Giáo án Ngữ văn 12 tuần 8, 9 Đọc văn: Việt Bắc -Trích (Tố Hữu)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 8, 9 Đọc văn: Việt Bắc -Trích (Tố Hữu)

Tiết 22, 25, 26

Tuần : 8, 9 Đọc văn: VIỆT BẮC

 -Trích (Tố Hữu) -

A. Muc tiêu: Giúp HS

1. Kiến thức:

- Nắm được nét chính về đường đời, đường cách mạng, đường thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu.

- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về ý nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.

3. Thái độ: Yêu thích văn học, đặc biệt là nền văn học kháng chiến. Trân trọng sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu, trân trọng cuộc sống hôm nay.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 8, 9 Đọc văn: Việt Bắc -Trích (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22, 25, 26
Tuần : 8, 9 Đọc văn: VIỆT BẮC 
 -Trích (Tố Hữu) - 
A. Muc tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Nắm được nét chính về đường đời, đường cách mạng, đường thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu.
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về ý nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. 
3. Thái độ: Yêu thích văn học, đặc biệt là nền văn học kháng chiến. Trân trọng sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu, trân trọng cuộc sống hôm nay.
B. Phương tiện dạy học:
- Gv: tham khảo tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, SGV, thiết kế bài dạy, giáo án.
- HS: đọc SGK, sách tham khảo, soạn bài trước.
C. Phương pháp tiến hành:
- Kết hợp các phương pháp phát vấn, diễn giảng,bình giảng thảo luận nhóm 
- Động não suy nghĩ tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ. Trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ
D. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến(Quang Dũng)?
 3. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Phần một: Tác giả
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử
GV cho HS đọc lướt để có ấn tượng chung, ghi nhớ những ý chính
Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn?
HS đọc, ghi nhớ và trả lời trên các ý cuộc đời Tố Hữu chia làm 3 giai đoạn.
Phần một: Tác giả (1 tiết)
I.Vài nét về tiểu sử:
- Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
- Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ.
GV cần nhấn mạnh bảy chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH ( nhất là 5 tập thơ đầu)
GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu.
-Nhóm 1: Tập Từ ấy
Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình
- Nhóm 2: Tập Việt Bắc
- Nhóm 3: Tập Gió lộng
- Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa
- GV gọi 1 đên 2 HS tóm tắt nội dung chính của hai tập kế tiếp.
Sau cùng GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
HS chia thành các nhóm, chuẩn bị thảo luận.
Nhóm 1 thảo luận, trình bày nội dung chính của tập thơ. Tập thơ chia làm 3 phần, nội dung của các phần HS dựa vào SGK trả lời.
Nhóm 2 thảo luận, dựa vào SGK trình bày 4 nội dung chính.
Nhóm 3 thảo luận, trình bày 3 nội dung chính trong sách GK.
Nhóm 4 thảo luận trình bày nội dung chính: Tất cả là âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nướ và niềm tin chiến thắng.
HS dựa vào SGK trả lời.
II. Đường cách mạng, đường thơ: 
1.Từ ấy: (1937- 1946)
- Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. 
- Gồm có 3 phần:
a. Máu lửa: 
b.Xiềng xích: 
c. Giải phóng : 
2. Việt Bắc: (1946- 1954)
3. Gió lộng: (1955- 1961)
4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977): 
5.Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ): 
=> Từ cái Tôi - chiến sĩ -> cái Tôi – công dân càng về sau là cái Tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. 
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu.
- Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?
- Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị? Sau khi HS trả lời GV giải thích trữ tình chính trị thể hiện ở những điểm nào.
- Em chứng minh thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà?
HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu dưới sự hướng dẫn của GV.
HS trả lời ở 2 mặt về nội dung và nghệ thuật
