Giáo án Ngữ văn bài 2: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Giáo án Ngữ văn bài 2: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Bài 2:

NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ

I. Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh:

+ Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

+ Có ý thức tiếp thu những quan điểm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm.

+ Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng hoàn thiện bản thân.

II. Phương tiện dạy học

- SGK

- Máy chiếu

- Phiếu học tập

III. Cách thức tiến hành

- GVnêu vấn đề, học sinh trao đổi thảo luận.

- Tích hợp với đọc văn- tiếng Việt và kinh nghiệm trong cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn bài 2: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: 
Nghị Luận
về một tư tưởng, đạo lý
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh:
+ Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
+ Có ý thức tiếp thu những quan điểm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm.
+ Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng hoàn thiện bản thân.
II. Phương tiện dạy học
- SGK
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
III. Cách thức tiến hành
- GVnêu vấn đề, học sinh trao đổi thảo luận.
- Tích hợp với đọc văn- tiếng Việt và kinh nghiệm trong cuộc sống.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- GV: Gọi 1 hs đọc đề trong Sgk/20
- HS: 1hs đọc các câu hỏi theo dõi Sgk.
- GV: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm (5 phút). Chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? Em hiểu về vấn đề đó như thế nào?
+ Nhóm 2: Với nhận thức hs ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp con người cần rèn luyện phẩm chất nào?'
+ Nhóm 3: Với đề bài trên, cần vận dụng thao tác lập luận nào?
+ Nhóm 4: Bài viết này cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?
- HS: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, ghi chép, sau khi thảo luận xong cử đại diện lên trình bày.
- GV: Gọi đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung và gợi ý.
- GV: Hiện nay có một số hiện tượng thanh niên quan niệm " sống đẹp" là hưởng thụ các thú vui, cảm giác lạ với ma tuý, mại dâm, thuốc lắc, điện tử, đua xe? Suy nghĩ của em về quan niệm đó?
- HS: Suy nghĩ và trả lời
- GV: Có thể gợi ý để học sinh tham khảo: Lấy lý tưởng sống của thanh niên trong những năm kháng chiến:
+ Người ra đi đầu không ngoảng lại
 Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
 ( Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
+ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
 (TâyTiến- Quang Dũng)
+ Ta đã là con của vạn nhà.
 Là em của vạn kiếp phôi pha
 Là anh của vạn đầu em nhỏ
 Không áo cơm cù bất, cù bơ.
 ( Từ ấy- Tố Hữu)
- Gv: Gọi 1-2 HS lấy dẫn chứng về lí tưởng sống trong văn học?
- HS: Tích hợp với đọc văn để trả lời câu hỏi.
- GV: Với đề bài này, cần mở bài theo cách nào? 
- HS: Suy nghĩ độc lập để trả lời câu hỏi.
- GV: Gợi ý cho hs một số mở bài để hs tham khảo.
- GV: Phần thân bài cần trình bày những vấn đề gì?
- HS: Tham khảo Sgk để trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung và khái quát lại.
- GV: Phần kết bài theo em cần trình bày như thế nào?
- HS: Trao đổi theo bàn, tham khảo Sgk để trả lời
- GV: Nhận xét và khái quát lại.
- GV: Sau khi tìm hiểu đề bài trên, em hãy cho biết nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý?
- HS: Suy nghĩ độc lập để đưa ra nhận thức của mình.
- GV: Nhận xét, gọi HS khác bổ sung và định hướng lại.
- GV: Gọi HS đọc phần Ghi nhớ SGK/21.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn làm bài tập Sgk/21.
- GV: Gọi 1 HS đọc văn bản bài tập 1.
- HS: 1 HS đọc, các HS khác theo dõi Sgk.
- GV: Nhận xét
- GV: Vấn đề mà Gi.Nê-ru đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung hãy đặt tên cho văn bản?
- GV: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm(5 phút). Chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1+4: ý a.
+ Nhóm 2+5: ý b.
+ Nhóm 3+6: ý c.
- HS: Tự cử nhóm trưởng, thư ký ghi chép kết quả thảo luận. Sau khi thảo luận xong cử đại diện lên trình bày.
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bổ sung lẫn nhau
- GV: Nhận xét và khái quát lại 
I. Lý thuyết
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
* Đề bài
Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi ban?
(Một khúc ca)
a. Tìm hiểu đề
+ Câu thơ trên: Tố Hữu đưa ra quan điểm: sống đẹp.
- Trong những năm đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến. Với mỗi thanh niên sống đẹp: đi theo tiếng gọi của non sông, đất nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
- Khi đất nước mới hoà bình: "sống đẹp" chính là lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, kiến thiết đất nước.
- Ngày nay: Lí tưởng sống đẹp là học tập, tu dưỡng đạo đức, mang tri thức phục vụ cho sự phát triển của đất nước theo hướng CN hoá, HĐ hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Biết chia sẻ với những bất hạnh của đồng loại.
- Không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc, mại dâm..), tích cực tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh.
* Với đề bài trên cần vận dụng thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích.
* Tư liệu thuộc các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, đạo đức để làm dẫn chứng.
- Cần đưa ra các dẫn chứng trong văn học để bài viết phong phú và quan niệm sống đẹp cũng được các nhà thơ, nhà văn thể hiện trên những trang viết và trở thành kim chỉ nam cho hành động của một thế hệ thanh niên Việt Nam.
b. Lập dàn ý
* Mở bài:
 - Có thể trình bày theo nhiều cách: 
+ Diễn dịch.
+ Quy nạp.
+ Phản đề .
- Sau khi giới thiệu vấn đề, cần dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.
* Thân bài:
- Giải thích thế nào là "sống đẹp".
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
* Kết bài: 
- Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
- Đây là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của một con người.
- Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng nhắc nhở, động viên mọi người.
- Rút ra bài học và phương châm sống của bản thân.
2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưỏng đạo lý
- Giải thích rõ tư tưởng đạo lý cần bàn.
- Phân tích và chủ ra những quan niệm đúng đắn của tư tưỏng và phê phán những qua niệm sai lầm của vấn đề đang bàn luận.
- Đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho tính đúng đắn hoặc sai lầm của vấn đề.
- Bình luận về ảnh hưởng, giá trị của tư tưởng, đạo lý đó.
- Rút ra bài học về nhận thức và hành động cụ thể về tư tưởng đạo lý đó.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Vấn đề nghị luận: Văn hoá và sự khôn ngoan của con người.
* Gợi ý: tên cho văn bản
+ Văn hoá và sự khôn ngoan- Vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.
+ Văn hoá và sự khôn ngoan- Phẩm chất trí tuệ đáng quý.
b. Thao tác lập luận
- Giải thích:
+ Văn hoá là sự phát triển..
+ Văn hoá là ứng xử..
+ Văn hoá là kỹ năng hiểu và làm..
- Phân tích: một trí tuệ có văn hoá
+ Đưa ra dẫn chứng chứng minh của nhà thơ Hy Lạp.
- Bình luận: Nêu ra ý nghĩa của văn hoá và sự khôn ngoan.
- Dự định" Trong tương lai sắp tới".
c. Diễn đạt
- Dùng câu hỏi tu từ.
- Chuẩn xác, mạch lạc.
- Có dẫn chứng minh hoạ.
- Phép liên tưởng, phán đoán.
- Câu phủ định,
V. Hướng dẫn về nhà
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 ở nhà.
- Tìm đọc thêm các bài viết về tư tưởng, đạo lý trong các tài liệu khác.
- Soạn " Tuyên ngôn độc lập"(Hồ Chí Minh).

Tài liệu đính kèm:

  • docNghi luan ve mot TT dao ly.doc