Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66: Ôn tập về văn học (học kì I)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66: Ôn tập về văn học (học kì I)

ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC

(HỌC KÌ I)

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

 - Nắm được những tri thức cơ bản về các tác gia, tác phẩm VHVN và nước ngoài trong SGK ngữ văn 12 nâng cao, tập 1. Củng cố và hệ thống hóa những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại.

- Hiểu được một cách chắc chắn các tri thức về lí luận VH (xung quanh các khái niệm về thể loại và phong cách VH) ứng dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm trong SGK ngữ văn 12 nâng cao, tập 1.

B/.CHUẨN BỊ:

*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

*HS: SGK, k/thức c/bản về các bài đã học.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: “Quá trình văn học”

 Trình bày khái niệm về quá trình VH? (I)

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66: Ôn tập về văn học (học kì I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 66
Ngày dạy: 31/12
ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC
(HỌC KÌ I) 
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
 - Nắm được những tri thức cơ bản về các tác gia, tác phẩm VHVN và nước ngoài trong SGK ngữ văn 12 nâng cao, tập 1. Củng cố và hệ thống hóa những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại.
- Hiểu được một cách chắc chắn các tri thức về lí luận VH (xung quanh các khái niệm về thể loại và phong cách VH) ứng dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm trong SGK ngữ văn 12 nâng cao, tập 1.
B/.CHUẨN BỊ:
*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
*HS: SGK, k/thức c/bản về các bài đã học.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: “Quá trình văn học” 
F Trình bày khái niệm về quá trình VH? (I) 
F Trình bày các qui luật cơ bản của quá trình VH? (II)
F Trình bày các trào lưu và trường phái VH lớn? (III.)
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 * H đọc mục I.
- H đọc và trả lời câu hỏi mục a.
+ Các giai đoạn?
+ Hoàn cảnh xã hội – lịch sử giai đoạn 1945 – 1975? 
+ Hoàn cảnh xã hội – lịch sử giai đoạn 1975 – hết TK XX?
Các đặc điểm cơ bản của VH 1945 – 1975?
- Những thành tựu?
- Những hạn chế?
- Những thành tựu của VH 1975 – hết TK XX?
- Hạn chế của VH 1945 – 1975?
- Hạn chế của VH 1975 – hết TK XX?
- H đọc và trả lời câu hỏi mục b.
- H đọc và trả lời câu hỏi mục c.
- H đọc và trả lời câu hỏi mục d.
- H đọc và trả lời câu hỏi mục đ.
- H đọc và trả lời câu hỏi mục e.
- H đọc và trả lời câu hỏi mục g.
- H đọc và nêu yêu cầu của mục 2? Nêu đặc điểm của chân dung VH?
+ Trả lời câu hỏi a.
+ Trả lời câu hỏi b.
- H đọc và nêu yêu cầu của mục 3?
+ Văn bản nhật dụng? Bao gồm các bài nào? Hãy chọn 1 bài và phân tích ý nghĩa cấp thiết đối với đời sống của bài văn?
- H đọc và nêu yêu cầu của mục 4?
+ Phong cách học? Hãy vận dụng những hiểu biết vế phong cách học vào việc phân tích nét độc đáo trong cái nhìn đối với đời sống, cách xây dựng hình tượng, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ tác giả qua các TP đã học?
- Quá trình văn học phát triển như thế nào?
I/. Nội dung ôn tập:
Œ Văn học VN:
1/ Bài khái quát VHVN từ CM/8/45 đến hết TK XX: 
a/ Các giai đoạn:
ªVHVN từ CM/8/45 đến hết TK XX gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1945-1975.
- Giai đoạn 1975- hết TK XX.
ª Hoàn cảnh xã hội – lịch sử giai đoạn 1945 – 1975:
- Sự lãnh đạo của Đảng đã hình thành trên đất nước ta một nền văn học thống nhất.
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Nó làm cho nền VH giai đoạn này hình thành và phát triển với những đặc điểm và tính chất riêng.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hóa, từ năm 1945 à 1975,vì điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa của các nước XHCN ( Liên Xô, Trung Quốc,)
ª Hoàn cảnh xã hội – lịch sử giai đoạn 1975 – hết TK XX:
- Với chiến thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc ta lại mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất. Tuy nhiên, từ 1975 đến 1985, đất nước lại gặp những khó khăn, thử thách.
- Đến 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Dich thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học đổi mới, phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như qui luật phát triển khách quan của VH.
b/ Các đặc điểm cơ bản của VH 1945 – 1975:
- VH phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu.
- VH hướng về đại chúng.
- VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
c/ Những thành tựu cơ bản của VH 1945 – 1975:
- VH 1945 – 1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
- Có những đóng góp về tư tưởng:
* Truyền thống yêu nước và CN anh hùng.
* Truyền thống nhân đạo.
- Đạt được những thành tựu nghệ thuật về các thể loại:
* Phát triển cân đối, toàn diện về thể loại: truyện, kí, thơ, kịch.
* Thành tựu nghệ thuật xuất sắc, đạt giá trị thẩm mỹ cao: thơ trữ tình và truyện ngắn.
d/ Những hạn chế của VH 1945 – 1975:
- Thể hiện con người và cuộc sống một cách xuôi chiều, phiến diện, công thức.
- Thể hiện con người có phần giản đơn, sơ lược.
- Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của TP nhiều khi bị hạ thấp.
e/ Những thành tựu cơ bản của VH 1975 – hết TK XX:
- Đổi mới về ý thức nghệ thuật của giới cầm bút.
- Thành tựu về thể loại VH phong phú, đa dạng: Văn xuôi, thơ, nghệ thuật sân khấu, lí luận, phê bình VH.
- Đổi mới về mặt ND và NT: Quan niệm về con người, cảm hứng sáng tác mới.
g/ Hạn chế của VH 1945 – 1975:
g/ Hạn chế của VH 1975 – hết TK XX:
 Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đối với việc sáng tác VH.
2/. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – HCM:
- Quan điểm sáng tác nhất quán – sáng tác VH trước hết là hành vi CM (tùy theo đối tượng vận động CM và mục đích CM mà xác định nội dung và hình thức viết cho mỗi TP). Vì thế đã tạo nên một sự nghiệp VH rất phong phú, đa dạng.
- Về bản Tuyên ngôn độc lập, đối tượng là quốc dân đồng bào, đồng thời còn nhằm vào bọn đ/quốc Anh, Mỹ, đặc biệt là Th/dân Pháp.
3/. Phê bình văn học:
So sánh 2 TP “ Nguyễn Đình Chiểu”(Phạm Văn Đồng) và “ Thương tiếc ”(Nguyễn Đăng Mạnh):
- Điểm thống nhất về văn phê bình của hai bài là cùng thuộc thể văn nghị luận, tức thuyết phục bằng lí lẽ, đồng thời dùng hình ảnh để chuyển tải tình cảm thẩm mỹ.
- Điểm khác biệt là do chủ đề riêng của mỗi bài, còn tác giả có cách lập luận khác nhau và do phong cách viết của mỗi tác giả.
4/. Kí:
So sánh 3 bài kí “ Người lái ” (N.Tuân), “ Những ngày đầu ” (Võ.N. Giáp) và “ Ai đã đặt tên ?” (Hoàng.P.N.Tường):
- Hai bài kí của N.Tuân và H.P.N.T nghiêng về tùy bút, yếu tố trữ tình rất đậm. Hai cây bút này đều tài hoa, uyên bác.
- Kí của H.P.N.Tường thiên về chất thơ trữ tình dịu ngọt, kí của N.Tuân nghiêng về phát hiện và diễn tả những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ.
- Kí của V.N.Giáp thể hiện tầm nhìn xa trong rộng của một nhà lãnh đạo.
5/. Thơ:
Điểm đặc sắc riêng:
- Tây Tiến (Q.Dũng): cảm hứng sử thi lãng mạn, chất bi tráng.
- Bên kia sông Đuống (H.Cầm): thế giới Kinh Bắc cổ kính, dòng trữ tình dạt dào, đi từ tiếc thương đau đớn đến căm uất và kết thúc bằng khí thế quyết chiến, quyết thắng.
- Việt Bắc (T.Hữu): tình cảm chính trị diễn đạt bằng ngôn ngữ tình yêu, chất dân tộc truyền thống.
- Bác ơi! (T.Hữu): một bài thơ điếu.
- Tiếng hát con tàu (C.L.Viên):tính biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc; sáng tạo hình ảnh tân kì, chất triết lí.
- Dọn về làng (N.Q.Chấn): chất thơ mộc mạc, chân chất.
- Đất nước (N.Đ.Thi): phát hiện vẻ đẹp, chất hùng tráng của đất nước trong đau thương, gian khổ.
- Đất nước (N.K.Điềm): một định nghĩa về đất nước bằng thơ, chất chính luận, khai thác chất liệu phong phú của VHDG.
- Sóng (X.Quỳnh): dùng hình ảnh sóng để diễn tả rất đạt quy luật tình yêu.
- Đò Lèn (N.Duy): hình ảnh người bà hiện lên đầy ám ảnh từ kí ức trẻ thơ đến ý thức ở tuổi trưởng thành với nỗi xót xa ân hận; thái độ trân trọng cội nguồn.
- Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo): yếu tố đổi mới của thơ ca sau 1975; chất nhạc trong lời thơ và cấu trúc thơ
6/. Kịch:
- Diễn biến của mâu thuẫn kịch và ý nghĩa của mâu thuẫn này trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của L.Q.Vũ.
 Vở kịch khai thác một cốt truyện dân gian. Xung đột kịch xoay quanh mâu thuẫn giữa phần hồn và phần xác của nhân vật. Đây là bi kịch của một người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như bản thân mình mong muốn, có nguy cơ bị tha hóa. Hồn Tr.Ba đã giải quyết mâu thuẫn đúng với tư cách một nhân vật bi kịch: tuy tha thiềt được sống với những người thân, nhưng quyết bảo vệ lí tưởng cao cả, dù phải trả giá bằng cái chết.
7/. Tác giả Hồ Chí Minh,Tố Hữu và tác giả N.Tuân:
- Hồ Chí Minh;
 Quan điểm sáng tác nhất quán – sáng tác văn học trước hết là hành vi CM (tùy theo đối tượng vận động cách mạng và mục đích CM mà xác định nội dung và hình thức viết cho mỗi TP). Vì thế đã tạo nên một sự nghiệp văn học rất phong phú, đa dạng.
- Tố Hữu;
 Nhà thơ của lí tưởng cộng sản, của những tình cảm trong quan hệ chính trị với cộng đồng (nội dung trữ tình chính trị). Giọng tâm tình ngọt ngào, phong cách đậm đà màu sắc dân tộc truyền thống.
- Nguyễn Tuân:
 Tác giả tùy bút có lòng yêu nước gắn với những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Tài hoa, uyên bác, suốt đời đi tìm và diễn đạt cái đẹp. thường có cảm hứng trước những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ
 Văn học nước ngoài:
ªChân dung văn học ( “ Đô-xtôi-ép-xki” – Xtê-phan-Xvai-gơ)
 - Chân dung văn học là một thể loại kí về người thật việc thật (người thật ở đây là một nhà văn). Chân dung văn họcđồng thời cũng là một dạng của phê bình văn học.người viết chân dung dựa vào những chi tiết có thực ở con người nhà văn mà dựng lên hình ảnh người cầm bút. Nhưnh hình ảnh ấy phải giúp soi sáng tầm vóc và những đặc điểm trong sáng tác văn chương của nhà văn.
 - Tác giả chỉ dùng những chi tiết của đời sống nhà văn trước và sau khi được về Tổ quốc mà khiến ta hình dung được lòng yêu nước, nhu cầu sáng tạo nghệ thuật như một lẽ sống và tầm vóc vĩ đại của Đô-xtôi-ép-xki.
ª Nét độc đáo của bài thơ “ Tự do” (Pôn Ê-luy-a);
