Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

I. Những kiến thức cần nắm

 1. Hoàn cảnh sáng tác

 - Đoạn trích thuộc là phấn thứ nhất của truyện Vợ chồng A Phủ .

 - Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955. Tập truyện này là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả, cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn.

 2. Tóm tắt tác phẩm:

 Truyện kể về cuộc đời đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Vì nhà nghèo nên khi lấy nhau, cha mẹ Mị phải vay tiền nhà thống lý Pá Tra. Đến khi mẹ Mị qua đời, Mị trở thành thiếu nữ xinh đẹp, mà món nợ vẫn chưa trả xong. Mị bị A Sử - con trai nhà thống lý bắt cóc về làm vợ để gạt nợ. Cuộc đời làm dâu nhà giàu thật đắng cay tủi nhục. Sau lần từ bỏ ý định tự tử vì thương cha già, Mị sống như cái xác không hồn, Mị phải làm việc quần quật quanh năm, suốt tháng hơn con trâu, con ngựa. Mùa xuân đến Mị muốn đi chơi nhưng bị bắt trói.

 A Phủ đánh A Sử trong một cuộc vui xuân nên bị bắt, bị phạt vạ một trăm đồng bạc trắng rồi trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lý. Trong một lần đi chăn bò, A Phủ đã để hổ vồ mất một con bò, anh bị trói đứng và bỏ đói sắp chết. Thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa, họ thành vợ chồng.

 

