Đề kiểm tra học kì I môn văn – Lớp 12

Đề kiểm tra học kì I môn văn – Lớp 12

I/ Lĩnh vực nào nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh :

A. Văn chính luận.

B. Thơ ca.

C. Truyện.

D. Kí.

II/ Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí minh thể hiện tính chiến đấu sắc bén hướng về hai đối tượng thực dân và phong kiến :

A. Bản án chế độ Thực dân Pháp.

B. Vi hành.

C. Tuyên ngôn độc lập.

D. Nhật kí trong tù.

III/ Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập thơ “Nhật kí trong tù” là :

A. Chống thực dân.

B. Chống phong kiến.

C. Kêu gọi đọng viên đấu tranh cách mạng.

D. Thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn văn – Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH MÔN VĂN – Lớp 12
 Thời gian : 90 phút 
Câu 1 : (3 điểm) : Trắc nghiệm khách quan
Hãy chọn phương án đúng hoặc đúng nhất .
I/ Lĩnh vực nào nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh : 
A. Văn chính luận.
B. Thơ ca.
C. Truyện.
D. Kí.
II/ Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí minh thể hiện tính chiến đấu sắc bén hướng về hai đối tượng thực dân và phong kiến :
A. Bản án chế độ Thực dân Pháp.
B. Vi hành. 
C. Tuyên ngôn độc lập.	
D. Nhật kí trong tù.
III/ Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập thơ “Nhật kí trong tù” là :
A. Chống thực dân.	 
B. Chống phong kiến. 
C. Kêu gọi đọâng viên đấu tranh cách mạng. 
D. Thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh.
IV/ Thể loại nào đạt nhiều th ành tựu nhất trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954 )
A. Truyện ngắn .	
B. Kí .	
C. Thơ . 	
D. Truyện dài .
V/ Thông tin nào sau đây nói về hoàn cảnh sáng tác bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là đúng :
A. Ngày 19 - 8 - 1945, khi chính quyền về tay nhân dân, Hồ Chí minh viết Tuyên ngôn độc lập 
B. Ngày 26 - 8 - 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội , tại căn nhà số 18 phố Hàng Ngang , Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập
C. Tuyên ngôn độc lập được Bác viết vào ngày 2 - 9 - 1945 .
D. Ngày 26 - 8 - 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội , tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang , Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
VI/ Nhân vật chính trong “Đôi mắt” của Nam Cao là :
A. Nông dân .	
B. Người lính .
C. Văn nghệ sĩ .	
D. Công nhân .
VII/ Đánh giá nào đúng nhất về lối sống của nhà văn Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao :
A.Đó là lối sống cầu kì, trưởng giả của những người giàu có và rảnh rỗi về thời gian .
B. Lối sống văn minh lịch sự phù hợp với thời đại bấy giờ. 
C. Lối sống chỉ lo cho mình của phường ích kỉ.	
D. Lối sống của người văn minh, lịch sự nhưng đặt trong bối cảnh bấy giờ nên lạc lõng , ích kỉ .
VIII/ Nhận xét nào chính xác nhất về 24 câu đầu trong bài thơ “Tâm tư trong tù”ø của nhà thơ Tố Hữu :
A. Niềm say mê lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi .
B. Niềm khát khao giao cảm với cuộc sống bên ngoài bằng tình cảm say mê rạo rực .
C. Niềm căm hờn nhà tù thực dân đã ngăn cách không cho người tù giao lưu với cuộc sống con người 
D. Lời thề son sắt giữ vững ý chí cách mạnh đến giờ phút cuối cùng .
IX/ Bút pháp tiêu biểu nhất ở bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng là :
A. Hiện thực .	 
B. Hiện thực và lãng mạn .
C. Lãng mạn .	
D. Trữ tình.
X/ Đoạn trích giảng “Vợ chồng A Phủ”û kể chuyện :
A. Mị ở Hồng Ngài .	
B. Mị và A Phủ ở Hồng Ngài .
C. Mị và A Phủ ở Phiềng Sa .	
D. A Phủ ở Phiềng Sa .
XI/ Dụng ý lớn nhất của nhà văn Kim Lân khi viết truyện ngắn “Vợ nhặt” chủ yếu là :
A. Kể lại nạn đói năm 1945 để tạo dựng tình huống anh Tràng nhặt vợ.
B. Đặt người dân vào tình huống bi thảm để phát hiện và diễn tả khát vọng đáng trân trọng của họ .
C. Kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động .
D. Tố cáo chính sách vô nhân đạo của thực dân pháp và phát xít Nhật . 
XII/ Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải Là :
A. Phản ánh số phận đau khổ cùng cực của con người dưới chế độ phong kiến.
B. Phản ánh số phận đau khổ cùng cực của con người trong nạn đói năm 1945 .
C. Phản ánh tinh thần phản kháng mạnh mẽ của con người để thay đổi số phận .
D. Phản ánh sự biến đổi số phận của con người ở một môi trường mới tốt đẹp.	
Câu 2 :(7 điểm) Phần tự luận :
Anh, chị hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong khổ thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Aùo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
_____Hết_____
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK	 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH MÔN VĂN – Lớp 12
 Thời gian : 90 phút 
Câu 1: 
Yêu cầu học sinh chọn đúng các phương án sau đây (mỗi phương án đúng đạt 0,25đ) :
I (B) ; II (B) ; III (D) ; IV (C) ; V (D) ; VI (C) ; VII (D) ; VIII (B) ; IX (C) ; 
X (B) ; XI (B) ; XII (D).
Câu 2 : 
1. Yêu cầu về kỹ năng :
 Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích hình tượng nghệ thuật trong một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức :
 Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, học sinh biết phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ.
a) Về nghệ thuật :
- Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; hình ảnh gợi cảm, gay ấn tượng sâu sắc.
- Sử dụng nhiều từ Hán Việt. Giọng thơ gân guốc, chắc khoẻ, giàu nhạc tính; ngôn ngữ tạo hình độc đáo
b) Về nội dung :
Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa lãng mạn và bi tráng,
- Khí phách oai phong lẫm liệt, sức mạnh phi thường bên trong hình hài tiều tuỵ.
- Tâm hồn trẻ trung, hào hoa lãng mạn.
- Tinh thần xả thân vì lí tưởng, sự hi sinh cao cả được tổ quốc ngưỡng vọng.
3. Thang điểm cụ thể :
Điểm 7 : Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
Điểm 5 : Hiểu đề, hướng khai thác hợp lí. Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức. Có thể còn vài sai sót nhỏ.
Điểm 2 : Phân tích đoạn thơ quá sơ sài hoặc còn chung chung. Văn viết quá kém, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩu thả.
Điểm 0 : Lạc đề hoặc không viết được gì.
____Hết____

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_TNTT.doc