 - Nguyên bản có 21 khổ thơ và dòng cuối chỉ có hai từ “ TỰ DO”. Bản dịch có 11 khổ thơ, mỗi khổ đều có dòng kết “Tôi viết tên em” và khổ cuối (khổ 11): “Để gọi tên em”. Hính thức diễn đạt này đã tạo một kỹ thuật điệp khúc độc đáo với số lần trùng lặp rất cao. 
Sự trùng lặp này của tác giả cho thấy mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, dào dạt, liên tiếp diễn tả một tâm trạng khát khao song cũng rất chân thành tha thiếtcủa những người dân nô lệ đang rên xiết dưới ách phát xít Đức. Mặt khác, sự trùng hợp đó có chủ ý nhấn mạnh nhằm tạo ra âm vang cộng hưởng mang tính nhạc điệu cho bài thơ, tương tự như khi kết thúc các bản thánh ca tại các hội lễ của nhà thờ.
- Ngoài ra, Kĩ thuật điệp từ cũng gây được ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn giới từ “trên” trong bài thơ => Hiểu sâu hơn ý nghĩa của tự do, của khát vọng tự do.
Ž Văn bản nhật dụng:
- Văn bản nhật dụng chỉ loại VB đề cập những hiện tượng, những vấn đề cụ thể có ý nghĩa quan trọng, bức xúc, đang đặt ra trước mắt con người trong cuộc sống thường ngày. Văn bản nhật dụng giúp ta hiểu thêm cuộc sống XH và tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh nhằm giải quyết những vấn đề được đặt ra trong thực tế.
- “Thông điệp” của Cô-phi An-nan là VB nhật dụng. VB mang hình thức 1 thông điệp nghiêm trang đã cho thấy vị Tổng thư kí Liên hợp quốc coi cuộc chiến đại dịch HIV/AIDS trong những năm đầu TK XXI là trọng đại vô cùng. Thông điệp chỉ thực sự có ý nghĩa khi nhờ đó mọi người hiểu rõ hơn về điều quan trọng, lớn lao và bức thiết, hiện đang tồn tại hằng ngày trong đời sống của dân tộc và của cả loài người, đó là phòng chống HIV/AIDS.
 Lí luận văn học:
ªPhong cách học biểu hiện dưới các yếu tố sau;
+ Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
TD: Viết về Đèo Ngang, P.T.Duật có cái nhìn mới:
 Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang
 Mà không biết con đèo chạy dọc.
+ Chọn đề tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh, nhân vật, xác lập tứ thơ, triển khai cốt truyện
TD: Thạch Lam hướng ngòi bút tới cuộc sống và tâm hồn những con người “nhỏ bé”
+ Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm đặc ca tính sáng tạo của tác giả, từ việc sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại cho đến cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm.
TD: Câu văn N.Tuân rất linh hoạt, không theo một khuôn mẫu, chuẩn mực nhất định, đó thường là những câu văn dài, xuôi theo dòng chảy dào dạt của cảm xúc, suy tư.
+ Phong cách VH là cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
TD: H.C.Minh trong truyện và kí thì hiện đại, nhưng trong thơ chữ Hán lại giàu sắc thái phương Đông cổ kính, thơ tiếng Việt đậm cốt cách dân gian.
+ Độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới, nhưng phong cách còn phải có phẩm chất thẩm mỹ.
ª Quá trình văn học:
- Văn học VN gồm 2 thời kì:
 + Văn học trung đại ( XàXIV; XVàXVII; XVIIIà nửa đầu XIX; nửa cuối XIX)
 + Văn học VN thế kỉ XX ( đầu XXàCM/8/45; Sau CM/8/45à hết XX.
- Quá trình văn học luôn tuân theo những qui luật chung;
+ Qui luật VH gắn bó với đời sống.
+ Qui luật kế thừa và cách tân.
+ Qui luật bảo lưu và tiếp diễn.
4/. Củng cố và luyện tập:
 Về nhà cần lập đề cương để việc ôn tập tốt hơn.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
Học bài. Chuẩn bị bài: “Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do”
+ Trả lời những câu hỏi hướng dẫn học bài.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap ve van hoc HKI NC.doc