Giáo án Ngữ văn 12 tiết 87, 88

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 87, 88

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN(T2)

A . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng: - Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV:SGK, SGV, Tư liệu,

- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.

C/ PHƯƠNG PHÁP

Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 87, 88", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/3/2009 Tiết 87
	Làm văn	 
Diễn đạt trong văn nghị luận(t2)
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 
2. Kỹ năng: - Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. 
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung theo yêu cầu trong SGK.
GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tổng hợp. (Những điểm cần chú ý về giọng điệu)
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận. 
 - Đối tượng bình luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau.
 + Đoạn văn của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này đưc thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự nh nhau.
 + Đoạn văn của Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi đồng thời cũng khẳng định sự trả lời dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh).
 - Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng bình luận, quan hệ giữa người viết với nội dung bình luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu... cũng tạo nên sự khác nhau đó. 
 - Đoạn trích (1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn, câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.
 - Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập, tạo giọng văn giàu cảm xúc. 
 Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhng ở các phần trong bài văncó thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1
 Đoạn văn bàn về con người thơ Tú Xương của Nguyễn Tuân: Người viết bộc lộ sự chia sẻ cảm thông thực sự với nhà thơ Tú Xương. Dùng nhiều từ Hán Việt bộc lộ thái độ trân trọng, tôn kính. Về các phép sử dụng kiểu câu có mối quan hệ nhượng bộ tăng tiến. (Tuy  mà ) Các câu đều ẩn từ tuy. Cách viết này tạo ra hai mảng sáng/tối rõ ràng càng làm rõ con người thơ Tú Xương phong phú, đa dang, không kém phần phức tạp. Giọng điệu cởi mở, chân thành.
2. Bài tập 2
 Đoạn văn của HCM trong “Tuyên ngôn độc lập” Sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau.
 + Cùng kiểu câu (sự thật là ), (dân ta lại ) 
 + Một câu mà có ba đối tượng được đề cập. 
Giọng điệu: khẳng định rõ ràng, chắn chắn.
4. Củng cố:
 - Nắm vững kiến thức
5. Dặn dò
- Học bài. Hoàn thành những bài tập còn lại.
	- Chuẩn bị bài sau: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...
Ngày soạn: 12/3/2009 Tiết 88
	Đọc văn	 
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
 Trần Đình Hượu
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Nắm được những luận điểm chủ yếu của bài viết và liên hệ với thực tế để hiểu rõ những đặc điểm của vốn văn hóa truyền thống Việt Nam.
2. Kỹ năng: - Nâng cao kĩ năng đọc, năm bắt và xử lí thông tin trong những văn bản khoa học, chính luận.
3. Thái độ: - Có cái nhìn đúng đắn về văn hóa dân tộc biết gìn giữ và phát huy những mặt mạnh của nền văn hóa.
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Trình bày những hiểu biết về tác giả?
Kiến thức bổ sung
Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là "tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử". Văn hóa không có sẵn trong tự nhiên mà bao gồm tất cả những gì con ngời sáng tạo (văn hóa lúa nớc, văn hóa cồng chiêng, Ngày nay, ta thờng nói: văn hóa ăn (ẩm thực), văn hóa mặc, văn hóa ứng xử, văn hóa đọc, thì dó đều là những giá trị mà con ngời đã sáng tạo ra qua trờng kì lịch sử. Theo Trần Đình Hựu, "hình thức đặc trng hay biểu hiện tập trung, vùng đậm đặc của nền văn hóa lại nằm ở đời sống tinh thần, nhất là ở ý thức hệ, ở văn học nghệ thuật, biểu hiện ở lối sống, sự a thích, cách suy nghĩ, ở phong tục, tập quán, ở bảng giá trị".
Xuất xứ
HS đọc đoạn hai từ “giữa các dân tộc ... sự kích thích của đô thị”. 
- Nội dung cơ bản được trình bày bằng luận điểm nào? 
Những luận cứ của nó?
Nhận xét?
i. tiểu dẫn
1. Tác giả
- Trần Đình Hượu(1928- 1995). Quê xã Võ Liệt huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ năm 1963 đến 1993, Trần Đình Hượu giảng dạy tại khoa văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 
- Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam Trung đại và văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930. 
- Tác phẩm gồm: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (1990 - 1930), Nho giáo và văn học Việt Nam Trung, cận đại (1995), Đến hiện đại từ từ truyền thống (1996).
2. Tác phẩm
 Đến hiện đại từ truyền thống của PGS Trần Đình Hựơu là một công trình nghiên cứu văn hóa có ý nghĩa. Đoạn trích ở phần Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc (mục 5, phần II và toàn bộ phần III) thuộc công trình Về một số mặt của vốn văn hóa truyền thống.
- Đọc, bố cục : 3 phần
ii. đọc hiểu
1. Luận điểm 1 : Nhìn vào nền văn hóa của ta
 - Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ có những cống hiến lớn lao cho nhân loại hay có những đặc sắc nổi bật. 
 - Chứng minh: 
 + Kho tàng thần thoại không phong phú
 + Tôn giáo, triết học đều không phát triển 
 + Không có ngành khoa học, kĩ thuật nào phát triển có truyền thống. 
 + Rất yêu chuộng thơ ca nhưng các nhà thơ không ai nghĩ sự nghiệp của mình là ở thơ ca. 
 - Nguyên nhân: Văn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đời sống đô thị. 
=> Đây là cái nhìn rất mạnh dạn, không phải chỉ tụng ca (ca ngợi) một chiều. Đây là quan điểm mang tính khoa học đáng trân trọng.
4. Củng cố:
 - Nắm vững kiến thức
5. Dặn dò
- Học bài. 
	- Chuẩn bị bài sau: Phần tiếp theo của Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 12 T8788.doc