Giáo án Ngữ văn 12 tuần 25 tiết 73: Đọc thêm Mùa lá rụng trong vườn (trích) - Ma Văn Kháng

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 25 tiết 73: Đọc thêm Mùa lá rụng trong vườn (trích) - Ma Văn Kháng

- Đọc thêm MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN

 (Trích )

 Ma Văn Kháng

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1-Kiến thức

 -Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết .Từ đó thấy được sự quan sát tinh nhạy của nhà văn về những biến động đổi thay trong tư tưởng tâm lí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.

2-Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích tâm lí nhân vật

3-Thái độ: Trân trọng những giá trị của văn hoá truyền thống.

B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án.

2-Phương pháp:Đàm thoại(phát vấn phát hiện, lí giải minh họa tìm tòi, theo câu hỏi SGK)

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 25 tiết 73: Đọc thêm Mùa lá rụng trong vườn (trích) - Ma Văn Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25-TIẾT 73
NS: 21-2-2009
 - Đọc thêm MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
 (Trích )
 Ma Văn Kháng
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức
 -Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết .Từ đó thấy được sự quan sát tinh nhạy của nhà văn về những biến động đổi thay trong tư tưởng tâm lí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.
2-Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích tâm lí nhân vật
3-Thái độ: Trân trọng những giá trị của văn hoá truyền thống.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án.
2-Phương pháp:Đàm thoại(phát vấn phát hiện, lí giải minh họa tìm tòi, theo câu hỏi SGK)
C- CHUẨN BỊ:
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Lí luận về thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
D- TIẾN TRÌNH:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
3-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
*Tìm hiểu phần tiểu dẫn
Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Ma Văn Kháng?
*Hãy cho biết những nét chính về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn .
*Giáo viên gọi 3 học sinh đọc văn bản(chỉ đọc đoạn chính),Giáo viên đọc và hướng dẫn cho các em trả lời theo câu hỏi SGK.
Hỏi:Nhân vật Chị Hoài trong tác phẩm để lại cho anh chị ấn tượng gì? Vì sao mọi người trong gia đình với những tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều yêu quí chị Hoài
Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên.Sự xúc động sâu sắc của hai người có ý nghĩa gì?
Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta?
.
Em hãy tổng kết giá trị đoạn trích dựa trên hai mặt nội dung và nghệ thuật.
I –Tìm hiểu chung:
1- Tác giả :Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn quê gốc ở Hà Nội .Ông là một trong những nhà văn đi tiên phong trong quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975. Tác phẩm của Ma Văn Kháng bộc lộ sự nhạy cảm của nhà văn trước bao vấn đề đổi mới, thể hiện một vốn sống phong phú.
2-Tác phẩm: Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết viết về những mâu thuẩn ,xung đột giữa các thành viên trong gia đình ông Bằng , một gia đình nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp nay chao đảo khi xã hội chuyển mình xoá bỏ dần cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, bước sang nền kinh tế thị trường. Qua đó, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc trước cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.Tiểu thuyết này được tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 1986.
3-Xuất xứ: Đoạn trích rút từ chương 2 của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn .
II-Đọc chi tiết:
1-Nhân vật chị Hoài
-Chị Hoài là một người phụ nữ tình nghĩa ,thuỷ chung mang vẻ đẹp truyền thống .Chị có dáng người thon gọn ,khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và nụ cười rất tươi trong chiếc khăn len nâu của người phụ nữ nông thôn.Dù hiện tại đã có gia đình riêng với những quan hệ lo toan riêng nhưng nghe tin gia đình người chồng cũ đã hi sinh có chuyện không vui chị cũng lặn lội đường xa tới thăm ngay trong chiều ba mươi Tết. Sự có mặt của người dâu trưởng với những món quà quê giản dị chứa đựng tình cảm chân thành, với cách quan tâm đến từng người trong gia đình một cách mộc mạc và nồng hậu đã đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến bữa cơm cúng tất niên sang trọng và hân hoan một cách khác thường.Đó là tất cả những điều khiến mọi người trong gia đình , với những tính cách khác nhau nhưng đều yêu quí chị.
2-.Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên:
a- Diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên:
-Ông Bằng sững lại khi nhìn thấy chị HoàiMắt ông chớp chớp liên hồi,môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà. Còn chị Hoài “ Gần như không chủ động được mình, lao về phía ông BằngGọi nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”.Tác giả có hơi cường điệu nhằm nhấn mạnh sự xúc động trong tâm trạng hai nhân vật này bởi cả hai người đều lo lắng trước những biến động theo chiều hướng không vui của đại gia đình. Sự có mặt của chị Hoài khiến ông Bằng đỡ cô đơn, có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm nhằm khôi phục truyền thống gia đình trước nguy cơ bị băng hoại do tác động của thời cuộc.
b-Khung cảnh Tết và dòng tâm tư và lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ thật thiêng liêng , trang trọng, thể hiện sự giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. Khung cảnh Tết thật đầm ấm với khói hương, mâm cỗ thịnh soạn ,mọi người quây quần đông đủ Ông Bằng chỉnh lại trang phục , đứng trước bàn thờ khấn “ Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháuem và con đã mất và vẫn hằng sống , hằng vui buồn ,chia sẻ , đỡ nâng , dắt dìu tôi cùng các cháu, các con , các em”. Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên và nững người đã mất trong lễ cúng tất niên chiều ba mươi Tết đã trở thành một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng tự hào của dân tộc. Đúng như lời một nhà tư tưởng phương Tây đã khẳng định: “Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.
III-Tổng kết:Qua một đoạn trích ngắn vớicảm quan hiện thực nhạy bén, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình và cách dựng cảnh sinh hoạt đặc sắc,Ma Văn Kháng đã bày tỏ niềm lo âu sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.
4-Củng cố
-Khái quát lại kiến thức cơ bản của tác phẩm.
- Đọc kĩ lại tác phẩm, nhớ chi tiết.
 5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: “Một ngưòi Hà Nội” (Nguyễn Khải).

Tài liệu đính kèm:

  • docVo nhat.doc