Giáo án Ngữ văn 12 tiết 63: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 63: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh.để làm bài văn nghị luận văn học.

- Biết cách làm bài văn nghị luận VH về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

B. Phương tiện: SGK, SGV, Bảng phụ

C. Phương pháp: Quy nạp ( Từ thực hành -> củng cố lí thuyết)

D. Tiến trình tổ chức:

1. Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ và giới thiệu bài

- Ở lớp 11, các em đã được học: Đặc trưng của các thể loại VH

- Các em vừa biết cách vận dụng các đặc trưng của thể loại thơ để làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 63: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
63-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh...để làm bài văn nghị luận văn học.
- Biết cách làm bài văn nghị luận VH về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
B. Phương tiện: SGK, SGV, Bảng phụ
C. Phương pháp: Quy nạp ( Từ thực hành -> củng cố lí thuyết)
D. Tiến trình tổ chức:
1. Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ và giới thiệu bài
- Ở lớp 11, các em đã được học: Đặc trưng của các thể loại VH
- Các em vừa biết cách vận dụng các đặc trưng của thể loại thơ để làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm của thể loại truyện? (Cốt truyện, nhân vật, những chi tiết, sự kiện, biến cố, cách kể, ngôn ngữ)
- GV chuyển ý vào bài học.
2. Tiến hành bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý.
GV yêu cầu HS đọc đề 1,2 SGK và nêu đối tượng nghị luận ở các đề bài trên . 
Yêu cầu HS xem gợi ý đã trình bày ở SGK , phần tìm hiểu đề 
GV diễn giảng thêm để HS rõ.
* Cho HS làm việc theo nhóm: lập dàn ý các đề bài trên
* GV bổ sung, hoàn chỉnh nội dung và nhận xét tinh thần học tập của các nhóm
(GV trình bày bằng bảng phụ) 
GV thực hiện thao tác như với đề 1 
- Đọc đề
- Trả lời: nghị luận về một tác phẩm ( đề 1), về một khía cạnh của tác phẩm, đoạn trích (đề 2)
- Xem SGK- chú ý những gợi ý quan trọng 
- Thảo luận nhóm: 
+ Nhóm 1, 2, 3: đề 1
+ Nhóm 4, 5, 6: đề 2
- Đại diện nhóm trình bày bằng bảng phụ. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi, ghi chép 
1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
a. Tìm hiểu đề: SGK
b. Lập dàn ý:
Đề 1:
* Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn
* Thân bài:
- Đặc sắc của kết cấu truyện: Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc nhưng đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng, thực hiện ý đồ bịp bợm, đen tối.
- Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện: mâu thuẫn giữa tinh thần thể dục và cuộc sống khốn khổ, đói rách của ND. 
- Ngôn ngữ truyện:
+ Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lời...
+ Ngôn ngữ các nhân vật: tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ (dẫn chứng:...)
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán:
+ ND truyện bắt nguồn từ hiện thực xã hội -> Giá trị HT sâu sắc 
+ Châm biếm, phê phán bằng bút pháp trào phúng.
* Kết bài: Đóng góp của tác phẩm đối với VHHT phê phán, đối với nền VH:
Đề 2: 
* Mở bài: SGK
* Thân bài: 
- Khác nhau về từ ngữ:
+ Nguyễn Tuân: sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ để dựng lại một vẻ đẹp xưa, một con người tài hoa, khí phách, thiên lương. (dẫn chứng)
+ Vũ T Phụng: ngôn ngữ trào phúng: nhiều từ khẩu ngữ, nhiều cách chơi chữ...(dẫn chứng)
- Khác nhau về giọng văn:
+ “CNTT”: cổ kính, trang trọng-> ca ngợi, tôn vinh.
+ “HPCMTG”: mỉa mai, giễu cợt-> phê phán tính chất giả dối, lố lăng đồi baị của XH.
- Giải thích: Việc dùng từ, chọn giọng văn phải phù hợp với chủ đề của truyện và thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm của tác giả.
* Kết bài: Đánh giá chung
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
* Qua những bài thực hành trên, hãy nêu đối tượng, nội dung của một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi?
HS trả lời, bổ sung, xem phần ghi nhớ- SGK
2. Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. 
- Ghi nhớ: SGK
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gợi ý, hướng dẫn HS luyện tập 
HS tham khảo các bài thực hành trên và tiến hành luyện tập theo hướng dẫn của GV.
3. Luyện tập
a. Nhận thức đề
Yêu cầu nghị luận một tác phẩm: đòn châm biếm đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
b. Các ý cần khai thác:
- Sáng tạo tình huống: nhầm lẫn
- Tác dụng của tình huống: miêu tả chân dung Khải Định mà không cần y xuất hiện, từ đó làm rõ thực chất những ngày trên đất Pháp của vị vua An Nam này, đồng thời tố cáo cái gọi là “văn minh”, “khai hóa” của thực dân Pháp.
3.Củng cố, dặn dò
Củng cố phần ghi nhớ.
Hướng dẫn học ở nhà:
 Tự đặt một số đề và phân tích, tìm ý cho bài viết.
- Soạn bài mới: “Rừng xà nu” theo câu hỏi SGK
4. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc63 NGHỊ LUẠN VE MOT TAC PHAM....doc