Tiết số:1-2
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN
HẾT THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975, nhất là từ 1986 đến hết thế kỉ XX
- Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số:1-2 Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975, nhất là từ 1986 đến hết thế kỉ XX - Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Hs chuẩn bị đọc kĩ sgk và trả lời các câu hỏi gợi ý của sách - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - Hs làm việc với SGK, mục I/ tr3 - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản (?) Những đặc điểm cơ bản về lịch sử-văn hóa-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học VN từ 1945- 1975? - Hs độc lập trả lời Hoạt động 2 (?) Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? Thành tựu cơ bản của mỗi chặng? - Gv phát vấn - Hs trả lời - Gv gợi ý : (?) Chủ đề bao trùm của văn học trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp? (?) Thành tựu cơ bản của từng thể loại? - Hs lần lượt trình bày, kể tên một số tác phẩm tác giả tương ứng với từng thể loại - GV tổng hợp, chuẩn kiến thức Hoạt động 3 (?) Đặc điểm chung của văn học giai đoạn này? (?) Thành tựu cơ bản của từng thể loại? - Gv phát vấn - Hs trả lời (?) Văn học chặng đường những năm kháng chiến chống Mĩ có gì đổi mới so với hai giai đoạn trên? (?) Chủ đề bao trùm của văn học trong giai đoạn này? - Hs làm việc theo Sgk - GV định hướng những ý cơ bản - Hs kể tên một số tác phẩm (?) Thơ ca thời kì này có gì đặc biệt? - Gv dựa vào Sgk, hướng dẫn hs nắm được những nét cơ bản về văn học vùng địch tạm chiếm (?) Anh chị hiểu thế nào là văn học vùng đich tạm chiếm? Đặc điểm chung ? Hoạt động 4 - Hs làm việc với Sgk - Gv định hướng khái quát những ý chính - Phương pháp: Gv phát vấn- Hs trả lời (?) Tại sao có thể nói Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước là đặc điểm bản chất của văn học 1945-1975? (?) Anh chị hiểu thế nào là xu hướng cách mạng hóa văn học? (?) Hãy chứng minh văn học giai đoạn này gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước? - Hs dựa vào sgk lần lượt trình bày (?) Anh/ chị hiểu thế nào là đại chúng? Tại sao nói nền văn học VN từ 1945-1975 là nền văn học hướng về đại chúng? - Hs suy nghĩ độc lập trả lời - Gv tổng hợp (?) Khuynh hướng sử thi của văn học VN từ 1945- 1975 thể hiện ở những phương diện nào? (?) Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn? cảm hứng lãng mạn có vai trò gì ? (?) Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn tạo nên đặc điểm gì của văn học VN 45-75? - Hs suy nghĩ độc lập trả lời - Gv tổng hợp Hoạt động 5 (?) Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội hãy giải thích vì sao văn học từ 1975- hết thế kỉ XX phải đổi mới ? (?) Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX? - Hs làm việc với Sgk - GV định hướng hs tóm tắt những ý cơ bản (?) Thơ ca từ sau năm 1975 có điểm gì chú ý ? - Hs độc lập trả lời - Gv khái quát (?) So với thơ ca, văn xuôi có những thành tựu gì? - Hs độc lập trả lời - Gv khái quát (?) Nét nổi bật của văn học VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX ? - Hs độc lập trả lời - Gv khái quát - Hs làm việc với Sgk - Gv khái quát ý chính 3. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò - Hs đọc ghi nhớ sgk - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I- Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 1- Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa - Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta - Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và lâu dài - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hóa, từ năm 1945- 1975 điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc 2- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu 2.1- Chặng từ năm 1945 đến năm 1954: - Một số tác phẩm trong những năm 1945 đến 1946 đã phản ánh được không khhí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó với đời sống cách mạng và kháng chiến; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến - Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm tiêu biểu: “Một lần tới thủ đô”, “ Trận phố Ràng” của Trần Đăng; “ đôi mắt”, “Nhật kí ở rừng” của Nam Cao; “ Làng”của Kim Lân; “Thư nhà” của Hồ Phương.... Từ năm 1950 xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm; “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi; “ Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc - Thơ ca những năm kháng chiến đạt được những thành tựu xuất sắc, tiêu biểu là những tác phẩm của Hồ Chí Minh; Hoàng Cầm, Quang Dũng; Hồng Nguyên;Nguyễn Đình Thi; Chính Hữu, Tố Hữu....Nội dung, cảm hứng chủ đạo là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến - Một số vở kịch xuất hiện gây được tiếng vang như: “Bắc Sơn”, “Người ở lại” của Nguyễn Huy Tưởng; “ chị Hòa” của Học Phi - Lí luận phê bình chưa thực sự phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm quan trọng 2.2- Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964 - Văn xuôi mở rộng đề tài,bao quát được khấ nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống + Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp: “Sống mãi với thủ đô”- Nguyễn Huy Tưởng; “Cao điểm cuối cùng”-Hữu Mai; “Trước giờ nổ súng”- Lê Khâm + Một số tác phẩm khai thác đề tài hiện thực cuộc sống trước cách mạng tháng 8: “Tranh tối tranh sáng”- Nguyễn Công Hoan; “Mười năm”- Tô Hoài; “Vỡ bờ”- Nguyễn Đình Thi; “ Cửa biển”- Nguyên Hồng + Một số tác phẩm viết về đề tài công cuộc xây dựng XHCN: “ Sông Đà”- Nguyễn Tuân; “ Mùa lạc” – Nguyễn Khải - Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu như: “ Gió lộng” – Tố Hữu; “ ánh sáng và phù sa”- Chế Lan Viên; “ Riêng chung”- Xuân Diệu; “ Đất nở hoa” – Huy Cận; “ Tiếng sóng” – Tế Hanh - Kịch nói ở giai đoạn này cũng phát triển. Tiêu biểu như: “ Một đảng viên”- Học Phi;“ Ngọn lửa”-Nguyễn Vũ; “ Chị Nhàn”, “ Nổi gió”- Đào Hồng Cẩm 2.3- Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 - Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước được phát động. Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động đã khắc họa thành công hình ảnh con người VN anh dũng kiên cường bất khuất + Từ tiền tuyến, những tác phẩm truyện, kí đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân và dân Miền nam: “ Người mẹ cầm súng”- Nguyễn Thi; “ Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành; “ Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng; “ Hòn đất”- Anh Đức.... + Ơ miền Bắc, truyện, kí cũng phát triển. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Đỗ Chu.... - Thơ những năm kháng chiến chống Mĩ cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc., thực sự là một bước tiến mới cho thơ ca hiện đại.Thơ thời kì này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất hiện thực, đồng thời tăng cường chất suy tưởng và triết luận Lịch sử thơ ca thời kì này ghi nhận sự đóng góp của một thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh ..... - Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Các vở kịch gây được tiếng vang như: “ Quê hương Việt Nam”, “ Thời tiết ngày mai”- Xuân Trình; “ Đại đội trưởng của tôi” - Đào Hồng Cẩm; “ Đôi mắt”- Vũ Dũng Minh 2.4- Văn học vùng địch tạm chiếm: - Văn học vùng địch tạm chiếm phát triển chủ yếu ở các đô thị miền Nam từ năm 1946- 1975 - Văn học vùng địch tạm chiếm đan xen nhiều xu hướng phức tạp: Tiêu cực, phản động, chống cộng, đồi trụy...Nhưng nổi lên là xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng - Nhìn chung các xu hướng văn học lành mạnh tiến bộ vùng tạm chiếm vì nhiều lí do, không có điều kiện đạt được những thành tựu lớn cả về nội dung cũng như nghệ thuật. Tiêu biểu là sáng tác của: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Vũ Bằng, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hòa, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sơn Nam.... 3- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 3.1- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước ** Ra đời cùng với nhà nước nhân dân non trẻ, song hành suốt 30 năm kháng chiến chống ngoại xâm=> Văn học được kiến tạo theo mô hình “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” “ mỗi nhà văn cũng là một chiến sĩ” - Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải phục vụ cách mạng, ý thức công dân của người nghệ sĩ được đề cao - Hiện thực đời sống cách mạng trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn “ Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” ( Nguyễn Đình Thi) ** Quá trình vận động cuả văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước - Đề tài về tổ quốc là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác - Chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học => Văn học là tấm gương lớn phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất nước 3.2- Nền văn học hướng về đại chúng - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học - Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân,có những quan niệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân - Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng,phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của nhân dân 3.3- Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn * Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện - Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc - Nhân vật chính thường là những con người dại diện cho khí phách tinh hoa, ... n tức là người”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu * Tìm hiểu đoạn viết về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu: - Phạm Văn Đồng đã đặt các tác phẩm của NĐC trên cái nền của hàon cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Bởi một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tác phẩm của ông ta phản ánh một cách trung thành những đặc điểm bản chất của một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với đối với đời sống của đất nước và nhân dân. NĐC xứng đáng là “ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc” vì, trước hết, thơ văn ông đã “làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam bộ từ 1860 trở về sau” Tác giả gọi đó là “ một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”. Vì thế sáng tác của NĐC, tấm gương phản chiếu một thời đại như thế, tất yếu phải là lời ca ngợi những nghĩa sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời than khóc cho những anh hùng thất thế đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước vì dân - Song, văn chương chân chính còn tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại. Thơ văn yêu nước của NĐC là như vậy. Phạm văn Đồng, trong baìi viết của mình, cho thấy: Tác phẩm NĐC lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân,, bằng cách làm cho lòg người rung động trước những hình tượng “ sinh động và não nùng” của những con người “ suốt đời tận trung với nước”, “ trọn nghĩa với dân”, giữ vẹn khí phách hiên ngang dù chiến bại - Mặt khác bản chất của văn chương là sáng tạo. Văn chương đóng góp cho cuộc đời bằng những cái độc đáo, chưa từng thấy ở những tác phẩm trước đó, hay cùng thời.Đó là lí do khiến Phạm Văn Đồng, ở phần này, nói đến “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhiều nhất, và hào hứng nhất. Phải đếnn bài văn đó, người đọc mới bắt gặp một hình tượng trung tâm mà văn chương lúc ấy chưa có: người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân, “ xưa kia chỉ quên cuốc cày bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước” - Phạm Văn Đồng hiểu rất rõ rằng tác phẩm văn chương lớn chỉ có thể sinh ra từ những tâm hồn lớn. Vì thế, khi nói đến thơ văn yêu nước của NĐC, tác giả luôn chú ý làm cho người đọc nhận ra những câu văn, những vần thơ đó chính lalf bầu nhiệt huyết của nhà thơ trào ra thành chữ nghĩa : “ ngòi bút nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu” Có thể vì thế mà tác giả không cho phép mình nói về NĐC và thơ văn ông một cách vô tình. Bài văn không chỉ làm nên bằng một chí tuệ sáng suốt, sâu sắc mà còn bằng một tình cảm đang trong trạng thái xúc động mạnh mẽ khác thường. Sự kết hợp giữa con tim và khối óc đã khiến tác giả viét được những câu văn vào hàng hay nhất, làm rung động lòng người nhiều nhất, trong số biết bao câu văn viết ra để bàn về tác phẩm của NĐC nói chung và bài “ Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc” nói riêng - Phạm Văn Đồng đã không viết về Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiêc thương của người hoài cổ. Tác giả luôn nhìn người xưa từ hôm nay( những năm 60 của thé kỉ XX), vì cuộc sống hôm nay. Chính vì thế mà con người đang sống hết mình giữa trung tâm của cuộc chiến đấu hào hùng, tất thắng chống đế quốc xâm lược lại có điều kiẹn để cảm thông hơn với một con người cũng đang sống hết mình trong công cuộc chống thực dân oanh liệt mà đau thương ở thủa ban đầu; đồng thời, thấu hiểu hơn những giá trị đã khiến cho NĐC trở thành ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng * Tìm hiểu đoạn viết về “ Truyện Lục Vân Tiên” - Phạm Văn Đồng cho thấy Lục Vân Tiên là một “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng qúy trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa”. Đó là điều chúng ta phải “ hiểu đúng” để có thể “ thấy hết giá trị” của “ tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu” này - Tác giả không phủ nhận sự thật như : “ Những giá trị luân lí mà NĐC ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, hay “ Văn chương cảu Lục Vân Tiên” có những chỗ “ lời văn không hay lắm”. Sự thừa nhận này cho thấy tác giả luôn luôn là người trung thực và công bằng trong khi nghị luận Song không phải vì sự thừa nhận đó mà giá trị của Lục Vân Tiên bị hạ thấp đi. Bằng những chứng cớ xác thực, Phạm Văn Đồng đã chỉ ra rằng, đó là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là cơ bản nhất. Truyện Lục Vân Tiên vẫn là tác phẩm lớn của NĐC, bởi cuốn chuyện ấy mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần với quần chúng nhân dân, cả thời xưa lẫn thời nay, và do đó, được họ “ cảm xúc và thích thú”. Truyện LVT lại có một lối kể chuyện “ nôm na”, “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian” => Có thể coi đây là một ví dụ tiêu biểu của cách lập luận thường được gọi là “ đòn bẩy”; ở đó, người lập luận bắt đầu bằng sự hạ thấp xuống, nhưng đó là sự hạ xuống để nâng lên Tóm lại: Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của Lục Vân Tiên trong mối liên hệ mật thiết với đời sống nhân dân. Truyện Lục Vân Tiên có giá trị bởi công trình nghệ thuật đó, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật, đều thân thuộc với đông đảo nhân dân, được nhân dânchấp nhận và yêu mến. Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm LVT Câu 2: Sgk/ tr 53 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số:12 Nghị luận về một hiện tượng đời sống A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - Có nhận thức, tư tưởng thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hàng ngày B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: Phát vấn, dẫn dắt để hs phát huy trí tuệ; thảo luận, rút ra bài học về nội dung và kĩ năng nghị luận D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - Gv hướng dẫn hs thảo luận để biết cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - Hs làm việc với SGK - Gv định hướng : + GV cung cấp tư liệu về hiện tượng đời sống cho hs + Hướng dẫn hs đọc đề văn: Lưu ý tên văn bản; nội dung câu chuyện; ý nghĩa khái quát của người kể chuyện “ một câu chuyện lạ lùng” + Hs đọc thêm tư liệu tham khảo sgk/tr 69 để hiểu cụ thể “ câu chuyện lạ lùng” - Gv hướng dẫn hs thực hiện các yêu cầu của sgk theo những câu hỏi cụ thể - Gv yêu cầu hs thảo luận để lập dàn ý cho bài văn - Hs chia nhóm thảo luận, trình bày, dựa theo những câu hỏi gợi ý của sgk - Đại diện các nhóm trình bày dàn ý - Gv tổng hợp: Hoạt động 2 - Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi số 2 - GV nhấn mạnh 2 nội dung - Hs đọc ghi nhớ sgk/ tr 67 Hoạt động 3 - Gv hướng dẫn hs luyện tập -Hs đọc đoạn văn, trao đổi suy nghĩ trả lời các câu hỏi của bài - Đại diện nhóm lần lượt trình bày - GV nhận xét, tổng hợp (?) Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tựơng đó diễn ra trong thời gian nào? (?) Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng ? (?) Cách dùng từ viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào ?Phân tích một số ví dụ cụ thể để minh họa? (?) Anh chị rút ra cho bản thân mình những bài học gì sau khi đọc văn bản trên? Hoạt động 4 - Gv yêu cầu hs đọc lại văn bản trích của lãnh tụ HCM và vận dụng các tri thức đã học để giải quyết yêu cầu của bài tập 2 3. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò - Hs đọc ghi nhớ sgk: - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Phong cách ngôn ngữ khoa học” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy 1- Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề bài : sgk/ tr 66 a- Tìm hiểu đề: * Đề bài: - Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân- vì tình thương “ dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo - Có thể nêu một số ý chính : + Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên + Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân + Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán + Tuổi trẻ cần dành thời gian cho tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn - Dẫn chứng minh họa cho lí lẽ: Có thể khai thác trong văn bản “ Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân” và bổ sung dẫn chứng về những thanh niên làm việc tốt trong xã hội để biểu dương hoặc những thanh niên lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu để phê phán - Cần vận dụng các thao tác lập luận chủ yếy: phân tích , chững minh, bác bỏ, bình luận b- Lập dàn ý: * Có thể trình bày theo 3 phần; - Mở bài : Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “ Chia chiếc bánh ngọt của mình cho ai” - Thân bài : Lần lượt triển khai 4 ý chính ( như gợi ý ở phần tìm hiểu đề) - Kết bài : Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ riêng của người viết 2- Kết luận: - Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với thanh niên, hsinh - Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống ( Ghi nhớ / sgk) Luyện tập: Bài tập 1: a- điều mà tác giả Nguyễn ái Quốc bàn là hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luỵện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng ấy diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX. Trong xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn. Một số thanh niên, sinh viên Việt Nam ngày nay du học ở nước ngoài cũng đang mải mê kiếm tiền, chơi bời, lãng phí thời gian cho những việc vô bổ mà không tập trung tư tưởng, quyết tâm học tập. rèn luyện chuyên môn, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến để có năng lực tốt nhất trở về phục vụ quê hương đất nước . Từ hiện tượng trên có thể bàn thêm một vài ý: - Nêu và phê phán hiện tượng: Thanh niên, sinh viên VN du học lãng phí thời gian vào những việc vô bổ - Chỉ ra nguyên nhân: Họ chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn, họ ngại khó, ngại khổ, lười biếng, hoặc chỉ sống vì tiền bạc, vì những lợi ích nhỏ hẹp; cũng một phần do cách tổ chức, giáo dục chưa tốt của nnhững người cố trách nhiệm - Bàn luận: Nêu một vài tấm gương thanh niên, sinh viên chăm học đạt học vị cao đã trở về giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc tại các nghành kinh tế, khoa học, kĩ thuật tiên tiến của nước nhà b- Trong văn bản, Nguyễn ái Quốc dùng thao tác lập luận phân tích ( thanh niên du học mải chơi bời, thanh niên trong nước “ không làm gì cả”, họ sống “ già cỗi”, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai của tổ quốc ); so sánh ( nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù) và bác bỏ ( thế thì thanh niên của ta đang làm gì ? Nói ra thì buồn, buồn lắm : Họ không làm gì cả) c- Nghệ thuật diễn đạt của văn bản: Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi( “ Thế thì thanh niên của ta đang làm gì ?”) câu cảm thán ( trực tiếp bày tỏ nỗi lo âu chính đáng: “ Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”) d- Rút ra bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn Bài tập 2: - Hs lập dàn ý cho đề bài : “Anh/ chị suy ngghĩ gì về hiện tượng “ nghiện” ka-ra-o-ke và in-tơ-net trong nhiều bạn trẻ hiện nay?”
Tài liệu đính kèm: