Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 83

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 83

Tiết 55 -56 VỢ CHỒNG A PHỦ

( Đọc văn) - Tô Hoài –

Ngáy soạn: 16/01/2009

A/ Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lean tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng

- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ của phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và chất thơ.

- Trọng tâm :+ Nhân vật Mị.

 + Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ

 + Nhân vật Mị & A Phủ; nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ

 

doc 36 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 83", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 -56 VỢ CHỒNG A PHỦ 
( Đọc văn) - Tô Hoài –
Ngáy soạn : 16/01/2009
A/ Mục tiêu bài học : Giúp học sinh
Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lean tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng
Nắm được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ của phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và chất thơ.
Trọng tâm :+ Nhân vật Mị.
 + Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ 
 + Nhân vật Mị & A Phủ; nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ  
B/ Phương tiện thực hiện: sgk,sgv, thiết kế bài giảng 
C/ Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, diễn giảng 
D/ Tiến trình dạy học :
Ổn định lớp :
Kt bài cũ : không
Bài mới :
 Ho¹t ®éng của thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
KiÕn thøc cÇn ®¹t
Gv gọi 1 hs trình bày vài nét về nhà văn Tô Hoài -> cả lớp theo dõi, bổ sung.
Gv nhấn mạnh lại một vài nét cơ bản.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác tp’?
Gv gọi 1 hs tóm tắt ngắn gọn tp’.
Gv giới thiệu về kết cấu của tp’: gồm 2 phần:
-phầnI: c/đ Mị & A Phủ ở Hồng Ngài dưới ách áp bức bóc lột của thống lí Pá-Tra 
- phần II: c/đ Mị & A Phủ ở Phiềng Sa.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn trích ở sgk.
Gv gợi mở:
- Mị là một cô gái ntn? Tìm những chi tiết trong tp’ nói lên sắc đẹp, tài năng & lòng hiếu thảo của Mị ?
- Hoàn cảnh nào đẩy đưa Mị trở thành con dâu trừ nợ của nhà thống lí Pá-Tra?
- Cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá-Tra ntn?
Thời gian đầu Mị còn phản kháng, nhưng thời gian sau Mị không còn phản kháng.“ Ơû lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.  Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế.”
. Điều này có ý nghĩa như thế nào
Hết tiết 1
Trong đêm tình mùa xuân, “con rùa lùi lũi trong xó cửa” đã tỉnh giấc, đã cựa quay để vươn tới sự sống tốt đẹp. Phân tích quá trình diễn biến ấy và chỉ ra những nguyên nhân đã tác động đến sự thay đổi kì diệu đó.
Gợi mở:
 + Không khí ngày tết được miêu tả ntn?
+ Tiếng sáo, men rượu đã tác động như thế nào đến Mị?
 + Tâm trạng & hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân? 
Qua sự trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân, tác giả muốn khẳng định điều gì?
Để chi Mị cắt day cởi trói cho A Phủ, nhà văn tự đặt cho mình bài toán khó. Nhưng nhà văn cũng đã chọn cho mình moat cách giải hợp lí nhất. Hãy phân tích làm rõ điều đó,
Gợi mở:
- Ban đầu Mị ntn?
- Điều gì đã khiến Mị thay đổi
- Tâm lí của Mị đã có sự thay đổi nt?
Trươc khi cắtđây cởi trói cho A Phủ, Mị có nghĩ là mình sẽ chạy theo A Phủ. Tại sao sau khi A Phủ lao đi, Mị lại chạy theo
- Nhân vật A Phủ được miêu tả ntn trong tp’?
 + Số phận của A Phủ ?
 + Tính cách của A Phủ ?
- Em có nhận xét gì về cảnh xử kiện? Qua cảnh xử kiện cho thấy một A Phủ ntn?
- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
Gv chốt lại nd bài học ở phần ghi nhớ sgk. Gv gọi 1 hs đọc to phần ghi nhớ .
Dựa vào phần tiểu dẫn và các tài liệu tham khảo để trình bày.
Dựa vào phần tiểu dẫn
Tóm tắt dựa trên quá trình đọc của bản thân.
Bám vào văn bản và tìm câu trả lời
Bám vào văn bản và tìm câu trả lời
Trao đổi, thảo luận
Trao đổi và thảo luận theo nhóm trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Suy nghĩ độc lập và trả lời.
Trao đổi và thảo luận theo nhóm trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Suy nghĩ độc lập và trả lời.
Bám vào văn bản tác phẩm để trả lời.
Bám vào văn bản tác phẩm để trả lời.
Khái quát hoá từ quá trình đọc hiểu
I/ Tiểu dẫn: 
 1. Tác giả: Tô Hoài ( sgk)
- Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh 10/8/1920 tại Hà Nội.
- Là nhà văn lớn. Có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong vh Việt Nam hiện đại bằng con đường tự học.
- Là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực từ khi bắt đầu cầm bút, những sáng tác của Tô Hoài phần lớn thiên về diễn tả sự thật của đời thường.
- Tô Hoài có hiểu biết phong phú & sâu sắc, đặc biệt là những nét lạ trong phong tục, tập quán ở nhiều vùng khác nhau của đất nước & trên TG.
- Tp’chính: ( sgk)
2. Hoàn cảnh sáng tác: 
- Tp’ “ Vợ chồng A Phủ” được in trong tập truyện Tây Bắc -> là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùang bộ đội vào giải phóng vùng Tây Bắc ( 1952). Sau chuyến đi dài 8 tháng, Tô Hoài sống gắn bó nghĩa tìng với đồng bào dân tộc Hmông. Cuộc sống & con người miền núi đã để lại cho nhà văn những kỉ niệm khó quên & những tình cảm gắn bó. Trở về Hà Nội, tác giả viết truyện Tây Bắc,
- Tập truyện gồm 3 tp’: Cứu đất cứu mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ -> được tặng giải Nhất, Hội văn nghệ Việt Nam giai đoạn 1954 – 1955.
3. Tóm tắt tác phẩm: ( sgk)
4. Đoạn trích ở sgk:
 a. Vị trí: thuộc phần I của tp’: Cuộc đời của Mị & A Phủ ở Hồng Ngài.
5. Chủ đề:
- P/a’ nỗi cực nhục của người dân lao động nghèo miền núi.
- Tố cáo ách áp bức, bóc lột của bọn đại chủ pk
- Con đường giác ngộ từ tự phát đến tự giác của người dâm lao động nghèo.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
Nhân vật Mị :
 a. Số phận bi thảm của Mị ( Mị tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ nghèo ở miền núi bị áp bức, bóc lột)
 - Mị là một cô gái trẻ đẹp, có tài & rất mực hiếu thảo.
 - Hoàn cảnh đẩy đưa Mị trở thành con dâu trừ nợ:
 + Bố mẹ Mị lấy nhau không có tiền làm đám cưới -> vay tiền nhà thống lí Pá-Tra -> bố mẹ Mị già, mẹ Mị mất , vẫn chưa trả hết nợ -> sự bóc lột tàn bạo của bọn địa chủ pk.
 + Mị bị A Sử cướp về làm vợ trừ nợ.
 -> Mị bị xem là một thứ hàng hoá, bị tước đoạt quyền làm người -> sự dã man, tàn bạo của bọn chúa đất pk.
 - Cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá-Tra :
 + Mị bị đối xử như đứa ở, bị bóc lột sức lao động: Mị phải làm việc quần quật suốt ngày đêm – Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa.
+ Mị khổ nhục hơn thân trâu, ngựa: “ con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đừng gải chân, đứng nhai cỏ, còn Mị thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.”
 + Mị bị xem là một kẻ nô lệ, bị giam cầm “ ở trong buồng có lỗ vuông bằng bàn tay ”
 + Mị còn bị cha con thống lí Pá-Tra áp chế về mặt tinh thần : cha con thống lí Pá-Tra lợi dụng thần quyền ( óc mê tín của người dân miền núi “ bắt về trình ma” ) -> làm cho Mị cam chịu số phận nô lệ -> Mị chấp nhận c/s khổ nhục -> Mị không ước mơ, không hi vọng, không cười, không nói “ suốt ngày lùi lũi trong nhà như con rùa nuôi trong xó cửa”. 
-> Tại nhà thống lí Pá-Tra , Mị bị bóc lột một cách tàn tệ. Cha con thống lí đã chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc & cả cuộc đời Mị.
b. Sự trỗi dậy khát khao được sống của Mị :
- Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
 + Không khí ngày tết, đêm tình mùa xuân đã đánh thức Mị : Những chiếc váy hoa sặc sở, trẻ con đùa nghịch, trai gái tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi kèn, thổi sáo.
 + Tiếng sáo mời gọi bạn tình tha thiết. Tiếng sáo xuất hiện 4 lần, càng lúc càng gần, càng réo rắt, tiếng sáo chập chờn giữa quá khứ và hiện tại
 + Men rượu đã gợi dậy trong lòng Mị những cảm xúc, những kỉ niệm đẹp về tình yêu. Mị uống ừng ực từng bát, ướng như đẻ nuốt trôi cay đắng, uống như để ham nóng cuộc sống hiện tại
=> Tất cả đưa Mị trở về quá khứ tươi đẹp. Mị đã sống lại, Mị muốn đi chơi, Mị chọn váy, áo đẹp, quấn lại tóc. Đây là những hành động “ nổi loạn”, nổi loạn với chính Mị và nổi loạn với gia đình thống lí Pá Tra. Thậm chí khi bị A sử trói đứng Mị vẫn chưa trở về hiện thực, Mị vẫn sống với thế giới nay màu sắc và khát vọng.
 - A Sử về ,bắt gặp -> trói Mị . Trong đêm bị trói, tâm hồm Mị đã thoát ra khỏi cảnh bạo tàn, tai Mị vẫn nghe tiếng sáo, tiếng hát  Mị vùng bước đi -> Mị ý thức được thân phận mình “ không bằng con trâu, con ngựa” -> khát vọng sống của Mị bị dập tắt.
-> Tâm hồn Mị không hoàn toàn giá lạnh. Aån sâu trong tâm thức của Mị vẫn âm ỉ khôn nguôi lòng ham sống, khát vọng được sống trong yêu thương, hạnh phúc. Hễ gặp cơ hội thuận lợi là lòng ham sống, khát vọng sống ấy lại trỗi dậy mãnh liệt.
- Diễn biến tâm trạng của Mị khi cắt dây cởi trói cho A Phủ :
 + Hoàn cảnh: Vì sơ ý, A Phủ để hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị thống lí Pá-Tra trói đứng vào cột chờ chết.
 + Diễn biến tâm trạng của Mị:
 - Lúc đầu: Mị thức dậy thổi lửa hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói, mắt A Phủ trừng trừng, Mị thản nhiên gần như vô cảm. Vì cảnh trói người diễn ra hằng ngày trong nhà thống lí Pá-Tra.
 - Lần sau: Mị thức dậy thổi lửa hơ tay, lúc ấy đã khuya, mọi người trong nhà đều ngủ. Mị nhìn thấy A Phủ khóc “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” -> Mị bừng tỉnh khỏi trạng thái vô cảm. Mị nhớ về quá khứ. Mị nhớ đến người chị dâu cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ về mình “ bị bắt về trình ma chỉ đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi”. Mị thương cho hoàn cảnh của A Phủ “ người kia việc gì phải chết”. Mị nhận ra sự độc ác của cha con thống lí, Mị căm thù -> Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ -> hành động tự phát, nhưng rất cao đẹp.
 - Thương mình, sợ bị trói thay cho A Phủ trên cái cột, muốn tự cứu mình, Mị đã chạy theo A Phủ -> Mị tự giải thoát mình khỏi áp bức của thống lí Pá-Tra -> hành động tự giác. 
 -> Mị cứu A Phủ là một quy luật tự nhiên, sinh động, đầy bất ngờ. Tâm lí Mị diễn biến rất phức tạp, thật ngẫu nhiên mà vẫn hợp lí. Mị cứu người & tự cứu mình là một hành động phản kháng lại cường quyền & thần quyền
2. Nhân vật A Phủ :
 a. A Phủ với số phận đặc biệt:
 - A Phủ là một đức trẻ mồ côi ( bố mẹ & tất ca ... ây dựng được những hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý của tp’.
- Cho biết vị trí & nội dung đoạn trích ở sgk?
Gv hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản: 
Tìm hiểu hình tượng lão Xan-ti-a-gô & con cá kiếm trong cuộc chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ , căng thẳng.
- Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão & con cá kiếm ( thời điểm, phong độ, tu thế)?
GVDG: Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mông chỉ một mình ông lão, khi trò chuyện với mây nước, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá. Cuối cùng lão kiệt sức vào đến bớ thì con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương. Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn & dũng cảm của người lao động trong một xh vô tình; thể hiện thành công & thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ, sáng tạo, rồi trình bày nó ra mắt người đời
Hết tiết 1
- Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? CMR những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?
- Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tả một cảm nhận khác lạ ở đây? Từ đó nhận xét mối liên hệ giữa ông lão & con cá kiếm?
