Giáo án Ngữ văn 12 tiết 97+ 98: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 97+ 98: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

A. Mục tiêu cần đạt:- Giúp HS:

- Cảm nhận được những giá trị cơ bản của văn học.

 - Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học.

B. Phương tiện dạy học SGK, SGV, Sách thiết kế bài dạy

C. Phương pháp dạy học Nêu vấn đề. Phát vấn - Diễn giảng

D. Tiến trình lên lớp

 1- Ổn định lớp.

 2 - Kiểm tra bài cũ.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 97+ 98: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
97-98-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. Mục tiêu cần đạt:- Giúp HS:	
- Cảm nhận được những giá trị cơ bản của văn học.
	- Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học.
B. Phương tiện dạy học SGK, SGV, Sách thiết kế bài dạy
C. Phương pháp dạy học 	Nêu vấn đề. Phát vấn - Diễn giảng
D. Tiến trình lên lớp
	1- Ổn định lớp.
	2 - Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tổ chức HS tìm hiểu các giá trị văn học.
Giá trị của VH được hiểu như thế nào ?
HS đọc nội dung 1 - SGK 
Nêu khái niệm 
I. Giá trị văn học
* Giá trị văn học là gì ?
 GTVH là sản phẩm kết tinh từ quá trình sáng tạo văn học của nhà văn, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đời sống con người, tác động sâu sắc đến cuộc sống và con người.
Trình bày yếu tố hình thành giá trị nhận thức?
Cơ sở nào hình thành nên giá trị nhận thức ?
HS đọc SGK
Phát hiện luận điểm và trả lời câu hỏi.
HS cho thêm ví dụ.
1. Giá trị nhận thức:
 * Cơ sở: - Là quá trình khám phá, lí giải hiện thực để chuyển hóa thành nội dung tác phẩm của nhà văn.
 - Do sự giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian, quan hệ xã hội của người đọc.
VH mang lại cho người đọc những nhận thức gì?
 Cho Vd minh họa.
* Nội dung:
- Hiểu được cuộc sống hiện thực phong phú.
- Hiểu được bản chất của con người.
- Hiểu bản thân mình hơn.
Do đâu VH có giá trị giáo dục ?
HS trả lời
2. Giá trị giáo dục:
* Cơ sở:
 + K/quan: Nhu cầu hướng thiện. Con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương giữa người với người (cho Vd).
 + Chủ quan: Do thái độ tư tưởng, tình cảm của nhà văn (cho Vd).
HS đọc SGK, rút ra luận điểm
* Nội dung:
 - Giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.
 - Có thái độ và lẽ sống đúng đắn. (Ví dụ).
Giá trị giáo dục của VH có gì khác với các hình thái ý thức khác ?
HS trả lời
Cho Vd
* Đặc trưng của giá trị giáo dục của văn học:
 VH giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động.
Cơ sở giá trị thẩm mỹ của văn học của gì ?
HS đọc phần 3 - SGK 
Rút ra các luận điểm 
Cho Vd từng luận điểm.
3. Giá trị thẩm mỹ:
* Cơ sở:
- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp
- Nhà văn bằng tài năng đã thể hiện cái đẹp của cuộc sống, của con người vào trong tác phẩm của mình giúp người đọc cảm nhận, rung động.
Mỗi luận điểm cho Vd cụ thể.
* Nội dung:
 - Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người...)
 - Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.
- Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm : kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.
=> Cả 3 giá trị văn học đều có mối quan hệ mật thiết.
*Hoạt động 2: GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK để phát hiện những ý sau: 
-Vai trò của TNVH
- K/niệm về TNVH.
- P/biệt đọc - TNVH
HS trả lời
II. Tiếp nhận văn học:
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học :
a. Vai trò của tiếp nhận trong đời sống VH
Mối quan hệ qua lại : Sáng tạo - Truyền bá - Tiếp nhận.
=> TNVH là một khâu quan trọng quyết định giá trị và sự tồn tại của TNVH.
b. Khái niệm TNVH:
 TNVH là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm lý người đọc biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
GV yêu cầu HS đọc phần 2 SGK để phát hiện tính chất giao tiếp của TNVH
HS trả lời
2. Tính chất tiếp nhận văn học:
TNVH là một quá trình giao tiếp giữa tác giả và người đọc. Trong quá trình giao tiếp cần chú ý các tính chất sau :
HS trả lời
a. Tính chất cá thể hóa, tính chủ động tích cực của người tiếp nhận.
b. Tính đa dạng không thống nhất trong tiếp nhận văn học.
- Khái quát về việc TNVH
* Lưu ý: Dù có cách hiểu khác nhau nhưng cần đạt đến cách hiểu đúng với tác phẩm để trở về đúng với giá trị đích thực của nó.
HS đọc mục 3 
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học
Có mấy cấp độ TNVH 
GV cho Vd cụ thể à diễn giảng
HS trả lời
a. Có 3 cấp độ TNVH:
- Cấp độ thứ nhất : Tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.
à Cách tiếp nhận VH đơn giản nhất nhưng phổ biến.
- Cấp độ thứ hai : Qua nội dung tác phẩm để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Cấp độ thứ ba : Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Làm thế nào để tiếp nhận VH có hiệu quả thực sự ?
Cho HS đọc thầm chốt lại các ý chính để trả lời 
Cho Vd cụ thể
b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
- Nâng cao trình độ
- Tích lũy kinh nghiệm
GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản
- Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
- Tiếp nhận một cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
- Không nên suy diễn tùy tiện.
HS đọc phần ghi nhớ SGK
* GHI NHỚ : SGK
*Hoạt động 3: GV hướng dẫn, gợi ý để HS về nhà hoàn thành các bài luyện tập.
- Gọi HS đọc các câu hỏi phần luyện tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
III. Luyện tập:
 - BT1
 - BT2
 - BT3
	3. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài " Tổng kết tiếng Việt "
	4. Rút kinh nghiệm, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • doc97-98 Gia tri van hoc.doc