Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 58

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 58

VỢ CHỒNG A PHỦ

(Trích)

-Tô Hoài -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

 - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

- Yêu thích vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc.

 

doc 35 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55+56:Văn
VỢ CHỒNG A PHỦ
(Trích)
-Tô Hoài -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
 - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
- Yêu thích vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
-GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, Thiết kế bài học, Tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc văn bản, nắm được một số chú thích ở cuối sách, tìm hiểu về đời sống của đồng bào dân tộc vùng núi Tây Bắc.
 III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tiết 1
 A. Tổ chức lớp.
 B. Tiến trình tiết dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: (lồng ghép vào bài mới)
2. Giới thiệu bài mới
3. Nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu Tiểu dẫn.
1. GV yêu HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về:
- Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô Hoài.
- Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
HS: đọc phần Tiểu dẫn ở nhà, trình bày
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả (1920)
- Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen; sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
- Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu kí. 
- sáng tác khoảng 200 tác phẩm với nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của Tô Hoài đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- ND: thiên về diễn tả sự thật đời thường.
- NT: Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động. Ông rất có sở trường về loại truyện phong tục và hồi kí. 
2. Xuất xứ tác phẩm
Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.
Hoạt động 2: Đọc và tóm tắt 
1. GV đọc mẫu 1 đoạn. HS có giọng đọc tốt đọc nối tiếp một số đoạn.
+ Đọc- hiểu trước ở nhà.
 + Đọc diễn cảm một số đoạn ở lớp.
2. Trên cơ sở đọc và chuẩn bị bài ở nhà, HS tóm tắt tác phẩm.
II. Đọc và tóm tắt 
1. Đọc
2. Tóm tắt
Cần đảm bảo một số ý chính:
+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
+ A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
+ Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
Hoạt động 3: Tổ chức đọc- hiểu văn bản
1. HS đọc đoạn đầu văn bản, nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị, tác giả giới thiệu Mị ở khía cạnh nào? Tác dụng của lối vào truyện như vậy?
- HS thảo luận và phát biểu tự do. 
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
III. Đọc- hiểu
1. Tìm hiểu nhân vật Mị
a) Mị- cách giới thiệu của tác giả 
"Ai ở xa về ": một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. >< cô ấy là vợ A Sử- con trai thống lí Pá Tra.
- Tác dụng: tạo ra những đối nghịch:
+ một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa.
+ cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”.
à thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” trong lối kể chuyện truyền thống, mở lối dẫn dắt người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.
2. GV tổ chức cho HS tìm những chi tiết cho thấy cuộc đời cực nhục, khổ đau của Mị từ hoàn cảnh gia đình đến khi trở thành con dâu gạt nợ 
- GV gợi ý:
+ nỗi khổ thể xác: lao động: các công việc, tính chất công việc, thời gian, nghỉ ngơi.
+ nỗi khổ tinh thần: mất hết khát khao, mơ ước, sống trong không gian tăm tối, chật hẹp 
- HS làm việc cá nhân và phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS tìm ra các yếu tố nghệ thuật làm nên thành công cho việc khắc hoạ nhân vật Mị trong những ngày đau khổ
b) Mị với cuộc đời cực nhục, khổ đau.
** Cảnh ngộ éo le:
- món nợ truyền kiếp khiến Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra- một thứ con nợ chung thân.
à cuộc đời Mị bắt đầu những chuỗi ngày khổ cực : có mấy tháng, đêm nào cũng khóc ; tính chuyện ăn lá ngón để tự tử, không thể tự tử vì thương cha già, Mị chấp nhận kiếp sống cam chịu. 
** Từ đó, cuộc đời Mị sang một trang khác: chuỗi ngày đau khổ tại nhà thống lí Pá Tra hiện lên rõ hơn.
 - chấp nhận cảnh sống như con rùa nuôi trong xó cửa, sống âm thầm như chiếc bóng (lối sống trái với bản tính yêu đời của một cô gái xinh đẹp và tài hoa).
- chấp nhận lao động, lao động khổ sai (làm quá nhiều công việc, không bao giờ biết đến nghỉ ngơi) biến bản thân thành một thứ công cụ. 
- Nỗi đau tinh thần :
+ không gian : căn buồng kín mít , có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay à không gian tăm tối, chật hẹp, tù túng như một ngục thất.
è Mị chịu mọi sự cực nhục về thể xác, về tinh thần ở nhà thống lí Pá Tra, cô biến thành một thứ công cụ, chỉ biết lao động, mất hết cảm xúc, tri giác về cuộc sống.
à sức tố cáo của tác phẩm về thế lực ở miền núi: quyền lực và thần quyền làm tê liệt con người. 
4. Củng cố
HS ghi nhớ những hiểu biết về cuộc đời và số phận cực nhục của Mị
C. GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN BÀI VỀ NHÀ CHO HỌC SINH
- Đọc kĩ lại phần văn bản trong SGK. Tiết sau, học tiếp bài. Chú ý cách miêu tả tiếng sáo trong những ngày mùa xuân, tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Nguyên nhân nào khiến Mị thức tỉnh, thoát khỏi kiếp sống lầm lũi như “con rùa nơi xó cửa”.
(Hết tiết 1)
Tiết 2. 
 III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
 A. Tổ chức lớp.
 B. Tiến trình tiết dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: 
Phân tích cách giới thiệu nhân vật Mị trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ?
2. Giới thiệu bài mới
3. Nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