- So sánh hình ảnh con cá kiếm trước & sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô ?
GVDG: 
Gv chốt lại nội dung bài học ở phần ghi nhớ sgk. Gv gọi 1 hs đọc to phần ghi nhớ. 
 1-> 2 dựa vào phần tiểu dẫn và các tài liệu tham khảo để trả lời -> cả lớp theo dõi, bổ sung.
Tóm tắt tp
Dựa vào sách giáo khoa và quá trình đọc hiểu để xác định vị trí
Trao đổi, thảo luận
.
Dựa vào sách giáo khoa và quá trình thảo luận nhóm để phân tích sự cảm nhận của ông lão
Dựa vào sách giáo khoa và quá trình thảo luận nhóm để phân tích sự cảm nhận của ông lão
Dựa vào sách giáo khoa và quá trình thảo luận nhóm để phân tích sự cảm nhận của ông lão
Suy nghĩ và trả lời
Khái quát hoá vấn đề
I/ Tiểu dẫn:
 1.Tác giả: 
- Ơ – nit Hê - minh – uê ( 1899 – 1961) là nhà văn hiện thực lớn của nước Mĩ TK XX.Ôâng đã để lại dấu ấn trong văn xuôi hiện đại phương Tây & góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
-Ôâng vào đời với nghề viết báo & làm phóng viên phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê – minh – uê : Mặt trời vẫn mọc ( 1926), giã từ Vũ khí ( 1929), Chuông nguyện hồn ai ( 1940).
- Truyện ngắn của Hê – minh – uê được đánh giálà những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Dù viết về đề tài chiến tranh hay đề tài đấu bò, săn thú dữ  ông đều nhằm mục đích “ viết một áng văn xuôi đơn giản & trung thực về con người”.
2. Ông già & biển cả 
 - Được sáng tác năm 1957 -> tác phẩm gây tiếng vang lớn & hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nôben (1954) 
 - Tóm tắt tp’ ( sgk)
 - Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “ Tảng băng trôi” , phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị, song phần chìm của nó thì rất lớn, đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tuỳ theo thể nghiệm & cảm hứng trước hình tượng.
3. Đoạn trích ở sgk:
- Vị trí: Nằm ở cuối truyện.
- Nội dung: Kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của mình & ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
II/ Đọc hiểu văn bản: 
 1. Hình tượng lão Xan-ti-a-gô và con cá kiếm trong cuộc chiến đấu.
 Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão & con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song, tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập:
 a. Những vòng lượn của con cá kiếm:
- Con cá kiếm mắc câu & khi mặt trời mọc lên lần thứ ba thì con cá bắt đầu lượn vòng. “ vòng tròn rất lớn”, “ con cá đã quay tròn” “ nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng” Những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi ra những đặc điểm :
 + Gợi ra một cuộc chiến đấu vô cùng gay go, quyết liệt, căng thẳng giữa ông lão Xan-ti-a-gô & con cá kiếm.
 + Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường ( chỉ bằng con mắt từng trải & cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích vẽ lên qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá)
 + Gợi ra vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu , nó cũng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ của mình ( con cá cố gắng thoát khỏi sự níu kéo, bủa vây của người ngư phủ, những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt)
 + Biểu hiện sự cảm nhận của ông về con cá tập trung vào hai giác quan thị giác & xúc giác ( Song vẫn chỉ là gián tiếp: ông lão chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua các vòng lượn.)
- Oâng lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc “ mồ hôi ướt đẫm”, “mệt thấu xương”, “ hoa mắt”, “ chóng mặt và choáng váng”, nhưng vẫn kiên nhẫn, vừa thông cảm với con cá vừa phải khuất phục nó.
b. Cảm nhận của lão Xan-ti-a-gô về con cá kiếm:
- Tập trung vào hai giác quan : thị giác & xúc giác.(Thị giác: Nhìn thấy từng bộ phận của con cá, sau đó là toàn thể con cá. Xúc giác: Qua sợi dây, qua mũi lao) -> Ban đầu chỉ là gián tiếp, nhưng cảm nhận ngày càng mãnh liệt & trực tiếp hơn. Đặc biệt “ đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá”.
