Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 3 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 3 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 3

Tiết: 07,08

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

(Phần 2:Tác phẩm) - HCM

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

- Phần một: nêu nguyên lí chung;

- Phần hai: vạch trần những tội ác của thực dân pháp;

- Phần ba: tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững.

 2. Kỹ năng:

 Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trung thể loại.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu liên quan.

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 3 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết: 07,08
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Phần 2:Tác phẩm) - HCM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức: 
- Phần một: nêu nguyên lí chung; 
- Phần hai: vạch trần những tội ác của thực dân pháp; 
- Phần ba: tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững.
	2. Kỹ năng:
	Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trung thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu liên quan.
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
 HĐ1
- Cho HS đọc SGK và phát biểu theo các yêu cầu sau:
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác của bản tuyên ngôn?
+ GV tổng hợp – đôi nét về lịch sử VN.
+ Đối tương của bản tuyên ngôn, mục đích?
+ GV gợi cho HS nhớ lại quan điểnm sáng tác của Hồ Chí Minh.
HĐ 2
- GV hướng dẫn HS đọc và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn, tại sao HCM trích dẫn 2 bản tuyên ngôn độc lập 1776 của Mĩ và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1791 của Pháp?
+ Pháp dùng chiêu bài khai hóa, bảo hộ để đến nước ta, nhưng thực chất trong hơn 80 năm Pháp đã làm gì?
+ Tìm các dẫn chứng tố cáo tội ác của Pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá
->chính trị: tước đoạt tự do dân chủ; thi hành luật pháp dã man, chia để trị; khủng bố; thực hiện chính sách ngu dân; đầu độc 
 ->kinh tế: bóc lột; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng; sưu thuế nặng nề; đè nén, khống chế các nhà tư sản; gây ra thảm hoạ 2 triệu đồng bào ta chết đói -- -> văn hoá 
* GV giảng: Dân tộc ta:
-> Gan góc chống Pháp trên 80 năm, đứng về phe đồng minh chống phát xít.
-> Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.
+ Nhận xét giọng văn tác giả dùng trong đoạn này: Sử dụng biện pháp liệt kê; trùng điệp; câu văn ngắn dài; giọng văn hùng hồn, đanh thép; dẫn chứng cụ thể, hình ảnh gợi cảm để tố cáo tội ác của Pháp.
+ Lời tuyên bố độc lập?
+ Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bản tuyên ngôn độc lập?
* Cho HS đọc một đoạn tiêu biểu để chứng minh.
+ Ý nghĩa của văn bản?
- HS đọc ghi nhớ và làm bài tập luyện tập.
- GV gợi phần luyện tập:
+Lập luận, lí lẽ.
+ Bằng chúng và ngôn ngữ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Hòan cảnh sáng tác :
 - Ngày 19/8/1945, CMT8 thành công.
 - Ngày 26/8/1945 Chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
 - 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản tuyên ngôn Đọc lập khai sinh ra nước VN mới. 
2.Thể loại: Văn chính luận
3. Đối tượng và mục đích của bản tuyên ngôn: 
 - Đối tượng: nhân dân VN và nhân dân Thế giới.
 - Mục đích: Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc VN, bác bỏ luận điệu của bọn xâm lược trước dư luận TG đồng thời khẳng định ý` chí bảo vệ độc lập dân tộc.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
 a.Cơ sở pháp lí: 
 - Khẳng định quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
 - Tích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp:
 + Nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.
 + Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, HCM suy rộng ra quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc.
 -> Dùng thuật “gậy ông đập lưng ông”.
 -> Lập luận sáng tạo “Suy rộng ra”
b. Cơ sở thực tế:
- Tội ác 80 năm:
+ Đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
+ Vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt, man rợ của Pháp: 
 ->Lợi dụng lá cờ “bình đẳng, bác ái ” để cướp nước ta.
 ->Bóc lột ta về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá 
- Tội ác trong vòng 5 năm (1940 - 1945)
+ Bán nước ta hai lần cho Nhật
+ Thẳng tay khủng bố Việt Minh
-> Lời kết án đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù.
c. Tuyên bố độc lập:
- Tuyên bố thoát li hẳn quạn hệ thực dân với Pháp.
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp.
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của VN
- Nhân dân VN quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
 - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
 - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm
 - Giọng văn linh hoạt (hùng biện, trữ tình)
3. Ý nghĩa:
 - Văn kiện lịch sử vô giá: tuyên bố trước đồng bào và thế giới:
 + Quyền tự do, độc lập của dân tộc VN.
 + Quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do ấy.
 - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tình yêu chuộng độc lập, tự do.
 - Là một áng văn chính luận mẫu mực. 
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Chứng minh rằng tuyên ngôn độc lập không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực.
	- Xem lại bài giữ gìn sự trong sáng của TV và làm bài luyện tập ở nhà.
Tiết 9
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (tt)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng TV không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án, sgk, sgv
 	- HS: Soạn bài, sgk
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của TV.
- Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Phân tích hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng tiếng Việt
- Cảm nhận và phân tích được cái hay, cái đẹp của những lời nói và câu văn trong sáng.
- Sử dụng TV trong giao tiếp đúng quy tắc, chuẩn mực, linh hoạt, có sáng tạo trên những quy tắc chung.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
 	Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
 	1. Ổn định lớp:
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
 	 3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1
- GV cho HS làm việc theo nhóm .
HĐ2
- HS đại diện nhóm trình bày bảng
- GV gợi ý cho các nhóm nhận xét và kết luận.
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1/33
 Tính chuẩn xác : là biểu hiện về sự trong sáng của ngôn ngữ:
Kim Trọng: rất mực chung tình 
Thúy Vân: cô em gái ngoan 
Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thuờng biết điều mà cay nghiệt .
Thúc Sinh: sợ vợ 
Từ Hải: chợt hiện lên, chợt biến đi như vì sao lạ
Tú Bà: màu da nhờn nhợt 
Mã Giám Sinh:mày râu nhẵn nhụi
Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề xoen xoét
xác trong cách dùng từ của ND .
Bài tập 2/34
 Đọan văn bị lược đi một số dấu câu do đó lời văn không gãy gọn, ý không sáng tỏ, sửa lại:
“Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông .Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình –những dòng nước khác .Dòng ngôn ngữ cũng vậy – một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc , nhưng nó không được phép gạt bỏ , từ chối những gì thời đại đem lại.” (Chế Lan Viên)
1. Bài tập 1/44
- Các câu b, c, d là những câu trong sáng.
- Câu a không trong sáng (có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ và CN (muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn) và chủ ngữ của động từ đòi hỏi, trong khi đó các câu b, c, d thể hiện rõ các thành phần NP và các quan hệ ý nghĩa trong câu .
2. Bài tập 2/45
Trong lời quảng cáo dùng 3 hình thức biểu hiện cùng nội dung: ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày Tình yêu .
=> Cùng biểu hiện ý nghĩa cao đẹp là tình cảm con người. Có thể chỉ dùng: ngày Tình yêu.
4. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói, về sự học hỏi trong cách nói năng hằng ngày.
- Xem lại những bài văn của anh (chị) và chữa những lỗi diễn đạt chưa trong sáng.
- Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
NTL, ngày 16 tháng 08 năm 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc