Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66 đến 69

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66 đến 69

ĐỌC THÊM:

BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ

(Trích Hương rừng Cà Mau)

 Sơn Nam

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Hướng dẫn HS:

- Cảm nhận những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.

- Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên.

- Chú ý những đặc điểm kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ của Sơn Nam.

II- CHUẨN BỊ

- HS đọc và tóm tắt truyện, trả lời những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (ở nhà).

- HS tìm hiểu thêm về nhà văn Sơn Nam và Hương rừng Cà Mau.

 

doc 12 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66 đến 69", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20/1/2010
 Tiết 66	 
	đọc thêm:
Bắt sấu rừng u minh hạ
(Trích Hương rừng Cà Mau)
 Sơn Nam
I. Mục tiêu cần đạt
Hướng dẫn HS:
- Cảm nhận những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.
- Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên.
- Chú ý những đặc điểm kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ của Sơn Nam.
II- chuẩn bị
- HS đọc và tóm tắt truyện, trả lời những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (ở nhà).
- HS tìm hiểu thêm về nhà văn Sơn Nam và Hương rừng Cà Mau.
III- tiến trình lên lớp
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Bài mới:
Hướng dẫn cho HS đọc hiểu những nội dung sau : 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung 
I. Tìm hiểu chung
1. Nhà văn Sơn Nam (Sgk)
(1926 - 2008)
Lưu ý thêm:
Bỳt danh Sơn Nam của ụng là để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đó cho ụng bỳ mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mỡnh là người phương Nam)
Khụng chỉ cống hiến trong văn chương, ụng (Sơn Nam) cũn được xem là người cú cụng khai phỏ, khảo cứu và sưu tầm văn húa mảnh đất Nam Bộ. Vỡ vậy, khụng phải hiển nhiờn mà người ta trõn trọng gọi ụng là "nhà Nam Bộ học" hay ụng già Ba Tri...
Hơn nửa thế kỷ gắn bú với nghiệp sỏng tỏc, những trang viết của ụng khụng đơn thuần là sự giải trớ cho độc giả mà cũn là những khảo cứu, khỏm phỏ về mảnh đất phương Nam. Là người Nam Bộ chớnh gốc nờn nhà văn Sơn Nam là người am hiểu quỏ trỡnh hỡnh thành dải đất này. Những sỏng tỏc của ụng mang hơi thở của thiờn nhiờn, của văn húa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc
2. Tập truyện Hương rừng Cà Mau.
-
Sơ đồ rừng U Minh
 Nội dung: viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh với những người lao động có sức sống mãnh liệt, sâu đậm ân nghĩa và tài ba can trường.
- Nghệ thuật: Dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, nêu những nét chính về nhà văn Sơn Nam và tập truyện Hương rừng Cà Mau
 GV nhận xét, lướt qua những nét chính.
Hoạt động 2: Tổ chức hướng dẫn đọc- hiểu văn bản đoạn trích. 
II. Hướng dẫn đọc- hiểu 
1. GV nêu vấn đề: Qua đoạn trích, anh (chị) nhận thấy thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật nào?
- HS đọc đoạn trích, chú ý những chi tiết về thiên nhiên, con người, từ đó đưa ra những nhận xét.
- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu, thảo luận.
1. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ
a) Thiên nhiên
Thiên nhiên vùng U Minh Hạ là một thế giới bao la, lì thú:
+ "U Minh đỏ ngòm
Rừng tràm xanh biếc"
+ "Sấu lội từng đàn", "những ao sấu", "Miền Rạch Giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu". Đó là những nơi ghê gớm.
b) Con người
- Những người lao động cần cự, mưu trớ, gan gúc can trường, cú sức sống mónh liệt, đậm sõu õn nghĩa. 
- Họ thương tiếc bà con xúm giềng bị “hựm tha sấu bắt”
- Họ vượt lờn gian khú bằng sức mạnh tài trớ:
+ Những người cõu cỏ sấu bằng lưỡ cõu sắt, con vịt sống
+ ễng Năm Hờn thỡ bắt sấu bằng tay khụng.
+ Tư Hoạch thỡ “ăn ụng rất rành địa thế vựng Cỏi Tàu”
+ Những người trai lực lưỡng “gài bẫy cọp, săn heo rừng”
à Chớnh họ mang đến sức sống mới cho vựng đất hoang hoỏ Cà Mau
2. GV tổ chức cho HS phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên. (Gợi ý: ông là người thế nào? điều đó được biểu hiện qua những chi tiết nào? Bài hát của ông Năm gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì?,)
2. Nhân vật ông Năm Hên
- ễng là “người thợ già chuyờn bắt sấu ở Kiờng Giang”, "bắt sấu bằng hai tay khụng".
- ễng tỡnh nguyện bơi xuồng đến bắt sấu giỳp dõn làng Khỏnh Lõm chỉ với một bú nhang và một hũ rượu:
+ Nhang: để tưởng niệm những người bị sấu bắt.
+ Rượu: để uống tăng thờm khớ thế.
- Mưu kế kỡ diệu, bất ngờ mà hiệu quả, bắt sống 45 con sấu:
+ Đào rónh cạn dần, đốt lửa dẫn dụ cỏ sấu lờn bờ
+ Chặn sấu lại và khoỏ miệng chỳng băng một khỳc mốp làm “dớnh chặt hai hàm răng”
+ Dựng mỏc sắn lưng cỏ sấu, cắt gõn đuụi, trúi hai chõn sau và bắt chỳng về
à Giàu lũng thương người, mộc mạc, khiờm nhường và cũng rất mưu trớ, gan gúc.Tính cách, tài nghệ của ông Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người vùng U Minh H
+ Bài hát của ông Năm Hên:
Hồn ở đâu đây
Hồn ơi! Hồn hỡi! 
Ta thương ta tiếc
- Tưởng nhớ linh hồn những người bị sấu bắt, chết oan ức, trong đú cú người anh ruột của ụng.
- Bài hỏt núi về cuộc sống gian khổ khắc nghiệt của những người dõn mở đất, mong giải oan cho họ. Đồng thời hình ảnh ấy cũng thể hiện vẻ đẹp bi tráng của những con người gan góc vượt lên khắc nghiệt của thiên nhiên để chế ngự và làm chủ nó.
à Tấm lũng sõu nặng nghĩa tỡnh đồng loại, đồng bào, thương tiếc những người xấu số.
3. Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam có gì đáng chú ý?
GV tổ chức cho HS thảo luận và chốt lại những ý cơ bản.
3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật
+ Nghệ thuật kể chuyện: Dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm.
+ Nhân vật giàu chất sống.
+ Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
III. Tổng kết
GV hướng dẫn. HS ghi nhớ để tự viết ở nhà.
Nội dung tổng kết:
+ Những đặc sắc nghệ thuật.
+ chủ đề tư tưởng.
+ Đánh giá chung về giá trị tác phẩm.
	****************************
Ngày soạn: 24/1/2010
Tiết 67-68
Những đứa con trong gia đình
 	Nguyễn Thi
A. Mục tiêu cần đạt
 - Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, buất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chống Mĩ cứu nước.
 - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật : Nghệ thuật trần thuật đặc sắc; khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
B. Phương tiện thực hiện
	SGK, Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và thiết kế bài dạy
C. Cách thức tiến hành
	Giáo viên gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
1. HS đọc phần Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, giới thiệu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Thi, những sáng tác, đặc điểm phong cách, đặc biệt là thế giới nhân vật của nhà văn.
GV nhận xét, bổ sung và khắc sâu một số ý cơ bản. 
1. Tác giả 
(1928- 1968)
Ttên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu- Nam Định.
+ Nguyễn Thi sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, Nguyễn Thi theo người anh vào Sài Gòn, năm 1945, tham gia cách mạng, năm 1954, tập kết ra Bắc, năm 1962, trở lại chiến trường miền Nam. Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.
+ Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
+ Đặc điểm sáng tác: Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ.
Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi". Đó là:
- Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao- những con người dường như sinh ra để đánh giặc.
- Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa. 
Các nhân vật trong Những đứa con trong gia đình từ ba má Việt, chú Năm đến chị em Việt đều tiêu biểu cho những đặc điểm trên.
2. HS giới thiệu khái quát về Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình:
+ Xuất xứ: tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
+ Tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính và cốt truyện.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản 
II. Đọc- hiểu 
1. GV nêu vấn đề: Tình huống truyện có ý nghĩa như thế nào?
HS thảo luận và phân tích. GV theo dõi, nhận xét góp ý.
1. Tình huống truyện.
Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Nhân vật này rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại). Tóm lại, tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật.
2. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về phương thức trần thuật của tác phẩm bằng cách nêu một số câu hỏi: 
- Truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Theo phương thức nào?
- Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và việc khắc họa tính cách nhân vật?
2. Phương thức trần thuật của tác phẩm.
- Đặt điểm nhỡn trần thuõt vào nhõn vật Việt, kể qua dũng hồi tưởng miờn man đứt nối khi Việt bị trọng thương nằm ở lại chiến trường.
- Tỏc dụng:
+ Đem đến màu sẳc trữ tỡnh đậm đà, tự nhiờn và tạo điều kiờn cho tỏc giả thõm nhập sõu vào thế giới nội tõm nhõn vật để dẫ dắt cõu chuyện.
+ Diễn biến cõu chuyện rất linh hoạt, khụng phụ thuộc vào trật tự thời gian và khụng gian: Từ hiện thực chiến trường à hồi tưởng quỏ khứ gầ xa à từ chuyện này chuyển sang chuyện khỏc rất tự nhiờn.
3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về truyền thống những con người trong gia đình (Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?)
HS làm việc cá nhân và phát biểu.
3. Truyền thống gia đình.
a. Đặc điểm chung của cỏc thành viờn trong gia đỡnh:
- Cú truyền thống yờu nước và căm thự giặc sõu sắc.
- Gan gúc, dũng cảm, khao khỏt được chiến đấu giết giặc.
- Giàu tỡnh nghĩa, thuỷ chung son sắt với quờ hương và cỏch mạng.
b. Đặc điểm tớnh cỏch riờng:
- Nhõn vật chỳ Năm:
+ Người thõn lớn tuổi duy nhất cũn lại tron gia đỡnh, từng bụn ba khắp nơi, cưu mang cỏc chỏu khi ba mẹ Việt - Chiến hi sinh.
+ Người đề cao truyền thống gia đỡnh, hay kể sự tớch của gia đỡnh để giỏo dục con chỏu, cần mẫn ghi chộp trong cuốn sổ gia đỡnh tội ỏc của giặc và chiến cụng của cỏc thành viờn .
+ Người lao động chất phỏc nhưng giàu tỡnh cảm và cú tõm hồn nghệ sĩ (thớch cõu hũ, tiếng sỏo). Tiếng hũ “khàn đục, tức như tiếng gà gỏy” nhưng đú là tõm tư, khỏt vọng của tõm hồn ụng.
+ Tự nguyện, hết lũng gúp sức người cho cỏch mạng khi thu xếp cho cả Việt và Chiến lờn đường tũng quõn.
=> Trong dũng sụng gia đỡnh, chỳ Năm là thượng nguồn, là kết tinh đầy đủ những nột truyền thống. 
- Nhõn vật mỏ Việt:
 + Rất gan gúc khi dẫn con đi đũi đầu chồng, hiờn ngang đối đỏp với bịn giặc, khụng run sợ trước sự doạ bắn, cú lũng căm thự giặc sõu sắc.
 + Rất mực thương chồng thương con, đảm đang, thỏo vỏt, cuộc đời chồng chất đau thương nhưng nộn chặt tất cả để nuụi con và đỏnh giặc.
 + Ngó xuống trong một cuộc đấu tranh  ... õu cỏ, bắn chim, đến khi đi bộ đội vẫn cũn đem theo nỏ thun trong tỳi.
 + Đờm trước ngày lờn đường: Trong khi chị đang toan tớnh, thu xếp chu đỏo mọi việc (từ ỳt em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gởi bàn thờ mỏ), bàn bạc trang nghiờm thỡ Việt vo lo vụ nghĩ:
Vụ tư “lăn kềnh ra vỏn cười khỡ khỡ”
vừa nghe vừa “chụp một con đom đúm ỳp trong lũng tay”
ngủ quờn lỳc nào khụng biết
 + Cỏch thương chị của Việt cũng rất trẻ con: “giấu chị như giấu của riờng” vỡ sợ mất chị trước những lời đựa của anh em.
 + Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thỡ như thằng Út ở nhà “khúc đú rồi cười đú”
- Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiờn cường:
+ Cũn bộ tớ: dỏm xụng thẳng vào đỏ thằng giặc đó giết hại cha mỡnh
+ Lớn lờn: nhất quyết đũi đi tũng quõn để trả thự cho ba mỏ
+ Khi xụng trận: chiến đấu rất dũng cảm, dựng phỏo tiờu diệt được một xe bọc thộp của giặc
+ Khi bị trọng thương: một mỡnh giữa chiến trường, mặt khụng nhỡn thấy gỡ, toàn thõn ró rũi, rừ mỏu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiờu diệt giặc.
“Tao sẽ chờ mày  Mày cú bắn tao thi tao cũng bắn được mày  Mày chỉ giỏi giết gia đỡnh tao, cũn đối với tao thỡ mày là thằng chạy”
=> Kế tục truyền thống gia đỡnh nhưng Việt và Chiến cũn tiến xa hơn, lập nhiều chiến cụng mới hiển hỏch. Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.
5. HS phát biểu cảm nhận về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm (thảo luận và phát biểu, bổ sung). GV định hướng và nhận xét.
5. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm.
+ Chỗ hay nhất của đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
+ Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
+ Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
6. GV nêu vấn đề: Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện như thế nào?
- GV có thể gợi ý bằng cách nhắc lại khái niệm, đặc điểm của tính sử thi trong văn học. 
- HS làm việc với tác phẩm, sauy nghĩ và phát biểu.
6. Chất sử thi của thiên truyện
+ Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu ước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. 
+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
+ Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về mọt gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
III. Tổng kết
Nhận xét tổng quát về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- HS bao quát toàn bài để phát biểu.
- GV định hướng, nhận xét và khắc sâu những ý cơ bản.
+ Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện được thể hiện qua giọng trần thuật, trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
 *Dặn dò:- Soạn bài theo PPCT
*************************
Ngày soạn: 26/1/2010
 Tiết 69
Trả bài làm văn số 5 - Viết bài văn số 6 ( Về nhà)
A. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn có liên quan đến bài làm.
- Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kỹ năng viết bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng.
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau.
- Tiếp tục rèn luyện kiểu bài nghị luận văn học.
B. Phương tiện sử dụng
 Bài làm của HS, Giáo án
C. Cách thức tiến hành 
- HS chuẩn bị dàn ý bài viết (ở nhà).
- GV chấm chữa bài, chuẩn bị nhận xét chung và nhận xét cụ thể.
D. tiến trình lên lớp
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới 
I-trả bài.
Hoạt động của gv - hs
Nội dung cần đạt
Đề bài: 
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
Hoạt động 1: Tổ chức phân tích đề
I. Phân tích đề
1. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích:
- Nội dung vấn đề.
- Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính.
- Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết.
2. Phân tích đề bài viết số 5
- Thể loại: Nghị luận văn học.
- Thao tác chính:phân tích, chững minh và bình luận.
- Phạm vi tư liệu: đoạn thơ 
Hoạt động 2: Tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý) 
II. Xây dựng đáp án (dàn ý) 
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 5 (GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình).
+ Dàn ý được xây dựng theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm cần có các luận cứ, luận chứng.
+ Dàn ý cho đề bài số 5 (ví dụ là đề bài trên)
Nội dung: xem lại phần gợi ý đáp án cho đề bài này ở tiết Viết bài làm văn số 5- Nghị luận văn học.
Hoạt động 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết
- GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét những ưu, khuyết điểm.
III. Nhận xét, đánh giá bài viết 
Nội dung nhận xét, đánh giá:
- Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận 
- Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận 
- Hệ thống luận điểm tương đối đầy đủ .Sắp xếp hợp lí các luận điểm
- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề 
Hoạt động 4: Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết
GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. 
IV. Sửa chữa lỗi bài viết
Các lỗi thường gặp:
+ Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.
+ Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý.
+ Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.
+ Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp,
Hoạt động 5: Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm
GV tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm 
V. Tổng kết rút kinh nghiệm
Nội dung tổng kết và rút kinh nghiệm dựa trên cơ sở chấm, chữa bài cụ thể.
 II. Ra đề làm văn cho HS: GV có thể vận dụng theo đề bài trong SGK hoặc tự ra đề cho phù với đối tượng học sinh.
 Đề bài: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt.
Gợi ý:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
1. Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.
Có thể hiểu:
+ Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống.
+ Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy.
Chứng minh:
+ Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm:
- Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
- Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình).
+ Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng.
- ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu.
- Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
+ Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
- Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ. 
- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.
- Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư.
- Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng ắm [], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
+ Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biểm cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
+ Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
Thang điểm.
- Điểm 10: Đảm bảo đày đủ các ý trên. bài viết rõ ràng bố cục, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, có vốn sống phong phú. Không sai lỗi câu, chính tả.
- Điểm 8: Diễn đạt tốt, đảm bảo tương đối đầy đủ các ý trên, các ý chưa thực sự lôgíc, còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 6: Đảm bảo được một nửa ý trên. Diễn đạt tương đối lưu loát, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 4 : bài viết có ý nhưng diễn đạt lộn xộn. Chưa rõ bố cục, sai lỗi chính tả nhiều.
- Điểm 2 : Chưa biết cách trình bày một bài văn, các ý lộn xộn, thiếu lôgíc, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0 : Không trình bày được ý nào, bài viết linh tinh, hoặc bỏ giấy trắng.
* Thu bài - Dặn dò
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 126669.doc