Giáo án Ngữ văn 12 tuần 15 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 15 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Tuần 15.

Tiết: 43,44

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

(Trích - Nguyễn Tuân)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Vè đẹp đa dạng của con sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng, tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân.

 - Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ; yêu mến con người lao động trong thời kỳ mới.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 15 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15. 
Tiết: 43,44 
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
(Trích - Nguyễn Tuân)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
	- Vè đẹp đa dạng của con sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng, tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân..
	- Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.
	3. Thái độ; yêu mến con người lao động trong thời kỳ mới.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- GV tổ chức cho HS nhớ lại và trình bày những nét cơ bản về tác giả NT (đã được học ở CTNV 11).
- Thể loại và xuất xứ tác phẩm?
- HS: Thiên tùy bút đã kế thừa những nét riêng biệt, đặc sắc nào trong phong cách nghệ thuật của NT về đề tài, nguồn cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ
*GV: không giống với NT trước CM, con người chỉ muốn xê dịch cho khuây cảm giác “thiếu quê hương”
* Cảm hứng chủ đạo: Nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước, mình đã không còn “thiếu quê hương”.
HĐ2 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà hung bạo:
+ Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận (câu 2 SGK), nhóm 2 bổ sung.
+ Nhóm 3 trình bày (dẫn chứng minh họa) kết quả thảo luận, nhóm 4 bổ sung.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà trữ tình: 
- Gọi 1 HS đọc các đoạn văn ở trang 190, 191.
- GV: Chứng minh rằng những đoạn văn viết về vẻ trữ tình của sông Đà cũng là kết quả của những công phu tìm tòi khó nhọc của một người nhất quyết không bao giờ chịu bằng lòng với những tri thức hời hợt.
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS có thể đơn cử 1 ví dụ: Để chắc chắn dòng Đà không hề đen-> mấy lần bay tạt ngang trên con sông, quan sát kĩ càng để đi đến quả quyết:
+ Vào mùa xuân: nước sông Đà có sắc xanh - xanh ngọc bích.
+ Mỗi độ thu về: lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.
- Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông Đà hung bạo? 
*GV gợi ý:
- Thoạt nhìn, em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến? Kết quả ra sao?
- Nguyễn Tuân cho thấy nguyên nhân làm nên chiến thắng của con người có hề bí ẩn không? Đó chính là điều gì?
- Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của NT, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?
* Cắt nghĩa theo cách cảm nhận của bản thân.
 - Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười -> trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
 - Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
-> Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.
 *Nét độc đáo trong cách khắc hoạ:
Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.
Tạo tình huống đầy thử thách để 
nhân vật bộc lộ phẩm chất.
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá 
tính, giàu chất tạo hình.
* Hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh Người lái đò sông Đà với tp Chữ người tử tù viết trước CM ở phương diện khắc họa con người. 
*Có thể xem NLĐSĐ như một khúc hùng ca, ca ngợi điều gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Nguyễn Tuân(SGK)
2. Tác phẩm: Người lái đò sông Đà rút ra từ tập tùy bút Sông Đà (1960) - kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân.
II.. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Sông Đà hung bạo và trữ tình:
- Hung bạo, dữ dằn: 
 + Cảnh đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dòng sông như cái yết hầu; 
 + Cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; 
 + Những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; 
 + Những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò;
- Sông Đà trữ tình và thơ mộng: 
 + Dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều;
 + Nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đạp riêng; 
 + Cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích, vừa trù phú, tràn trề nhựa sống;
 =>Qua hình tượng sông Đà, NT thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, NT đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
