Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84 đến 90

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84 đến 90

Tuần 29 Tiết 84 Diễn đạt trong văn nghị luận

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

- Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 SGK, GA.

III- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 Đây là bài thực hành nên phương pháp dạy chủ yếu là kết hợp làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm để hoàn thành các bài tập.

IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số

 

doc 21 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84 đến 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 84
Diễn đạt trong văn nghị luận
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 
- Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 
- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. 
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 SGK, GA. 
III- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Đây là bài thực hành nên phương pháp dạy chủ yếu là kết hợp làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm để hoàn thành các bài tập.
IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Ông già và biển cả.
Câu hỏi:
- Hình ảnh những vòng lượn lặp đi lặp lại của con cá kiếm gợi lên điều gì?
- Hình ảnh con cá kiếm hiện lên như thế nào qua cảm nhận của ông lão? Con cá kiếm tượng trưng cho điều gì?
- Ông lão đã kiên cường chiến đấu với con cá kiếm như thế nào? Qua đó, tác giả muốn gởi gắm bức thông điệp gì cho người đọc?
- Ý nghĩa của tác phẩm là gì?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (1) trong SGK .
+ GV: Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào? 
+ GV: Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn?
- Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này.
- Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (2) trong SGK .
+ GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (3) trong SGK.
+ GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
 1. Tìm hiểu ngữ liệu (1):
- Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau.
- Nhược điểm lớn nhất của đoạn văn (1) là dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh. 
 - Ở đoạn văn (2): cũng còn mắc một số lỗi về dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ được dùng để nó chính xác cái thần trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục.
 2. Tìm hiểu ngữ liệu 2:
- Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao... được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
 3. Tìm hiểu ngữ liệu 3: 
- Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận. 
 - Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn:
 + Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... 
 + Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng hợp lại vấn đề.
- GV hướng dẫn HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
- HS tổng hợp lại vấn đề theo yêu cầu của giáo viên.
II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận:
Kết cấu phần này cũng tương tự như phần một: ba bài tập tự luận và một câu hỏi tổng hợp. Do đó cách tiến hành cũng tương tự như ở phần trên.
Tuần 30; Tiết 87
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (1) trong SGK.
+ GV: Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào? 
+ GV: Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn?
- Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này.
- Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (2) trong SGK .
+ GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (3) trong SGK. + GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận. 
1. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
 - Đối tượng bình luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau.
 + Đoạn văn của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau.
 + Đoạn văn của Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi đồng thời cũng khẳng định sự trả lời dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh).
 - Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng bình luận, quan hệ giữa người viết với nội dung bình luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu... cũng tạo nên sự khác nhau đó. 
 - Đoạn trích (1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn, câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.
 - Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập, tạo giọng văn giàu cảm xúc. 
 Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở các phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
Tuần 30
Tiết 85-86
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Hiểu được bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch cảnh : phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiên tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
 - Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên cả hai phương diện: kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu với tính hiện đại kết hợp các giá trị truyền thống ;sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 - SGK, SGV.
 - Thiết kế bài học.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, diễn giảng, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Diễn đạt trong văn nghị luận.
 Kiểm tra bài tập Luyện tập mà giáo viên đã cho học sinh thực hành ở nhà.
3. Giảng bài mới:
 Vào bài: Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong những nhà viết kịch vĩ đại của văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp lớn lao trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kịch nói Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX. Và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của ông đánh dấu chợ nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ. Để hiểu rõ hơn điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
- Thao tác 1: Tìm hiểu chung về tác giả.
+ GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những ý chính về tác giả Lưu Quang Vũ 
+ HS: Đọc Tiểu dẫn (SGK) và nêu những ý chính về tác giả 
+ GV: Nhận xét đồng thời mở rộng một số vấn đề về quê hương, gia đình và con người nhà văn.
- Thao tác 2: Tìm hiểu chung về vở kịch.
+ GV: Cung cấp hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
+ GV: Yêu cầu HS nêu những ý chính về vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt và vị trí của đoạn trích học.
+ GV giới thiệu:
 o Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
 o Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống "hợp pháp" trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn. 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Lưu Quang Vũ (1948-1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng.
- Tuổi thơ Lưu Quang Vũ gắn liền với vùng Phú Thọ, đến năm 1954, ông về sống và đi học ở Hà Nội.
- Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.
- Sau đó, ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh. 
- Từ 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Sinh ra trong gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ sớm bộc lộ năng khiếu.
- Vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 chưa gây được tiếng vang, nhưng sau đó, với một nguồn sáng tạo đột khởi mạnh mẽ, Lưu Quang Vũ đã cho ra đời những vở kịch gây xôn xao dư luận như: Lời nói dối cuối cùng; Nàng Xi-ta; Chết cho điều chưa có; Bệnh sĩ ; Lời thề thứ 9 ; Tôi và chúng ta; Hai ngàn ngày oan trái; Hồn Trương Ba, da hàng thịt,
- Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng đặc biệt của sâu kịch những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Lưu Quang Vũ còn là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là kịch. 
- Với những đóng góp đặc biệt cho nền văn học nước nhà, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.
- Vở kịch được viết từ năm 1981, được công diễn vào năm 1984. 
- Tác phẩm nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
b. Đoạn trích:
 - Phần lớn là cảnh VII của vở kịch. 
- Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. 
* Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tóm tắt nội dung đoạn trích.
+ GV: Giới thiệu bối cảnh đoạn trích: Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình. Trương Ba dần dần đổi tính: cũng uống nhiều rượu, ham bán thịt, không còn mặn mà với trò chơi thanh cao trí tuệ là đánh cờ nữa
Trương Ba càng khổ sở hơn  ... c.
+ Nếu không có tạo tác à nền văn hoá không có nội lực bề vững. 
+ Có nội lực mà không mở rộng, tiếp thu văn hoá à không thừa hưởng tinh hoa và tiến bộ của văn hoá nhân loại à văn hoá không thể phát triển và toả rạng.
- Ví dụ: 
+ Chữ viết (một giá trị văn hoá quan trọng của nhân loại): Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ để tạo nên các tác phẩm văn học mang đậm tâm hồn Việt Nam
+ Văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hoá các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thơ tự do của phương Tây. (cách vận dụng đề tài, thi liệu trong Truyện Kiều, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Trần Tế Xương)
* Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- GV tổ chức cho HS tổng hợp lại những vấn đề đã tìm hiểu, phân tích, từ đó viết phần tổng kết ngắn gọn.
- GV: Qua bài viết này, tác giả muốn nêu lên điều gì?
* Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập
- Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn bài tập 1.
- Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn bài tập 2.
- Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn bài tập 3.
III. TỔNG KẾT:
Chủ đề:
Từ những hiểu biết sâu sắc về vốn văn hoá dân tộc, tác giả phân tích, khẳng định mặt tích cực và hạn chế của văn hoá truyền thống, giúp chúng ta phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
IV. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Giải thích.
- Phân tích sự phát triển, biến đổi của tư tưởng trong lịch sử dân tộc.
- Nêu biểu hiện: những tốt đẹp và mặt trái của vấn đề.
- Nêu suy nghĩ bản thân.
2. Bài tập 2:
- Trình bày đặc điểm của phong tục, nghi lễ, giá trị văn hoá của chúng trong ngày Tết.
- Phân tích nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị của các phong tục, nghi lễ (tục cúng Táo quân, lễ chùa đầu năm, trò chơi dân gian, lễ hội hoa xuân)
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
3. Bài tập 3:
- Trình bày đặc điểm của văn hoá truyền thống.
- Ý nghĩa quan trọng của mặt tích cực.
- Tác hại của những hạn chế trong văn hoá truyền thống.
- Trình bày suy nghĩ bản thân.
V. CỦNG CỐ
- Những đặc điểm nội bật của văn hoá truyền thống?
- Sự sáng tạo văn hoá của ta còn những hạn chế nào?
- Làm thế nào để giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc?
Tuần 31
Tiết 90
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dựng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác: chính luận, khoa học, nghệ thuật.
 - Có kĩ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của Nhà nước, hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như: đơn từ, biên bản, khi cần thiết.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Thiết kế bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp gợi tìm, vấn đáp, trao đổi thảo luận.
 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số văn bản
I. NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?
 GV lần lượt chỉ định từng HS đọc to các văn bản trong SGK, sau đó nêu câu hỏi tìm hiểu:
a) Kể thêm các văn bản cùng loại với các văn bản trên.
b) Điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn bản trên là gì?
1. Tìm hiểu văn bản
a) Các văn bản cùng loại với 3 văn bản trên:
+ Văn bản 1 là nghị định của Chính phủ (Ban hành điều lệ bảo hiểm y tế). Gần với nghị định là các văn bản khác của các cơ quan Nhà nước (hoặc tổ chức chính trị, xã hội) như: thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết,
+ Văn bản 2 là giấy chứng nhận của thủ trưởng một cơ quan Nhà nước (Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT - tạm thời). Gần với giấy chứng nhận là các loại văn bản như: văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,
+ Văn bản 3 là đơn của một công dân gửi một cơ quan Nhà nước hay do Nhà nước quản lí (Đơn xin học nghề). Gần với đơn là các loại văn bản khác như: bản khai, báo cáo, biên bản,
b) Điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn bản:
+ Giống nhau: Các văn bản đều có tính pháp lí, là cơ sở để giải quyết những vấn đề mang tính hành chính, công vụ. 
+ Mỗi loại văn bản thuộc phạm vi, quyền hạn khác nhau, đối tượng thực hiện khác nhau.
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành chính
 GV yêu cầu HS tìm hiểu ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản:
a) Đặc điểm kết cấu, trình bày.
b) Đặc điểm từ ngữ, câu văn.
- HS làm việc cá nhân (khảo sát các văn bản) và trình bày trước lớp. Các HS khác có thể nhận xét, bổ sung (nếu cần).
2. Ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành chính
+ Về trình bày, kết cấu: Các văn bản đều được trình bày thống nhất. Mỗi văn bản thường gồm 3 phần theo một khuôn mẫu nhất định:
- Phần đầu: các tiêu mục của văn bản.
- Phần chính: nội dung văn bản.
- Phần cuối: các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí,).
+ Về từ ngữ: Văn bản hành chính sử dụng những từ ngữ toàn dân một cách chính xác. Ngoài ra, có một lớp từ ngữ hành chính được sử dụng với tần số cao (căn cứ, được sự ủy nhiệm của, tại công văn số, nay quyết định, chịu quyết định, chịu trách nhiệm thi hành quyết định, có hiệu lực từ ngày, xin cam đoan
+ Về câu văn: có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu (Chính phủ căn cứ Quyết định: điều 1, 2, 3,). Mỗi ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng. 
VD:
Tôi tên là:
Sinh ngày:
Nơi sinh:
Nhìn chung, văn bản hành chính cần chính xác bởi vì đa số đều có giá trị pháp lí. Mỗi câu, chữ, con số dấu chấm dấu phảy đều phải chính xác để khỏi gây phiền phức về sau. Ngôn ngữ hành chính không phải là ngôn ngữ biểu cảm nên các từ ngữ biểu cảm hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, văn bản hành chính cần sự trang trọng nên thường sử dụng những từ Hán-Việt.
Hoạt động 3: Tổ chức tìm hiểu khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính
Từ việc tìm hiểu các văn bản trên, GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính.
3. Ngôn ngữ hành chính là gì?
Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với người dân và giữa người dân với cơ quan, hay giữa những người dân với nhau trên cơ sở pháp lí.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của anh (chị)
GV gợi ý, tổ chức cho HS các nhóm thi xem nhóm nào kể được nhiều và đúng.
Bài tập 1: Một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường: Đơn xin nghỉ học, Biên bản sinh hoạt lớp, Đơn xin vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận, Sơ yếu lí lịch, Bằng tốt nghiệp THCS, Giấy khai sinh, Học bạ, Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10, Bản cam kết, Giấy mời họp,
Bài tập 2: Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về trình bày văn bản, về từ ngữ, câu văn của văn bản hành chính (lược trích- SGK).
Trên cơ sở nội dung bài học, GV gợi ý để HS phân tích.
Bài tập 2: Những đặc điểm tiêu biểu:
+ Trình bày văn bản: 3 phần
- Phần đầu gồm: tên hiệu nước, tên cơ quan ra quyết định, số quyết định, ngày tháng năm, tên quyết định.
- Phần chính: Bộ trưởng căn cứ theo đề nghị quyết định: điều 1, điều 2, điều 3
- Phần cuối: người kí (kí tên đóng dấu), nơi nhận.
+ Từ ngữ: dùng những từ ngữ hành chính (quyết định về việc, căn cứ nghị định, theo đề nghị của, quyết định, ban hành kèm theo quyết định, quy định trong chỉ thị, quyết định có hiệu lực, chịu trách nhiệm thi hành quyết định,
+ Câu: sử dụng câu văn hành chính (toàn bộ phần nội dung chỉ có một câu). 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính 
1. GV yêu cầu HS đọc lại các văn bản ở tiết học trước và phân tích tính khuôn mẫu của các văn bản đó.
- HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lại một số nội dung, lưu ý HS một số vấn đề.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
1. Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu 3 phần thống nhất:
a) Phần mở đầu gồm:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.
+ Tên văn bản- mục tiêu văn bản.
b) Phần chính: nội dung văn bản.
c) Phần cuối:
+ Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu).
+ Chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).
Chú ý: 
+ Nếu là đơn từ, kê khai thì phần cuối nhất thiết phải có chữ kí, họ tên đầy đủ của người làm đơn hoặc k khai.
+ Kết cấu 3 phần có thể "xê dịch" một vài điểm nhỏ tùy thuộc vào những loại văn bản khác nhau, song nhìn chung đều mang tính khuôn mẫu thống nhất.
2. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
Câu hỏi: Tính minh xác của văn bản hành chính thể hiện ở những điểm nào? Nếu không đảm bảo tính minh xác thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và khắc sâu một số ý cơ bản.
2. Tính minh xác
Tính minh xác thể hiện ở:
+ Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí,
+ Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý, không xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.
Chú ý:
Văn bản hành chính cần đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Ngôn từ chính là "chứng tích pháp lí".
VD: Nếu văn bằng mà không chính xác về gày sinh, họ, tên, đệm, quê, thì bị coi như không hợp lệ (không phải của mình).
Trong xã hội vẫn có hiện tượng mạo chữ kí, làm dấu giả để làm các giấy tờ giả: bằng giả, chứng minh thư giả, hợp đồng giả,
3. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
Câu hỏi: Tính công vụ thể hiện như thế nào trong văn bản hành chính? Trong đơn xin nghỉ học, điều gì là quan trọng - cảm xúc của người viết hay xác nhận của cha mẹ, bệnh viện?
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và khắc sâu một số ý cơ bản.
3. Tính công vụ
Tính công vụ thể hiện ở:
+ Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.
+ Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu.
VD: kính chuyển, kính mong, trân trọng kính mời,
+ Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.
VD: trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập 
III. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 và bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS xem lại bài học để trả lời đầy đủ, chính xác.
- HS làm việc cá nhân, xem lại bài, phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bài tập 1 và bài tập 2: 
Nội dung cần đạt:
Xem lại mục 1-phần III-Nội dung bài học.
Bài tập 3 và bài tập 4: 
Bài tập 3 và bài tập 4: 
Bài tập thực hành nên HS có thể chuẩn bị trước ở nhà, trên cơ sở nội dung bài học ở lớp, HS có thể điều chỉnh, sửa chữa (nếu cần)
Bài tập 3: Yêu cầu của biên bản một cuộc họp: chính xác về thời gian, địa điểm, thành phần. Nội dung cuộc họp cần ghi vắn tắt nhưng rõ ràng. Cuối biên bản cần có chữ kí của chủ toạ và thư kí cuộc họp.
Bài tập 4: Yêu cầu của đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
+ Tiêu đề.
+ Kính gửi (Đoàn cấp trên).
+ Lí do xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Những cam kết.
+ Địa điểm, ngày tháng năm
+ Người viết kí và ghi rõ họ tên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12(2).doc