3. GV tổ chức cho HS phát biểu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị, đặc biệt là tiếng sáo và diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.
- HS thảo luận và phát biểu tự do. 
- GV gọi HS đọc đoạn văn bản. GV gợi ý về cách miêu tả ngày tết, sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật.
- Cách miêu tả các hành động của nhân vật.
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
- GV: sự thức tỉnh của Mị rõ nhất là trong đêm tình mùa xuân. Tâm trạng diễn biến rất phức tạp. Yêu cầu HS tìm những chi tiết miêu tả lại diễn biến tâm trạng của Mị.
- HS tìm các chi tiết trong SGK, các HS khác bổ sung.
c) Mị- sức sống tiềm tàng dẫn tới sức phản kháng mãnh liệt, táo bạo.
- Cơ sở: 
+ tính cách của Mị trước khi về làm con dâu gạt nợ: hồn nhiên, yêu đời, khao khát tình yêu tự do; một cô gái xinh đẹp và tài hoa.
+ phản ứng quyết liệt trước việc phải ở nhà thống lí Pá Tra, ở với người không có tình cảm.
à bản chất: là một cô gái cá tính, sống tự do, yêu đời, khao khát cuộc sống hạnh phúc.
- Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị:
+ không khí tết: Những chiếc váy hoa, Đám trẻ cười ầm trên sân chơi trước nhà, 
+ Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. "Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát một. Cách uống như vậy khiến người ta nghĩ cô như đang uống đắng cay của cái phần đời đã qua, uống cho cái khao khát của phần đời chưa tới.
+ tiếng sáo: lấp ló , văng vẳng, vọng lại, lửng lơ bay ngoài đường, "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo", : tiếng sáo được miêu tả ban đầu là tiếng sáo thực, tác động đến tâm lí của Mị, nhưng sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào tâm hồn cô, là tiếng sáo trong tâm tưởng, trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo những khát vọng, những mơ ước của một cuộc sống tốt đẹp. à tiếng sáo: biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do
+ Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ về quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ: phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng, nhận ra: Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi 
- Suy ngẫm lại thực tại: Phản ứng: "nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài. 
- Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách". Dường như Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". Mị đang sống trong một thế giới khác, cô tạm quên đi hiện thực phũ phàng, chỉ đến khi, nhấc chân đi, cô mới nhận ra mình đang bị trói, mới nhận thức lại tình cảnh của mình.
à Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt- hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên.
4. GV tổ chức cho HS phân tích diễn biến tâm trạng Mị trước cảnh A Phủ bị trói.
- GV gợi ý: lúc đầu? Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ? Hành động cắt dây trói của Mị?
- HS thảo luận và phát biểu tự do. 
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
+ Hành động thể hiện sức phản kháng mãnh liệt của Mị: cắt dây, cởi trói cho A Phủ. (Trước đó: Mị hoàn toàn vô cảm) 
Nguyên nhân: Mị nhìn thấy A Phủ khóc. Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình. Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà Thống lí, tất cả đã khiến cho hành động của Mị mang tính tất yếu.
+ Tất nhiên, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". Khi đã chạy theo A Phủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất". Nỗi lo lắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình.
5. Qua tất cả những điều đã tìm hiểu, HS rút ra nhận xét tổng quát về nhân vật Mị
- HS phát biểu tự do. 
- GV nhận xét, định hướng vào một số ý chính
e) Tóm lại
Mị là cô gái trẻ đẹp, bị đẩy vào tình cảnh bi đát, triền miên trong kiếp sống nô lệ, Mị dần dần bị tê liệt. Nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống. Sức sống ấy đã trỗi dậy, cho Mị sức mạnh dẫn tới hà ...  phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
+ Tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính và cốt truyện.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản 
II. Đọc- hiểu 
1. GV nêu vấn đề: Tình huống truyện có ý nghĩa như thế nào
HS thảo luận và phân tích. GV theo dõi, nhận xét góp ý.
1. Tình huống 
Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Nhân vật này rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại). Tóm lại, tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật.
2. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về phương thức trần thuật của tác phẩm bằng cách nêu một số câu hỏi: 
- Truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Theo phương thức nào?
- Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và việc khắc họa tính cách nhân vật?
Gợi ý: 
- Có mấy phương thức trần thuật trong nghệ thuật viết truyện? Căn cứ vào đâu để nhận biết.
- Truyện được trần thuật theo phương thức nào?
HS thảo luận theo nhóm và phát biểu. GV nhấn mạnh những ý chính.
2. Phương thức trần thuật của tác phẩm.
+ Căn cứ vào ngôn ngữ của nhân vật trong truyện:
- Phương thức thứ nhất: Nhân vật truyện là đối tượng thuật, kể nên thuộc ngôi thứ ba.
- Phương thức thứ hai: Nhân vật tự kể chuyện mình nên thuộc ngôi thứ nhất.
- Phương thức thứ ba: Người trần thuật thuộc ngôi thứ ba nhưng lời kể lại phỏng theo quan điểm, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật.
+ Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật theo phương thức thứ 3. Nghĩa là của người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật.
+ Lối trần thuật này có hai tác dụng về mặt nghệ thuật:
- Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc tính cách nhân vật cũng được khắc họa.
- Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.
