Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 24

Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 24

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

 Nguyễn Minh Châu

A.Mục tiêu bài học:

Giúp hs:

1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật : đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu : mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

2. Kĩ năng:

 - Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 24	 
Tiết PPCT 70, 71– Văn học.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
	Nguyễn Minh Châu
---------------------------------------------------
A.Mục tiêu bài học: 
Giúp hs:
1. Kiến thức: 
	- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật : đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu : mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
2. Kĩ năng: 
	- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
B. Phương pháp thực hiện
 - Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
C. Phương tiện thực hiện:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB.
Ổn định,
 KTBC:
-Phân tích hai nhân vật Chiến và Việt, tìm những điểm giống nhau và khác nhau, ý nghĩa tư tưởng thẩm mỹ của chúng?
-Phân tích nhân vật chú Năm, người sở hữu tiếng hò đặc biệt, người ghi chép cuốn sổ gia đình.
-Cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn văn kể chuyện hai chị em Chiến – Việt khiên bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm.
- Việc chọn điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Thi trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” có tác dụng nghệ thuật như thế nào?
	3. Bài mới :
	* Giới thiệu:
	Nguyễn Minh Châu (NMC) “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
	Sự tinh anh, tài năng ấy thể hiện ở quá trinh đổi mới tư duy nghệ thuật. Văn học cách mạng trước 1975 thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng. Sau 1975 văn chương trở về với đời thường và NMC là một trong những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Khi làm cho người đọc, ý thức về sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ phức tạp thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người.
	Truyện CTNX của NMC giúp chúng ta hiểu rõ hơn hướng phát hiện đời sống và con người mới mẻ này.
Hoạt động của GV
H/đ của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc TD trước lớp.
- Trình bày những nét chính về tác giả.
- HS đọc, nêu những ý chính về tác giả.
Có thể là hs thuyết trình rồi gv nhân xét chốt ý chính.
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: 
 Nguyễn Minh Châu (1930-1989) 
 - Quê quán: Làng Thơi, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- 1950: tham gia quân đội là nhà văn quân đội.
- Sau 1975 văn chương Nguyễn Minh Châu đi vào cuộc sống đời thường.
-Là nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
-Năm 2000, ông được tăng giải thưởng HCM về văn học.
2. Tác phẩm chính: ( SGK)
?: Thời điểm ra đời của tác phẩm ?
- GV nêu đặc điểm tác phẩm
HS trả lời
3. Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Sáng tác : 1987
- Tác phẩm mang đậm phong cách tự sự triết luận dung dị đời thường 
 - Cho HS đọc văn bản.
 - Hay tóm tắt nội dung truyện.
- Tìm ý chính của truyện 
HS đọc, Cả lớp cùng theo dõi.( chia vai để học sinh đọc)
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Bố cục văn bản:
 - Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. (từ đầu ... biến mất)
 - Câu chuyện ở tòa án huyện.(còn lại)
*Hoạt động 2: H.dẫn Hs tìm hiểu những phát hiện của người nghệ sĩ.
? Phát hiện đầu tiên của người nghệ sĩ là gì?
?Ấn tượng của anh ta về cảnh đó ntn?