- Cảm nhận đó gợi lên một sự tiếp nhận 
 Từ xa đến gần:
+ “ vòng tròn rất lớn”, lão nói “ Nhưng con cá đã quay tròn”
+ “ Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy,
+ “ con cá quật sợi dây thêm vài lần nữa & bắt đầu lượn vòng chầm chậm”
+ “ đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá”
- Từ bộ phận đến toàn thể:
+ Đầu tiên chỉ là “ một cái một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không tin nổi độ dài của nó”
+ sau đó lão thấy cái đuôi nhô khỏi lên mặt nước  thân hình  cánh vi  bộ vây  mắt con cá.
+ Cuối cùng, lão đã nhìn được toàn thể con cá khi nó tiến vào gần mạn thuyền.
-> Nhà văn đã miêu tả diễn biến đúng như sự việc xảy ra trong cuộc săn đuổi con cá: trước một con cá lớn, người ngư phủ thoạt tiên chỉ nhìn thấy từng bộ phận, ông chỉ tấn công được vào từng bộ phận.
c. Mối liên hệ giữa ông lão & con cá kiếm:
 Qua những lời trò chuyện giữa ông lão & con cá kiếm (“Đừng nhảy, cá - đừng nhảy”; “Cá ơi, cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chế nữa à?”; “ Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tỉnh, cao thượng người anh em ạ”),ta thấy ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình, mà còn có một cảm nhận khác lạ về con cá kiếm trong cuộc săn đuổi gay go, quyết liệt trên biển cả:
 - Không chỉ bằng động tác mà tấn công bằng cả trái tim: sự cảm thông.
 - Không chỉ bằng quan hệ giữa người đi săn & con mồi ( Lão vừa yêu quý nó nhưng lại đồng thời phải giết nó cho bằng được) -> tính phức tạp của tâm lí.
 - Chính mối tình cảm ấy, lối biểu hiện ấy đã biến con cá thành “nhân vật”.
-> Con cá kiếm vừa là đối tượng chinh phục của ông lão vừa là bạn hữu của lão “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tỉnh, cao thượng người anh em ạ”
2. Ý nghĩa biểu tượng :
 a. Hình tượng con cá kiếm: ( thành quả lao động)
 - Ngoại hình: cực lớn “đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm ”-> toát lên một sức mạnh ghê gớm, sự oai phong đỉnh đạc. 
 - Cái chết của con cá kiếm: 
 + Khi bị ngọn lao phóng vào tim:“ khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp & sức lực ” -> một vẻ đẹp oai phong, kiêu hùng -> Tình cảm trân trọng của tác giả dành cho con cá kiếm. Sự kiêu hùng đó góp phần nâng cao hơn tầm vóc của Xan-ti-a-gô.
 + Khi chết: “ Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc  mắt nó trông dửng dưng  như một vị thánh trong đám rước” -> Vẻ đẹp không còn, thay vào đó là sự tàn tạ của một sinh vật đã mất đi sức sống.
 - Ý nghĩa biểu tượng: 
 + Con cá kiếm không còn là một con cá cụ thể, một con mồi săn được mà là hình ảnh của ướoc mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời.
 + Hình ảnh con cá kiếm trước & sau khi chết phải chăng đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực – nó không còn xa vời, khó nắm bắt, và cũng chính vì thế nó không còn đẹp đẽ huy hoàng như trước nữa.
b. Oâng lão đánh cá Xan-ti-a-gô: hình ảnh người lao động
- Qua những lời độc thoại nội tâm, ta thấy ông lão là một người khiêm tốn, biết tự lượng sức mình, biết lo xa đấy là những phẩm chất quan trọng làm nên chiến thắng.
- “ Con cá là vận may của ta” -> câu nói nhằm khẳng định những gì dân làng chài đánh giá lão trước đó là không đúng. Oâng lão vẫn gặp may, vẫn xứng là con người chính nghĩa. Vận may đến khi ông lão kiên trì lao động qua 85 lần ra khơi & kiên quyết theo đuổi con cá kiếm đến cùng.
 -> Hình ảnh ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô đơn độc, dũng cảm săn đuổi & giết chết con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ & hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
* Ghi nhớ: ( sgk) 
4) Củng cố : Nắm được ý nghĩa biểu tượng của các hình tượng trong tp’
5) Dặn dò: Học bài & chuẩn bị “ Diễn đạt trong văn nghị luận”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 P4.doc