doc 27 trang Người đăng hien301 Lượt xem 6326Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ
 	Tô Hoài
I. Những kiến thức cần nắm
 1. Hoàn cảnh sáng tác
 - Đoạn trích thuộc là phấn thứ nhất của truyện Vợ chồng A Phủ .
 - Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955. Tập truyện này là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả, cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn.
 2. Tóm tắt tác phẩm:
 Truyện kể về cuộc đời đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Vì nhà nghèo nên khi lấy nhau, cha mẹ Mị phải vay tiền nhà thống lý Pá Tra. Đến khi mẹ Mị qua đời, Mị trở thành thiếu nữ xinh đẹp, mà món nợ vẫn chưa trả xong. Mị bị A Sử - con trai nhà thống lý bắt cóc về làm vợ để gạt nợ. Cuộc đời làm dâu nhà giàu thật đắng cay tủi nhục. Sau lần từ bỏ ý định tự tử vì thương cha già, Mị sống như cái xác không hồn, Mị phải làm việc quần quật quanh năm, suốt tháng hơn con trâu, con ngựa. Mùa xuân đến Mị muốn đi chơi nhưng bị bắt trói. 
 A Phủ đánh A Sử trong một cuộc vui xuân nên bị bắt, bị phạt vạ một trăm đồng bạc trắng rồi trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lý. Trong một lần đi chăn bò, A Phủ đã để hổ vồ mất một con bò, anh bị trói đứng và bỏ đói sắp chết. Thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa, họ thành vợ chồng.
 3. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
 a. Giá trị hiện thực:
 - Tố cáo, lên án mạnh mẽ tội ác của bọn chúa đất miền núi đã dùng thần quyền và cường quyền để cột chặt người lao động vào thân phận nô lệ.
 - Cuộc sống đau thương, cay cực của người dân lao động miền núi.
 - Quá trình đến với cách mạng của người dân miền núi từ tự phát đến tự giác.
 b. Giá trị nhân đạo:
 - Lòng xót thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh người lao động miền núi.
 - Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng. 
 - Mở cho họ con đường để giải phóng cuộc đời và số phận của mình.
II. Luyện tập:
 Đề bài 1: Phân tích số phận khổ đau và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích ở Hồng Ngài (truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Qua đó nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của nhà văn.
 Gợi ý:
I.Giới thiệu:
 - Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay của Tô Hoài, có vị trí chắc chắn trong văn học hiện đại Việt Nam. 
- Ở tác phẩm này, Tô Hoài đã miêu tả đặc sắc số phận tăm tối và con đường thức tỉnh của đôi thanh niên dân tộc Hmông. Thành công ấy được thể hiện ở nhân vật Mị, một cô gái dù phải chịu những ách nặng của cuộc đời nhưng vẫn tiềm tàng sức sống. Qua Mị, người đọc nhận ra tài năng của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
II.Thân bài:
 1. Hoàn cảnh và số phận của Mị:
 - Mị là cô gái trẻ đẹp, những đêm tình mùa xuân trai làng đến thổi sáo đứng “nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”.
 - Mị tài hoa, Mị thổi sáo rất hay, có biết bao người mê, “Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo”.
 - Mị bị bắt cóc về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra, bi kịch đời Mị bắt đầu từ đó. 
 - Những ngày đầu sống ở nhà thống lý, Mị đau đớn tột cùng “có đến hàng tháng đêm nào Mỵ cũng khóc”. Chính sức sống mãnh liệt, tình yêu cuộc sống tự do, Mị đã phản kháng bằng ý định ăn lá ngón tự tử, nhưng thương cha Mị phải sống để trả món nợ truyền kiếp, trả bằng tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cả đời mình.
 - Trở lại nhà thống lý, Mị sống cuộc đời nô lệ với bao tủi nhục. Dần dà Mị quen với cái khổ, quen với cái nhục, thích nghi với cuộc đời nô lệ. Mị sống như cái máy, sống như một thực thể không ý thức về mình. Mỗi ngày như mọi ngày, mỗi tháng như mọi tháng, mỗi năm như mọi năm, cái thường nhật tẻ ngắt lặp đi lặp lại “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp...”.
 - Nơi Mị ở là cái buồng kín mít, cái cửa sổ ô vuông nhỏ bằng bàn tay, cái cửa sổ nhờ nhờ ánh sáng không biết sương hay nắng lở ngoài kia. Mị chỉ là cái bóng vô cảm, vô hồn lãng quên quá khứ, không gắn với hiện tại, không nghĩ đến tương lai. Bố Mị đã chết nhưng Mỵ đã quên nghĩ đến cái chết. Mỵ đã chết chìm nơi cái đáy nô lệ vô tri này!
 2. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt đã trỗi dậy:
 - Ngày tết đến, mùa xuân trở về trên đất Hồng Ngài, “trong các làng Mèo đỏ những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như con bướm sặc sở”. Sắc màu mùa xuân làm tạo vật và con người bừng tỉnh.Gió và rét không ngăn được tiếng cười của trẻ con, không cản được tiếng sáo gọi bạn tình.
 - Ngày tết cái khát vọng tự do trở về mãnh liệt với con người nô lệ này. Nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bồi hồi Mỵ nhẩm thầm bài hát của người đang thổi, tiếng sáo đã thấm vào tim Mị, thức tỉnh sự căm lặng bấy lâu.
 - Trong không khí ấy, Mị lén lấy hũ rượu “uống ực từng bát”, men rượu, men cuộc đời
đã nâng bổng tâm hồn Mị. Mị uống để quên buồn, quên thực tại nhưng Mị không quên, Mị sống về những ngày trước, những ngày tự do, vui sướng thổi sáo đi chơi hết núi này qua núi khác với bạn tình.
 - Mị chợt thấy lòng mình phơi phới và nhận ra mình còn rất trẻ, Mị muốn đi chơi. Và nếu có nắm lá ngón lúc này
VỢ NHẶT
 	Kim Lân
Câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt?
* Hoàn cảnh ra đời 
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Tiền thân của Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt.
* ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt
- Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng.
- Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong một nạn đói khủng khiếp; sự đen tối bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
- Nhan đề hiện được giá trị hiện thực (Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít) và giá trị nhân đạo (Ca ngợi phẩm chất của người lao động). Đồng thời nhan đề cũng góp phần thể hiện tình huống truyện vừa éo le vừa bất ngờ. 
 Đề bài : Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn nghèo khổ này.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật
II. Thân bài: 
Tâm trạng bà cụ Tứ
 - Bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ mặt trong nhà mình lại gọi mình bằng U.
 - Khi biết con trai mình có vợ, bà vô cùng ngạc nhiên, đặt ra nhiều câu hỏi