?Anh đã có cảm tưởng như thế nào về điều khám phá này?
?Anh có cảm xúc ntn khi phát hiện được điều đó?
?Em có nhận xét gì về người nghệ sĩ khi anh ta phát hiện được một cảnh đắt như vậy?
Nêu cảm nhận của người nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp đó.
2. Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
a. Chiếc thuyền ngoài xa với cảm nhận của người nghệ sĩ (phát hiện 1)(dc70)
- Suốt đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy.
- Là bức tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ.
- Tôi tưởng mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện ... cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
- Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào.
=> Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc khi khám phá được vẻ đẹp bất ngờ, lí thú của thiên nhiên.
- Khi chiếc thuyền đã vào bờ, người nghệ sĩ nhiếp ảnh phát hiện ra cảnh tượng gì và 
?Người nghệ sĩ có thái độ như thế nào ?
? Tác giả so sánh cảnh tượng diễn ra trước mắt với điều gì?
?Điều gì đã làm cho tác giả có sự so sánh như vậy?(quái đản ở chỗ nào)
?Nếu đặt mình vào địa vị người đàn bà em sẽ chọn cách xử sự nào?
Học sinh trả lời
HS lựa chọn 
-Ko để chồng đánh như vậy.
-Kêu cứu
-Khóc lóc van xin.
-Đánh lại hoặc bỏ chạy
b. Chiếc thuyền vào bờ với bức tranh cuộc đời (phát hiện 2)(d/c 71à 73)
- Cảnh tượng.
 + Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu.(dc)
 + Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác coi đánh vợ như 1 cách giải tỏa uất ức, đau khổ. 
- Thái độ : người nghệ sĩ kinh ngạc, bất bình. (anh vứt máy ảnh xuống đất chạy nhào tới – dc 72).
-Chuyện xảy ra như trong câu chuyện cổ đầy quái đản.
-Người đàn bà cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, ko hề chống trả, cũng ko tìm cách chạy trốn. Ngạc nhiên hơn nữa là khi người đàn bà chắp tay vái lạy đứa con trai vừa cứu mình rồi lại chạy thật nhanh về phía lão đàn ông ấy.
?Em nhận xét gì về những phát hiện của người nghệ sĩ ? ?:Người nghệ sĩ đã nghiệm ra điều gì về cuộc đời?
?:Những phát hiện của người nghệ sĩ đã gửi đến người đọc thông điệp gì về cuộc sống- con người - mối quan hệ giữa cuộc đời với nghệ thuật?
=> Cảnh tượng đầy nghịch lý, mâu thuẫn, đối lập
à Cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn.
* Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc sống nhưng không bao giờ cuộc sống cũng là nghệ thuật
chiếc thuyền ngoài xa mang đến cho người nghệ sĩ bức ảnh đẹp toàn bích nhưng chiếc thuyền ở gần lại phơi bày một hiện thực nghiệt ngã về thân phận con người
*Hoạt động 3: H.dẫn hs tìm hiểu câu chuyện ở tòa án.
 ?: Người đàn bà làng chài ở toà án huyện đã kể chuyện gì?
?:Tìm những lời tâm sự của người đàn bà hàng chài? 
GV: nó là mặt trái của bức tranh về vẻ đẹp thanh bình của thuyền và biển
?: Phùng và Đẩu có quan điểm ntn trước câu chuyện người đàn bà kể?
?Nguyên nhân đó là gì?
GV: Đẩu và Phùng nhìn lại mình
?Qua đây triết lí mà tác giả muốn gửi vào câu chuyện là gì?(người nghệ sĩ Phùng rút ra được điều gì?)
? Điều mà Phùng ngạc nhiên ở người đàn bà là gì?
GV: vui nhất là lúc nhìn đàn con được ăn lo...
?Phùng nhìn thấy nguyên nhân trong cách cư xử như vậy của người chồng là gì?
HS tóm tắt (cần nêu những nét chính)
Học sinh trả lời
Học sinh tìm chi tiết.
3. Câu chuyện ở tòa án huyện:
* Câu chuyện về người đàn bà làng chài:
- Đó là câu chuyện về sự thật cuộc đời
+ Đám đàn bà hàng chài chúng tôi phải có người đàn ông chèo chống
+ Phải sống cho con chứ không thể cho mình
+ Quý tòa đừng bắt con bỏ nó.
-> Phùng và Đẩu hiểu nguyên nhân thật sự những điều tưởng chừng như vô lí vừa xảy ra