HS trả lời
Dự kiến HS trả lời về thể thơ, về ngôn ngữ. 
II. Phong cách thơ Tố Hữu:
a.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
b. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà
- Về thể thơ:
+ Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
- HĐ 4: Hướng dẫn HS kết luận
Cảm nhận chung của em về nhà thơ Tố Hữu?
HS trả lời
IV. Kết luận:
 Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.
Phần hai: Tác phẩm
* Tiết 1
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chung xoay quanh tác phẩm.
- Em cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Sau khi HS trả lời GV cho HS ghi vào vở để khắc sâu. Vì hoàn cảnh ra đời thường hay ra trong các kỳ thi.
- Vị trí đoạn trích?
HS tìm hiểu những vấn đề xoay quanh tác phẩm qua những câu hỏi gợi tìm của GV
HS dựa vào SGK trả lời
HS trả lời
Phần hai: Tác Phẩm (2 tiết)
I.Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác: 
 Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa thắng lợi. Tháng 10-1954 các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu về xuôi. Trong không khí bịn rịn nhớ thương của kẻ ở người đi, Tố Hữu làm bài thơ này.
2.Vị trí: Thuộc phần I ( Bài thơ gồm 3 phần)
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu tác phẩm.
Toàn bài thơ là hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại, giữa ta và mình rất đậm đà. GV có thể cho HS đọc phân vai: người ra đi, người ở lại.
- Tìm những chi tiết thể hiện sắc thái tâm trạng?
- Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng lặp đi lặp lại những câu hỏi, đó là những câu hỏi nào, có tác dụng gì?
* Bình luận vẻ đẹp của lối nói giao duyên trong bài thơ về cách xưng hô.
- Kỉ niêm hiện về dồn dập trong lòng nhà thơ, đó là những kỉ niệm nào? Tìm những hình ảnh minh hoạ.
- Em nhận xét gì về lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
- Lời đối đáp thực chất là lời của ai?
GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận với 2 nội dung.
- Nhóm 1: Cảnh Việt Bắc
- Nhóm 2: con người, cuộc sống VB
Sau khi 2 nhóm trình bày GV gọi 1 đến 2 HS cảm nhận về đoạn thơ: Ta về mình có nhớ taân tình thuỷ chung? 
 Sau khi HS nêu cảm nhận, GV bình đoạn này.
*Tiết 2
- Khung cảnh hoành tráng của VB đã được TH khắc hoạ ra sao? Về không gian, hoạt động, hình ảnh, âm thanh?
- Đoạn thơ thể hiện cảm hứng gì?
-Tìm những câu thơ thể hiện vai trò đặc sắc của VB?
-Sức mạnh nhât định của VB là gì?
- Cảm nhận của em về đoạn thơ cuối? GV hướng HS từ câu Ở đâu đau đớn giống nòiquê hương cách mạng dựng nên cộng hoà
* Lối sống giản dị phong thái ung dung tự tại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Các em đã học phong cách thơ TH, vậy qua đoạn trích này các em tìm ra nét nghệ thuật độc đáo?
GV đặt câu hỏi thảo luận cho cả lớp: Em hãy chứng minh đoạn trích thể hiện nghệ thuật đậm đà tính dân tộc?
- Sau khi học xong về nội dung và nghệ thuật , em rút ra chủ đề đoạn trích?
HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết
GV đặt câu hỏi HS tổng kết trên hai mặt nghệ thuật và nội dung
- Tìm đọc toàn bộ bài thơ
- Chọn bình giảng một đoạn thơ em thích.
HS đọc - hiểu tác phẩm qua hướng dẫn của GV.
Một HS đọc diễn cảm, cả lớp chú ý, cảm thụ.
HS tìm những chi tiết: mình đi có nhớ, mình về có nhớ. Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Tiếng aibiết nói gì hôm nay.
HS tìm các hình ảnh suối lũ, mây mù, cơm chấm muối, thù nặng vai, trám bùi để rụng, măng mai để giàMình đi cóp nhớ những nhàlòng son
Nhóm 1 thảo luận, trình bày: -Thiên nhiên núi rừng VB với những hình ảnh ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng, những núi rừng, những sông suối
Nhóm 2 thảo luận trình bày nội dung gắn với những chi tiết: đắng cay ngọt bùi, chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
HS trình bày về nghệ thuật điệp từ của đoạn thơ
HS nêu cảm nhân riêng của mình
HS Dựa vào SGK trả lời ở đoạn: Những đường VB của ta..đèn pha bật sáng như ngày mai lên
HS trả lời cảm hứng ngợi ca
HS tìm: Miếng cơmthù nặn vai.Mình đây ta đóngọt bùi .Núi giăngrừng vây quân thù
HS cảm nhận được trong những ngày kháng chiến gian khổ VB là nơi có cụ Hồ sáng soi, có trung ương chính phủ luận bàn việc công.
Cả lớp thảo luận chung theo từng bàn sau đó trả lời.
HS trao đổi trả lời.
HS thảo luận chung, sau đó đại diện trả lời.
HS tổng kết dưới sự hướng dẫn của GV
II. Đọc - hiểu:
1. Sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình:
a. Sắc thái tâm trạng:
- Qua những câu hỏi: mình đi có nhớ, mình về có nhớ -> xúc động, bâng khuâng, đầy âm hưởng trữ tình.
- Mười lăm năm sống, gắn bó với biết bao tình cảm sâu đậm, mặn nồng.
->Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn, xúc động, xen lẫn tự hào.
- Kỉ niệm hiện về dồn dập, đong đầy trong lòng nhân vật trữ tình:
+ Nhớ những ngày kháng chiến gian khổ, gắn bó keo sơn, cùng chia sẻ mọi cay đắng, ngọt bùi:
+ Nhớ tình nghĩa đồng bào sâu đậm.
+ Nhớ những căn cứ địa cách mạng: Tân Trào, Hồng Thái
=>Tất cả là những ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.
b. Lối đối đáp:
- Lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca: Sử dụng đại từ ta, mình.
- Bên hỏi bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng -> Thực chất là lời độc thoại nội tâm, là biểu hiên tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ
2. Cảnh và người Việt Bắc qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình:
a. Cảnh:
- Vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng, thi vị gợi nét riêng độc đáo.
- Đặc biệt là vẻ đẹp bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
-> Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, gợi cảm, thơ mộng đầy sắc màu.
b.Con người, cuộc sống:
- Cuộc sống, sinh hoạt nghèo khó, thiếu thốn nhưng đầy tình nghĩa.
+ Có người mẹ nuôi quân
+ Những ngày tháng gian khổ nhưng đầy lạc quan
+ Cuộc sống sinh hoạt của bản làng.
-Con người bình dị, cần cù: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái mănghọ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
- Từ nhớ lặp lại -> giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng.
=>Thiên nhiên luôn gắn bó gần gũi, tha thiết, hoà quyện với con người. Tất cả ngời sáng trong tâm trí nhà thơ.
3. Khung cảnh, vai trò của Việt Bắc 
a. Khung cảnh Việt Bắc: 
- Không gian núi rừng rộng lớn
- Hoạt động tấp nập
- Hình ảnh hào hùng
- Âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức
-> Khung cảnh chiến đấu hoành tráng tạo khí thế mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì tổ quốc độc lập, tự do.
- Cả dân tộc đã lập nên những kỳ tích những chiến công gắn với các địa danh: Phủ Thông, Đèo Giàng, Sông Lô. Phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên
=> Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt.
b. Vai trò của Việt Bắc 
- Sức mạnh của lòng căm thù.
- Sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: 
- Địa thế rừng núi che chở, cưu mang, đùm bọc: 
- Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân:
=>Cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng, tất cả tạo thành hình ảnh Đất nước đứng lên.
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, nơi hội tụ bao tình cảm, niềm tin và hy vọng của mọi người dân yêu nước. 
4. Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc.
- Cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình
- Hình thức tiểu đối của ca dao - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Sử dụng nhuần nhuyển phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian 
** Chủ đề: VB là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giàu tính dân tộc.
- Thể thơ truyền thống vận dụng tài tình
2.Nội dung: VB là khúc ân tình chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả. Cái chung hoà trong cái riêng, cái riêng tiêu biểu cho cái chung. Tình cảm, kỉ niệm đã thành ân tình, tình nghĩa với đất nước, với nhân dân và cách mạng.
IV. Hướng dẫn tự học:
4. Củng cố, dặn dò:
- Nắm vững nội dung của năm tập thơ đầu, phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
- Việt Bắc là khúc ân tình cách mạng. Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng trữ tình, con người Việt Bắc thủy chung, gần gũi, giản dị Tất cả khắc sâu trong lòng nhà thơ.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
5. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 12.doc