+ Tâm trạng ngổn ngang, phức tạp, đầy mâu thuẫn: mừng, lo, buồn, tủi
+ Bà khóc vì thương con trai và con dâu. Tủi cho con của bà, tủi cho phận mình.
 - Buổi sáng hôm sau
+ Hạnh phúc của con trai bà làm bà tươi tỉnh, nhẹ nhõm “cái mặt bủng beo u ám bỗng rạng rỡ hắn lên”
+ Bà cố tạo niềm vui cho con trai và con dâu, cho dù niềm vui thật mong manh và tội nghiệp. 
 - Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Động viên con bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ ai khó ba đời”
 - Bữa cơm đón nàng dâu mới bằng nồi chè khoán thực ra là nồi cháo cám đắng chát.
 2. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này
 - Người mẹ nghèo khổ rất mực thương con
 - Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha
 - Bà cụ Tứ là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Hình ảnh bà cụ Tứ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ nghèo Việt Nam.
 3. Đánh giá
 - Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc
 - Ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi, cách dựng đoan đối thoại ấn tượng, hấp dẫn, nhà văn khắc hoạ thành công tâm trạng bà cụ Tứ một cách chân thực, tinh tế.
 - Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống.
Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn nội dung luận đề
II. Thân bài
 * Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Gía trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
 * Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính
1. Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta. (Người chết như ngả rạ, những xác người còng queo bên đường, tiếng qụa gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác người chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ.)
2. Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trận trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người.
 - Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái “tặc lưỡi” của Tràng có phần liều lĩnh khi Tràng đưa vợ về nhà; Cảm giác “mơn man khắp da thịt”, “êm ái lơ lửngnhư người vừa ở trong giấc mơ đi ra”; Chưa bao giờ hắn cảm thấy yêu và gắn bó với căn nhà này đến thế)
 - Ý thức bám lấy ự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người Vợ nhặt (Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, bỏ qua ý thức về danh dự)
 - Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật 9hình ảnh lá cờ đoe bay vấn vương trong tâm trí Tràng)
3. Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc váo phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người
 - Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo (đãi người dàn bà lạ một chặp bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con tình nghĩa thái đọ và trách nhiệm.
 - Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử
 - Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm
4. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm
 Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng.
III. Kết bài
......................................
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
I. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 - Giới thiệu nhân vật Tràng, nhân vật chính của tác phẩm thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng.
II. Thân bài
Tràng là người hiền lành, cởi mở. Bề ngoài thô kệch vụng về Tràng là dân ngụ cư, nhưng bản chất tốt đẹp. Xóm ngụ cư dành nhiều tình cảm cho Tràng.
 Tràng là người nhân hậu, luôn yêu thương người cùng cảnh ngộ
 - Tình huống bộc lộ bản chất nhân hậu của Tràng (nhặt được vợ ngay giữa nạn đói)
 - Giữa lúc nạn đói hoành hành, vì đói người ta có thể làm những điều ti tiện để có được  ... .
- Nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch 
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
- Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của tuyện dân gian.
b. Phân tích
- Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba
+ Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết.
+ Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ, Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi.
à Bi kịch của sự oan trái
- Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
+ Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,
+ Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta Ta đã bảo mày im đi”
à Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần. 
- Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình
+ Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người. 
+ Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.
+ Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.
+ Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sử thay đổi của Hồn Trương Ba.
à Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.
- Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác.
+ Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
à Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác
- Trương Ba trước cái chết của cu Tị
+ Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.
+ Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người.
à Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồ Trương Ba.
c. Đánh giá
- Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.
- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.
3. Kết luận
- Đánh giá chung về nhân vật.
- Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ.
ĐỀ 2
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có một lời thoại quan trọng “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Anh/chị hãy phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại trên.
Gợi ý cách làm bài
1. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)
- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)
- Tác phẩm có rất nhiều lời thoại mang tính triết lý, trong đó lời nói của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” đã gợi lên tình huống éo le của nhân vật.
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung 
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984.
- Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt.
- Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người.
b. Phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt
+ Tình huống éo le, bi đát
- Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le : việc gạch tên chết người vô trách nhiệm của quan nhà trời và “thiện ý sửa sai” của Đế Thích.
- Nỗi khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt : vợ con nghi ngờ, xa lánh ; do sự xui khiến của thân xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có những hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về.
- Hồn Trương Ba cương quyết không sống trong xác anh hàng thịt. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba gọi Đế Thích lên để nói rõ bi kịch sống nhờ, sống không đúng mình.
+ Ý nghĩa của lời thoại
- Lời thoại này thể hiện rõ quan niệm về hạnh phúc của nhà viết kịch. Hồn Trương Ba đã có một thân xác để tồn tại, để tiếp tục sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng hóa ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà sống như thế nào.
- Bức thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi qua bi kịch của Trương Ba : con người phải được sống như chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác – tâm hồn trong sạch như thân xác được khỏe mạnh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, đấy mới là hạnh phúc.
c. Đánh giá 
	- Tình huống éo le của vở kịch là nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt giữa truyện dân gian và vở kịch.
	- Thông qua lời thoại của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm sống giàu giá trị nhân văn.
	- Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao.
3. Kết luận
	- Lời thoại của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” là một câu nói giàu tính triết lý, cũng lại là bi kịch cho số phận của một con người.
	- Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.
ĐỀ 3
Kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn. Anh/chị hãy phân tích đoạn trích cảnh VII trong sách giáo khoa để làm rõ điều đó.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)
- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận : giá trị nhân văn
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung
Tham khảo một số đề trên
b. Giải nghĩa giá trị nhân văn: 
Giá trị nhân văn của một tác phẩm là sự lột tả mâu thuẫn tâm lý của các nhân vật trong đời sống, hay chính mâu thuẫn trong từng con người, trong cái trong sáng có sự sa ngạ, lầm lạc và trong ánh sáng có bóng tối. Nó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu, giữa hy vọng và tuyệt vọng của con người.
c. Phân tích
- Hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.
- Nỗi đau đớn giày vò của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ, sồng khác mình, qua các chi tiết :
+ Lời dẫn kịch : ngồi ôm đầu một hồi lâu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, bần thần nhập lại xác anh hàng thịt,
+ Lời của nhân vật : Ta ta đã bão là mày im đi, Trời,
+ Lời độc thoại nội tâm : Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải là của ta ạ
à Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm :
- Ý nghĩa nhân văn của vở kịch là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội. Qua lời thoại đầy chất triết lý, nhà văn gửi bức thông điệp kêu gọi con người như sống chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, câu nói đơn giản của nhân vật Hồn Trương Ba chính là chìa khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Hồn Trương Ba khước từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu Quang Vũ đã mở hướng cho nhân vật vươn tới một lẽ sống đích thực, dẫu thân xác có trở về hư vô.
d. Đánh giá
	- Cảnh VII, của vở kịch giàu giá trị nhân văn : 
	+ Cần tạo cho con người có được sự hài hòa giữa hai mặt tinh thần và vật chất ; không được kỳ thị những đòi hỏi vật chất của con người ; cần tôn trọng quyền tự do cá nhân ; cần biết rút kinh nghiệm về những sai lầm để hướng tới tương lai. 
	- Giá trị nhân văn mà Lưu Quang Vũ đặt ra đến nay vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn mang tính thời sự.
3. Kết luận
	- Khẳng định giá trị của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật).
	- Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ.
ĐỀ 4 
Phân tích mối tương quan đối lập giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản của hai nhân vật này.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)
- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)
- Giới thiệu về mối tương quan đối lập và sơ lược về Hồn Trương Ba và da hàng thịt.
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
- Hồn Trương Ba da hàng thịt là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ. Dựa vào tích xưa, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình khi xây dựng hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.
- Đây là hai nhân vật chính của tác phẩm, tư tưởng triết lý nhân sinh của vở kịch bật lên mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật này.
b. Phân tích mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
- Cuộc gặp gỡ giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
+ Sự sai lầm của thượng giới dẫn đến cuộc đối đầu đầy bi kịch.
+ Hồn Trương Ba đau khổ trong xác anh hàng thịt (dc)
- Những mâu thuẩn không thể giải quyết giữa Hồn Trương Ba vaà xác anh hàng thịt
+ Hồn Trương Ba không thể sống chung trong cái xác vay mượn, tách ra khỏi để tranh luận
+ Cuộc tranh luận diễn ra căng thẳng quyết liệt, không có sự thỏa hiệp.
c. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
- Ông Trương Ba chất phác, hiền lành, nho nhã – Anh hàng thịt thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ.
- Hồn Trương Ba thanh cao, sống theo những chuẩn mực đạo đức – Xác anh hàng thịt hưởng thụ, sống thiên về bản năng, dễ dàng chạy theo những ham muốn trần tục.
d. Đánh giá
- Hồn và xác là hai phần đối lập, nhưng luôn tồn tại trong một con người, không thể tách rời nhau.
- Đưa ra sự đối lập này, nhà văn muốn nhấn mạnh rằng : con người không chỉ sống bằng thân xác mà cũng không chỉ sống bằng tinh thần.
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật kịch thông qua những lời thoại.
3. Kết luận
	- Khẳng định sự đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.
	- Khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng của Lưu Quang Vũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap ngu van 12.doc