+ Bề ngoài là người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu trước những trận đòn là tình thương vô bờ của người mẹ đối với con
+ Trong đau khổ người đàn bà vẫn chắt lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.
=> Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi đơn giản nhìn nhận sự vật hiện tượng trong đời sống
- Người nghệ sĩ Phùng khi nghe câu chuyện:
Ngạc nhiên xúc động thì ra đằng sau vẻ xấu xí, thô kệch của người đàn bà lạc hậu lại lấp lánh tình thương, lòng vị tha, đức hi sinh của người mẹ -> triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người: 
+ Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát vọng hạnh phúc thật nhỏ bé mà vẫn nằm ngoài tầm tay.
+ Sự tàn bạo nhiều khi sinh ra từ nghèo đói, vất vả.
?: Theo em truyện ngắn có những đặc sắc nghệ thuật gì?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: Tác giả đã nhập thân vào nhân vật tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường được sức khám phá đời sống. 
GV: Giọng điệu lão đàn ông thô bỉ, tàn nhẫn với từ ngữ tục tằn; lời nói của người đàn bà dịu dàng, độ lượng, xót xa
Nêu nhận xét, suy nghĩ, đánh giá.
4. Nghệ thuật:
a. Tình huống truyện
- Tạo ra tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện cuộc sống
-Lúc đầu Phùng nhìn đời, nhìn người dưới con mắt và sự rung động của người nghệ sĩ đam mê đi tìm cái đẹp. Sau đó, khi nghe câu chuyện thì Phùng lại nhìn với con mắt khác-> bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
b. Ngôn ngữ kể truyện đặc sắc
- Người kể truyện là Phùng -> lời kể khách quan, chân thực giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người
-Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo góp phần khắc sâu tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
*Hoạt động 5: H.dẫn hs tìm hiểu chủ đề.
- Tư tưởng chủ đề của tác phẩm là gì ?
-Hs phát biểu ý kiến.
5. Chủ đề tư tưởng :
- Cần có cái nhìn đa chiều về con người, cuộc sống. Đặc biệt người nghệ sĩ cần đổi mới tư duy nghệ thuật để phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới của đất nước.
*Hoạt động 6: H. dẫn hs tổng kết, đánh giá.
Đánh giá tổng quát về giá trị tác phẩm ? (GV gợi ý)
HS viết
III. Tổng kết:
- Vẻ đẹp ngòi bút NMC là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu con người (Khát vọng tìm kiếm, phát hiện vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, khắc khoải lo âu trước cái ác, cái xấu.)
- Vẻ đẹp của cốt cách nghệ sĩ đôn hậu, điềm đạm, chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra triết lý nhân sinh sâu sắc.
- Tác phẩm đặt ra những vấn đề mang tính thời sự nhưng có giá trị mọi thời, mọi người.
GV ra đề luyện tập:
So sánh quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong 2 truyện ngắn “Bức tranh” và “ Chiếc thuyền ngoài xa”
IV.Luyện tập:
-Bức tranh là sự tự nhân thức, tự phê phán của con người dưới ánh sáng của lương tâm và đạo đức.
-Chiếc thuyền ngoài xa là sự nhận thức và phê phán cái ác, cái xấu trong đời sống gia đình, xã hội.
	3.Củng cố, hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững nội dung phần đọc - hiểu.
- Tìm hiểu những nhân vật còn lại của tác phẩm.
- Soạn bài : Thực hành về nghĩa hàm ý
	4. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Giáo án tuần 24	 
Tiết PPCT 72– Tiếng Việt.
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
---------------------------------------
A . Mục tiêu bài học :
Giúp HS :
- Củng cố nâng cao kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ 
-Có kỹ năng lĩnh hội được hàm ý, kỹ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết
B. Phương tiện dạy học:
- SGK, Thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo
C. Phương pháp dạy học:
- Tổ chức HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong Sgk
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là nghĩa tường minh?
	Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
 3. Bài mới 	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1:Tìm hiểu chung
GV gợi ý cho hs nhớ lại khái niệm
- Hàm ý là gì?
- Để sử dụng hàm ý cần phải có những yêu cầu nào?
- Nêu khái niệm
 I.Ôn lại kiến thức đã học về hàm ý :
*. Khái niệm:
- Hàm ý là những thông tin không nói ra trực tiếp qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra. 
- Để sử dụng hàm ý, cần có hai yêu cầu sau đây:
+ Người nói( viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe(đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
*Hoạt động 2 : Thực hành
- Nhóm 1: Đọc bài tập 1 trong Sgk
- Phân chia thảo luận nhóm lên bảng trình bày nội dung
* Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1 : 
- Bài tập1 : Câu nói hàm ý của A-Phủ
Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý
II. Thực hành về hàm ý :
 * Bài tập 1 : 
- Lời đáp A-Phủ thiếu thông tin về số lượng bò bị mất 
- Lời đáp đó thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn hổ và niềm tin của A Phủ về việc bắt hổ
- Cách trả lời của A Phủ có hàm ý thừa nhận mất bò, khôn khéo muốn chuộc tội bằng việc lấy súng đi bắt bò để làm giảm cơn giận của Pá Tra à Câu trả lời nhiều hàm ý
- Nhóm 2: Đọc bài tập 2 trong Sgk
+ Nhóm 2 : 
-Bài tập 2
Câu nói hàm ý của Bá Kiến
Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý
* Bài tập 2:
 a. Câu nói của Bá kiến “ Tôi không phải là cái kho” Có hàm ý : (Tôi không đến mức nhiều tiền để lúc nào cũng có thể cho anh được) àtừ chối cho tiền 
- Cách nói như thế vi phạm phương châm cách thức nói rõ ràng rành mạch( mà thông qua hình ảnh cái kho)
b.Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi, nhưng những câu đó thực hiện hành động nói hướng tới đối tượng hay là một hành động chào của kẻ trên. Kiểu giao tiếp như vậy cũng là hàm ý 
- Lượt lời thứ nhất hàm ý là không muốn cho vì không có nhiều tiền ( cái kho- biểu tượng của của cải, tiền bạc)
- Lượt lời thứ hai ý nói Chí Phèo là đồ ăn bám
c. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Chí Phèo thì Chí không nói hết ý, chỉ bác bỏ hàm ý trong lời Bá Kiến, điều đó là hàm ý và được thể hiện rõ ở lượt lời cuối cùng “ Tao muốn làm người lương thiện”
- Nhóm 3: Đọc bài tập 3 trong Sgk
+ Nhóm 3 : 
Bài tập 3
- Câu nói hàm ý của bà đồ
Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý
* Bài tập 3:
a. Lượt lời thứ nhất bà đồ nói có hình thức hỏi nhưng nhằm gợi ý một cách lựa chọn khác cho ông đồ.
Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ bà cho rằng ông viết văn kém 
b. Bà đồ chọn cách nói hàm ý vì lý do tế nhị, lịch sự với chồng
- Nhóm 4: Đọc bài tập 1,4 trong Sgk
+ Nhóm 4 : 
Bài tập1, 4
-Câu nói hàm ý của A-Phủ
- Chọn câu trả lời đúng
* Bài tập 4 :
Chọn câu d là câu trả lời đúng
*Hoạt động 3: Cách thức tạo câu có hàm ý
 -GV hướng dẫn hs tổng kết cách thức tạo câu có hàm ý 
- Thảo luận
- Trình bày cách cấu tạo câu hàm ý
III. Cách thức tạo câu có hàm ý :
Để có một câu hàm ý người ta thường dùng cách nói vi phạm 1(hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó: sử dụng các hành động nói gián tiếp, chủ ý vi phạm phương châm về lượng, nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu, hay vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài giao tiếp, vi phạm phương châm cách thức nói mập mờ vòng vo
4. Củng cố , dặn dò: - Hàm ý là gì ? 
- Cách thức tạo câu hàm ý ntn ?
 - Soạn bài đọc thêm “ Mùa lá rụng trong vườn ”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 moi hoc ki II Tuan 24.doc