Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 3: Làm văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 3: Làm văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

Giúp học sinh :

- Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng , đạo lí , trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý .

- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng , đạo lí

2. Kĩ năng :

 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí

 - Nêu ý kiến nhận xét , đánh giá đối với một tư tưởng , đạo lí

 - Biết huy động các kiên sthức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng , đạo lí

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 3: Làm văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tuần 1
Tiết 3.Ngày soạn : 3/7/2010
Lớp 12 . Môn : Làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức 
Giúp học sinh :
Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng , đạo lí , trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý .
Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng , đạo lí
2. Kĩ năng :
 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
 - Nêu ý kiến nhận xét , đánh giá đối với một tư tưởng , đạo lí 
 - Biết huy động các kiên sthức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng , đạo lí
II. THIẾT BỊ CHUẨN BỊ DẠY HỌC 
1. GV:
 - SGK, SGV, Thiết kế giáo án lên lớp và Tư liệu tham khảo
 - Đề nghị luận về tư tưởng , đạo lý
 * GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
2. HS
 - SGK, SBT, Tài liệu tham khảo về nghị luận xã hội
 - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
 - Phiếu học tập
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
ổn định lớp ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp) (3 p)
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
 GV nêu câu hỏi và HS trả lời trước lớp :
1. Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 phát triển trong một hoàn cảnh như thế nào?
2. Văn học giai đoạn này có gì khác so với giai đoạn văn học trước cách mạng tháng Tám?
3. Văn học giai đoạn này phát triển qua mấy chặng đường và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào?
 HS thực hiện theo yêu cầu và GV nhận xét đánh giá
3.Giảng bài mới ( GV thuyết giảng lời mở bài) (1 p)
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, chúng ta đã được học về thể văn nghị luận. Trong chương trình lớp 12, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể văn này với một đề tài nghị luận khác: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
4. Tổ chức dạy học (35 p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề đề và lập dàn ý
Mục tiêu
Hướng dẫn HS từng bước tìm hiểu và nắm vững đề bài , biết cách lập dàn ý chi tiết
Tổ chức thực hiện
GV và HS hoạt động song phương
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài của sách giáo khoa
Xử lí thông tin :
+ GV: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì??
+ HS: Trao đổi thảo luận và trả lời
+ GV: Với thanh niên học sinh ngày nay, sống thế nào là sống đẹp?
+ HS: Phát biểu
GV gợi ý – mở rộng 
+ GV: Để sống đẹp, ta cần rèn luyện những phẩm chất nào?
+ HS: Phát biểu tự do.
+ GV: Cần vận dụng những thao tác lập nào để giải quyết vấn đề trên?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Bài viết có thể sử dụng những tư liệu từ đâu?
+ HS: Phát biểu
Kết quả xử lí 
Gv chốt lại ý chính
HS : theo dõi – ghi nhận
 Thao tác 2 : GV hướng dẫn HS lập dàn ý
+ GV: Ta có thể mở bài bằng những cách nào?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Gọi học sinh thử tập mở bài?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Phần thân bài cần sắp xếp các ý theo trình tự như thế nào?
+ HS: Phát biểu 
+ GV: Phần kết bài ta kết thúc vấn đề như thế nào?
+ HS: Phát biểu
* GV định hướng chung
* Kết quả xử lí 
 GV Lần lượt chốt lại các ý kiến phát biểu của học sinh
- HS theo dõi ghi lại dàn bài
* Kết luận chung :
- GV nhấn mạnh hướng dẫn cách lập dàn ý cho kiểu bài nghị luận về tư tưởng , đạo lí
- HS : ghi nhận dàn ý để luyện tập
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 Đề bài: 
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
 “ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: lối sống đẹp .
- Để sống đẹp con người cần xác định: 
 + Lí tưởng đúng đắn, cao cả, 
 + Cá nhân xác định được vai trò, trách nhiệm với cuộc sống, 
 + Đời sống tình cảm phong phú, hành động đúng đắn.
à Câu thơ trên nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao phẩm chất , giá trị con người .
 - Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần:
 + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ
 + Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng
- Các thao tác lập luận cần vận dụng:
 + Giải thích ( sống đẹp là sống như thế nào?). 
 + Phân tích 
 + Chứng minh, bình luận 
Sử dụng tư liệu: ngoài thực tế, sách vở 
2. Lập dàn ý:
 * Mở bài: 
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu
- Nêu quan điểm của bản thân
à Có thể giới thiệu bằng nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, phản đề, trực tiếp, gián tiếp
* Thân bài:
- Giải thích thế nào là lối sống đẹp?
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp
- Chứng minh, bình luận: 
+ Nêu những tấm gương người tốt, việc tốt: 
o Những tấm gương hi sinh cao cả vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu
o “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Từ ấy - Tố Hữu). 
o “Sống là cho, chết cũng là cho”
(Tố Hữu). 
+ Phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực
+ Bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp: tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, có lối sống phù hợp với thời đại và chuẩn mực đạo đức xã hội
* Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người
- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý.
Mục tiêu 
Hướng dẫn HS cách làm bài văn về tư tưởng đạo lí
Hiểu về cáh làm bài nghị luận tư tưởng , đạo lí 
Tổ chức thực hiện
 Thao tác 1: nêu khái niệm
+ GV: Qua cách làm bài văn trên, em hiểu thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý?
+ HS: Phát biểu
* Kết quả :
- GV nhấn mạnh ý chính
- HS theo dõi ghi nhận
+ GV: Giới thiệu những đề tài của tư tưởng, đạo lý
Thao tác 2: tìm hiểu đề tài nghị luận
- Gv yêu cầu HS : nêu đề tài văn nghị luận về tưởng , đạo lí ?
 - HS lần lượt nêu đề tài nghị luận theo cách hiểu và từ thực tế
Kết quả :
GV định hướng 
HS : ghi bài
Thao tác 3: Tìm hiểu về bố cục
+ GV: Nêu thứ tự các bước tiến hành ở thân bài ? Cách diễn đạt trong bài văn về tư tưởng đạo lý cần tuân thủ những yêu cầu nào ?
+ HS: Phát biểu
* GV thuyết giảng và nhận xét tổng quát đồng thời dẫn chứng them cách diễn đạt từ bài viết thường gặp của HS
+ GV: Gọi học sinh đọc kỹ phần Ghi nhớ.
* Kết luận :
 HS Đọc phần Ghi nhớ
II. Cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý:
1. Khái niệm: 
Là quá trình kết hợp các thao tác nghị luận để là rõ vấn đề về tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống
2 Đề tài nghị luận:
- Nhận thức (lý tưởng, mục đích). 
- Tâm hồn, tính cách (Lòng yêu nước, nhân ái, bao dung, độ lượng, thói ích kỷ, ba hoa, vụ lợi. )
- Quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em. )
- Quan hệ xã hội (Tình đồng chí, đồng bào, tình bạn bè. )
- Cách ứng xử, hành động trong cuộc sống
3. Bố cục: Ba phần
* Các bước tiến hành ở thân bài:
- Giải thích khái niệm của đề bài
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề
- Nêu ý nghĩa của vấn đề và rút ra bài học bản thân
* Diễn đạt:
- Chuẩn xác, mạch lạc
- Có thể sử dụng phép tu từ, biểu cảm nhưng phải ở mức độ phù hợp
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 21
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng nhận định và cách làm về văn nghị luận tư tưởng, đạo lí
Tổ chức thực hiện :
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1
+ GV: Vấn đề mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì? Có thể đặt tên cho văn bản là gì? Tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào?
+ HS: Phát biểu
* GV Nhận xét về cách diễn đạt trong văn bản?
+ HS: Nhận xét theo cách hiểu. 
Kết quả : 
GV : chốt lại
 HS : ghi lại bài
GV Giải thích thêm:
o Giải thích: Đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả à nhằm lôi cuốn người đọc theo suy nghĩ của mình
o Phân tích và bình luận: Trực tiếp đối thoại với người đọc à tạo quan hệ gần gũi, thân mật, thẳng thắn với người đọc.
o Phần cuối: Dẫn đoạn thơ của nhà thơ Hy Lạp à vừa tóm lược các luận điểm, vừa gây ấn tượng, dễ nhớ và hấp dẫn.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 2
+ GV: Hướng dẫn luyện tập bài tập 2 cho học sinh làm ở nhà
+ HS: Theo dõi, ghi nhận
* Kết quả :
GV nhấn mạnh ý chính
HS làm lại BT
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Vấn đề: phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người 
- Có thể đặt tên cho văn bản là : văn hóa con người , thế nào là người sống có văn hóa
- Tác giả sử dụng các thao tác : giải thích, đưa câu hỏi, chứng minh, phân tích, bình luận
- Cách diễn đạt trong văn bản rất đặc sắc, khá sinh động, hấp dẫn.
2. Bài tập 2:
- Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc sống”, ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn-xtoi .
 - “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Đưa ra phương hướng cho cuộc sống của Thanh niên trong tương lai 
à thanh niên sống cần có lí tưởng , biết đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ước mơ
- Vai trò của lý tưởng: Lí tưởng có vai trò quan trọng trong đời sống của thanh niên, là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người .
- Cần đặt ra câu hỏi để nghị luận:
+ Tại sao cần sống có lí tưởng? 
+ Làm thế nào để sống có lí tưởng? 
+ Người sống không lí tưởng thì hậu quả như thế nào?
+ Lí tưởng của thanh niên , học sinh ngày nay ra sao?
- Rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội 
3.Củng cố : ( 3 p)
 Hs cần năm vững :
Các yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý?
 4.Dặn dò (2 p)
 Hướng dẫn chuẩn bị bài:
 - Hoàn thiện bài tập 2.
 - Chuẩn bị cho bài học: 
“Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh
 PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
 Câu hỏi:
- Hãy giới thiệu vài nét về tiểu sử của Bác?
- Nêu những mốc thời gian hoạt động cứu nước của Bác?
- Nêu những nét cơ bản trong quan điểm sáng tác của Người?
- Nêu những nét cơ bản về di sản văn học: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca của chủ tịch Hồ Chí Minh?
RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG KIẾN THỨC

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 3 - văn 12- GIÁO ÁN GIẢNG DẠY- IN rồi.doc