Nhà văn phải thành thạo tâm lí và ngôn ngữ nhân vật mới có thể trần thuật theo phương thức này.
3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về truyền thống những con người trong gia đình (Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?)
Gợi ý: Muốn làm rõ truyền thống phải nói được mối quan hệ giữa chị em Việt với ba má và chú Năm.
HS làm việc cá nhân và phát biểu.
3. Truyền thống gia đình.
+ Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu cao đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau. Lời chú Năm: "Chuyện gia đình nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó" cho thấy, con là sự tiếp nối cha mẹ nhưng không chỉ là tiếp nối huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống. Đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó, phải hiểu về truyền thống của gia đình đó.
+ Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ).
+ Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống. Đó là một con người chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ hôi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng.
Ấn tượng sâu đậm ở má Việt là khả năng cắn răng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.
4. Củng cố
- Phương thức trần thuật của tác phẩm.
- Truyền thống của gia đình Nam Bộ và đặc điểm sáng tác của Nguyễn Đình Thi.
C. GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ CHO HỌC SINH.
-Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: học tiếp bài: phân tích Nhân vật Chiến và Việt để thấy đó là sự tiếp nối truyền thống của người dân Nam Bộ.
Tiết 2
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
A. TỔ CHỨC LỚP HỌC
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
Đặc điểm xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Đình Thi? Giai đình Việt trong tác phẩm có truyền thống gì?
2. Phần mở bài
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
4. HS phân tích và so sánh tính cách các nhân vật Việt và Chiến để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
GV Gợi ý:
- Nét chung của hai chị em?
- Nét riêng của mỗi người:
+ Của Chiến (khác với Việt và khác với má)?
+ Của Việt?
HS phân tích theo các bước gợi ý của GV. 
4. Hai chị em Chiến và Việt.
* Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn chảy.
+ Hình ảnh người mẹ luôn hiện về trong Chiến:
- Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng thân người to và chắc nịch". Đó là vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng. 
- Chiến đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: Chiến biết lo liệu, toan tính việc nhà y hệt má (nói nghe in như má vậy). Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình. Đến nỗi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trong đêm, Việt đã không dưới ba lần thấy chị giống in má, có khác chỉ là ở chỗ chị "không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi" mà thôi. Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu rằng: trong cái thời khắc thiêng liêng ấy, người mẹ sống hơn bao giờ hết trong những đứa con. 
+ Nét tính cách chung của hai chị em:
- Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má). 
- Hai chị en có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. 
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm
- Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù". 
- Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân).
+ Nét riêng ở Chiến:
- Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú Năm,
- Tính cách "người lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi tòng quân. 
Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc .
+ Nét riêng ở Việt:
- Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. 
- Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu. 
- Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván cười khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay". 
- Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi còn Việt lại đem theo nột chiếc súng cao su.
- Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mìh, với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn thua sống mái với quân thù) 
Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ.
* Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.
5. HS phát biểu cảm nhận về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm (thảo luận và phát biểu, bổ sung). GV định hướng và nhận xét.
5. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm.
+ Chỗ hay nhất của đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
+ Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
+ Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
6. GV nêu vấn đề: Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện như thế nào?
- GV có thể gợi ý bằng cách nhắc lại khái niệm, đặc điểm của tính sử thi trong văn học. 
- HS làm việc với tác phẩm, sauy nghĩ và phát biểu.
6. Chất sử thi của thiên truyện
+ Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu ước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. 
+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
+ Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về mọt gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
4. Củng cố
Nhận xét tổng quát về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- HS bao quát toàn bài để phát biểu.
- GV định hướng, nhận xét và khắc sâu những ý cơ bản.
+ Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện được thể hiện qua giọng trần thuật, trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
5. Kiểm tra đánh giá.
C. GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN BÀI VỀ NHÀ CHO HỌC SINH.
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết số 5: lập dàn ý cho đề bài kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12 moi dep.doc