Giáo án Ngữ văn 12 CB tiết 6: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Giáo án Ngữ văn 12 CB tiết 6: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Tiết theo PPCT: 6

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1:

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Lớp giảng: 12A 12C 12E

Sĩ số:

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ viết bài nhằm giúp HS:

 1. Viết được bài văn nghị luận bàn về một tư tưởng đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ học đường ngày nay.

 2. Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình.

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 CB tiết 6: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 6
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1:
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 20.08.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 12A	12C	12E
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ viết bài nhằm giúp HS:
 1. Viết được bài văn nghị luận bàn về một tư tưởng đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ học đường ngày nay.
 2. Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV, SBT Ngữ văn 12
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- GV cung cấp đề
- Học sinh làm bài
D. Hoạt động dạy học
1. Ổn định
2. Tiến trình giờ kiểm tra
I. Đề bài cụ thể
	Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về truyền thống đó. (10 điểm)
II. Yêu cầu chung
	- Về kĩ năng: Biết làm 1 bài văn nghị luận co bố cục 3 phần. Biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, khuyến khích những bài làm sáng tạo
	- Yêu cầu về kiến thức: xác định đúng yêu càu của đề bài, trình bày kiến thức chính các, khuyến khích bài làm có phông kiến thức rộng.
III. Yêu cầu cụ thể
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật:
Câu
Yêu cầu nội dung
Điểm
- Giới thiệu dẫn dắt vấn đề 
0,5
- Trích câu thành ngữ: “tôn sư rọng đạo”
0,5
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
1,0
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
1,0
- Phân tích“Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian
2,0
- Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sự trọng đạo” là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
1,0
- Chứng minh: lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
2,0
- Bình luận.
Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
0,5
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo” .
1,0
- Bài học bản thân.
0,5
3. Củng cố và dặn dò
- Thu bài và nhắc HS soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docBai viet so 1NLXH.doc