điều đó.
- HS suy nghĩ cá nhân, trả lời.
- Câu c.
- Lưu ý: Mắt trừng 
gửi mộng /Đêm mơ 
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng (5ph)
Phương pháp:
Kĩ thuật:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Bài thơ giàu chất họa, vậy từ bài thơ, anh/chị hãy phát họa một “bức tranh về bài thơ Tây Tiến”
- HS hoạt động nhóm, trình bày sản phẩm trên bảng phụ, đại diện nhóm thuyết trình về “bức tranh”
- Đạt “chất họa” trong bài thơ
IV. Tổng kết, dặn dò và hướng dẫn học bài
1. Tổng kết, hướng dẫn học bài
- Là bài thơ hay thời K/c chống Pháp;
- TT đã khắc họa thành công hào khí và tâm hồn người lính-vừa bi tráng hào hùng vừa hào hoa Lmạn. Giọng thơ là một niềm nhớ nhung, hồi ức(cảm hứng chủ đạo) ’tất cả tạo nên bức “tượng đài bất tử về người lính TT”
2. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học”
V. Bổ sung, rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_12_tiet_1920_tay_tien.doc