Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 28 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 28 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 28

Tiết 80,81

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

(Trích – Sô-Lô-Khốp)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

- Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận.

- Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thực.

- Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật

 2. Kỹ năng:

 Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn tự sự, truyện dịch).

 3. Thái độ:

 Trân trọng số phận con người và tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1316Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 28 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28	
Tiết 80,81
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Trích – Sô-Lô-Khốp)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận.
- Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thực.
- Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật
	2. Kỹ năng:
	Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn tự sự, truyện dịch).
	3. Thái độ: 
 Trân trọng số phận con người và tố cáo chiến tranh phi nghĩa.	
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Những nét chính về Mi-khai-in Sô- lô-khốp? 
- HS trình bày hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
HĐ2
- Hiểu biết của em về chiến tranh và số phận con người khi có chiến tranh?
- GV cho:
+ Tổ 1,2,3 tìm hiểu người lính Xô-cô-lốp (quá khứ dày vò anh như thế nào? những giọt nước mắt vô thức trong đêm cho ta biết điều gì?) 
- HS thảo luận nhóm: trình bày, nhận xét.
+ Tổ 4 tìm hiểu chú bé Va-ni-a? (Bé Vania có hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?)
- HS thảo luận nhóm: trình bày, nhận xét.
*GV những mất mát do chiến tranh gây ra:
- Những bất hạnh trong cuộc sống con người.
- Câu truyện mở đầu bằng cuộc gặp gỡ của nhân vật người kể chuyện (tác giả) với Xôcôlốp (46 tuổi) và bé Vania (5, 6 tuổi) tại một bến đò vào mùa xuân 1946. Anh lái xe kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ của mình và Vania. 
- Nghị lực của hai nhân vật?
- HS trao đổi nhanh và trình bày.
- GV giảng thêm về tính cách Nga và thái độ của tác giả:
+ Kiên cường, nhân hậu.
+ Số phận con người phụ thuộc vào bản thân con người. Cần có tình thương, nghị lực để vượt qua số phận bi đát.
+ Thái độ cảm thông, chia sẻ.
- Nghệ thuật tiêu biểu?
- HS trình bày và bổ sung.
- Gía trị của văn bản?
- HS trình bày, GV tổng hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Mi-khai-in Sô- lô-khốp (1905 – 1984), nhà văn Nga Xô viết; 
- Giải Nô-ben Văn học năm 1965; 
- Được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX. 
2.Tác phẩm: 
 Số phận con người được viết năm 1957, mười hai năm sau khi thế giới lần thứ hai kết thúc.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung: 
a. Chiến tranh và thân phận con người:
- Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nỗi: 
+ Đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; 
+ Vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; 
+ Sau chiến tranh, Xô-cô-lốp không biết đi đâu, về đâu.
- Chú bé Va-ni-a:
+ Lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đệm bạ đâu ngủ đó; 
+ Cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích.
b. Nghị lực vượt qua số phận:
- Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.
- Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.
 => Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô Viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
3. Ý nghĩa văn bản:
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
 	 4. Hướng dẫn tự học:
	- Đọc nhiều lần đoạn cuối: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ [] những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lan trên má anh” để thấy được ý chí và nghị lực, niềm tin ở tương lai của người dân Xô viết sau chiến tranh cũng như bút pháp trữ tình đằm thắm của Sô-lô-khốp.
	- Đọc và soạn bài: ông già và biển cả.
Duyệt tuần 28 - 14/02/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T28KTKN.doc