b. Hình ảnh người lái đò: 
- Là vị chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc (sóng, nước, đá, gió). Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò nắm lấy bờm sóng vượt qua trận thủy chiến ác liệt (đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trung vi vây bủa.) thuần phục dòng sông. Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương.
- Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: Sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước.
 =>Hình ảnh ông lái đò cho thấy NT đã tìm được nhân vật mới: nhưng con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các vang bóng một thời mà là những người lao động bình thường - chất “vàng mười” của Tây Bắc. Qua đây, nhà văn mốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
2.Nghệ thuật:
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình
3. Ý nghĩa văn bản:
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết the của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Người lái đò sông Đà;
	- Liệt kê dẫn chứng và phân tích hiệu quả vài biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để khắc họa hình tượng sông Đà;
	- Phân tích hình ảnh người lái đò trong cảnh vượt thác./.
	- Soạn bài “Chữa lỗi lập luân trong văn nghị luận”
 + Nhóm 1,2 : câu a,b trong lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm 
 + Nhóm 3,4 : câu a,b trong lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ 
 + Nhóm 1,2 : câu a,b trong lỗi liên về cách thức lập luận 
Tiết 45 
CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận.
- Cách sửa các lỗi về lập luận.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện, phân tích các lỗi về lập luận trong một số văn bản nghị luận.
	- Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận với lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Xem bài, làm bài theo sgk
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó nhận xét.
- HS thảo luận và trả lời:
+ Nhóm 1: đoạn văn a
+ Nhóm 2: đoạn văn b
Bài tập 2.
- Sau khi HS đưa ra cách chữa đoạn văn của mình, GV yêu cầu một HS khác nhận xét, sau đó GV kết luận.
- Đoạn văn a: nên thay từ “vắng vẻ” bằng một tính từ khác để phù hợp với các luận cứ.
- Đoạn văn b: thay bằng luận điểm “Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh”
- Đoạn văn c: Luận điểm cần sửa lại là “VHDG là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa”
* Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ về lỗi nêu luận điểm
HĐ2 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ.
- GV yêu cầu HS chỉ ra lỗi nêu luận cứ ở mỗi ví dụ và sửa lại cho đúng.
GV cho HS tham khảo đoạn văn đã sửa đúng.
*Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ về lỗi nêu luận cứ
HĐ3
- GV hướng dẫn HS tìm ra lỗi liên quan đến việc vận dụng cách thức lập luận.
- GV yêu cầu HS phân tích lỗi về cách thức lập luận và sửa chữa lại cho đúng
GV cho HS tham khảo đoạn văn
* HS nhóm 5,6 thảo luận 
- Bổ sung luận cứ
- Sắp xếp lại luận cứ cho phù hợp.
- HS suy nghĩ trả lời
*Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ về lỗi liên quan đến cách thức lập luận.
I. LỖI NÊU LUẬN ĐIỂM:
 Bài tập 1: Lỗi nêu luận điểm:
 a. Việc nêu luận điểm chưa rõ ràng, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý
 b.Luận điểm nêu ra dài dòng, rườm rà, không rõ ràng, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề.
 c.Luận điểm không rõ ràng, nhiều luận điểm nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, chưa logic với luận cứ nêu ra.
Bài tập 2: Sửa lỗi luận điểm: 
 - Đoạn văn a: 
 - Đoạn văn b: 
 - Đoạn văn c: 
II. LỖI NÊU LUẬN CỨ:
 Bài tập 1:
 - Dẫn thơ sai; 
 - Luận cứ đưa ra chưa chính xác, mơ hồ.
 Bài tập 2: 
 -> Luận cứ đưa ra thiếu chính xác, thiếu toàn diện.
 Bài tập 3:
 - Lỗi luận cứ: lộn xộn, không theo trình tự logic.
 - Luận cứ không phù hợp với luận điểm. 
III. LỖI VỀ CÁCH LẬP LUẬN;
 Bài tập 1:
 - Lỗi về cách thức lập luận: trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn. 
 - Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính.
 Bài tập 2:
 - Lỗi về cách thức lập luận: Luận điểm không rõ ràng.
 - Luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào “cái đói”trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao)
 Bài tập 3:
 -> Luận điểm không rõ ràng, luận cứ không phù hợp với phạm vi đề tài.
4. Hướng dẫn tự học:
- Tự kiểm tra và sửa các lỗi lập luận trong quá trình tạo lập văn bản.
- Chuẩn bị: + “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
 + Đọc thêm : Những ngày đầu của nước Việt Nam mớ
Duyệt tuần 15 - 08/11/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 12 KTKN T15.doc