Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55+ 56: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55+ 56: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

A - Mục tiêu cần đạt :Giúp HS

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình. Đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giầu chất thơ.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1750Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55+ 56: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ
55-56 ----------------------------------------------------------------------------------------------------Tô Hoài
A - Mục tiêu cần đạt :Giúp HS
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình. Đi theo tiếng gọi của Đảng. 
- Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giầu chất thơ.
B .Phương pháp dạy học
- Với đoạn trích trong SGK, GV cần chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong khi cùng HS tìm hiểu tác phầm. Những đoạn văn quan trọng và hấp dấn bộc lộ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhất thiết phải được lưu ý, phải được GV hoặc HS đọc lên để cả lớp cùng tham gia phân tích, đánh giá, nhận định.
- GV giúp HS vận dụng các phương pháp phân tích tác phẩm, so sánh, đối chiếu và khái quát, tổng hợp... để HS vừa nhận biết những nét đặc sắc cụ thể vừa có thể nắm được các giá trị cơ bản của tác phẩm trong sự vận động của văn xuôi Việt Nam từ sau 1945.
C. Phương tiện thực hiện: Sách giáo khoa, sách GV và bản thiết kế.
D. Tiến trình tổ chức dạy học .
	1. Kiểm tra bài cũ.
	2. Giới thiệu bài mới 
	3. Tiến hành bài dạy.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: H.dẫn hs tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp nhà van Tô Hoài
*Hoạt động 2: H.dẫn hs tìm hiểu nhân vật Mỵ
- Số phận ?
- Đời sống tủi nhục của con dâu trừ nợ ? (GV gọi ý đời sống tủi nhục của mỵ thể hiện ở 2 phương diện thể chất và tinh thần)
- Sức sống tiềm tàng của nhân vật biểu hiện ntn?
( GV gợi ý : SSTT được nhà văn miêu tả qua các quá trình tâm lý của nhân vật. Cho hs tìm hiểu tâm lý trong đêm xuân tình và đêm cởi trói cho A Phủ ) 
*Hoạt động 3: H.dẫn hs tìm hiểu nhân vật A Phủ
- Số phận 
- Tính cách?
*Hoạt động 4: H.dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật.
Hs đọc tiểu dẫn và rút ra các ý chính về cuộc đời, sự nghiệp nhà văn Tô Hoài và hoàn cảnh sáng tác "Vợ chồng A Phủ"
- Hs phát biểu ý kiến nêu thân phận của Mỵ ở Hồng Ngài
- Hs nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống tủi nhục của Mỵ
- Hs thảo luận theo nhóm để rút ra SSTT tàng của Mỵ thể hiện qua các quá trình tâm lý.
- Hs phát biểu theo định hướng của GV.
- Hs phát biểu theo định hướng của GV
I.Tiểu dẫn :
II.Hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích:
1. Phân tích nhân vật Mỵ:
- Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Con dâu gạt nợ thì bề ngoài là con dâu nhưng thực chất bên trong là con nợ. 
- Điều cực nhục và khổ đau của số phận nhân vật: Mị là con nợ nhưng Mị cũng lại là con dâu. Là con dâu, linh hồn Mị đã bị đem trình ma nhà thống lí rồi, Mị không thể chạy đâu cho thoát! Mị sẽ phải kéo lê cái thân phận khốn khổ của mình cho đến bao giờ? cho đến tàn đời!
- Mị chấp nhận cảnh ngộ sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Âm thầm như một cái bóng là cách sống mà Mị lựa chọn, cho dù, đó là một sự lựa chọn chống lại bản tính yêu đời của cô gái một thời xinh đẹp và tài hoa. Tác giả cắt nghĩa: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” để minh giải tình trạng bị đày đoạ đến mức bị tê liệt về tinh thần và dẫn tời tiếng thở dài buông xuôi phó mặc cho hoàn cảnh của nhân vật: “Bây giờ thì Mì tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. 
 - Bị biến thành một thứ công cụ lao động là nỗi cực nhục mà nhân vật phải chấp nhận và chịu đựng. 
- Căn buồng của Mị ở nhà thống lí chỉ là một thứ ngục thất giam cầm một tù nhân: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
- Người con gái làm dâu gạt nợ ấy bị đày đoạ bởi lao động khổ sai ở nhà thống lí, lẽ cố nhiên là rất cực nhục, nhưng một sự câu lưu vĩnh viễn về tinh thần mới thực sự đáng sợ. Nó sẽ! làm cho cô sống mà như đã chết hay nói chính xác hơn là nó buộc cô phải chấp nhận tồn tại với trạng thái gần như đã chết trong lúc đang sống. Cô có thể thoat ra khỏi tình thế tuyệt vọng ấy không, khi cô đã mất tri giác về cuộc sống?
- Sức sống tiềm tàng 
+Mị trong đêm uống rượn đón xuân về, khi nghe tiếng sáo gọi bạn, khi niềm khao khát sống trở lại, khi bị A Sử trói đứng, khi chứng kiến tình cảnh của A Phủ cho tới khi cầm đao cắt đây trói cứu người bạn cùng cảnh ngộ và quyết định bỏ trốn khỏi Hồng Ngài...
+ Mị lén lấy hũ rượn, cứ uống ực từng bát trong một trạng thái thật khác thường. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say, nhưng tâm hồn cô thì từ phút ấy, đã tỉnh lại sau bao tháng ngày câm nín, mụ mị vì sự dày đoạ. Cái cách uống ừng ực như thế, khiến người ta nghĩ: như thể cô đang uống đắng cay của cái phần đời đã qua, như thể cô đang uống cái khao khát của phần đời chưa tới.
+ Mị với cõi lòng đã phơi phới trở lại và cái ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buôn nhờ lại nữa”. Nghịch lí trên cho thấy: khi niềm khao khát sống hồi sinh, tự nó bỗng trở thành một mãnh lực không ngờ, xung dột gay gắt, quyết một mất một còn với cái trạng thái vô nghĩa lí của thực tại. Sở trường phân tích tâm lí cho phép ngòi bút tác giả lách sâu vào những bí mật của đời sống nội tâm, phát hiện nét đẹp và nét riêng của tính cách. 
+ Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho căn buồng sáng lên, Mị mặc áo váy mới để chuẩn bị đi chơi Mị với những kí ức tươi dẹp thời thanh xuân quên cả cảnh mãnh đang bị trói,... 
+ Mị vẫn ra ngồi sưởi lửa bên cạnh A Phủ, bất chấp việc bị A Sử đạp ngã xuống đất. 
+ Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài 
èKhi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển hoá thành hành động phản kháng táo bạo ở những nạn nhân của giai cấp thống trị, chính họ sẽ đứng lên chống lại cường quyền áp bức, chống lai mọi sự chà đạp, lăng nhục, vật hoá con người (déshumaniser) để cứu lấy cuộc đời mình.
2. Phân tích hình tượng nhân vật Phủ 
Nhân vật A Phủ cũng là một đóng góp mới của tác giả về phương diện xây dựng nhân vật.
- A Phủ với số phận đặc biệt: Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ trở thành chàng trai Mông khoẻ mạnh chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. Con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. 
- A Phú với cá tính đặc biệt: Cá tính gan góc của A Phủ vốn đã bộc lộ từ năm lên mười, cá tính ấy lại được chính cuộc sống hoang dã của núi rừng cùng hoàn cảnh ở đợ làm thuê nhiều cực nhọc, vất vả hun đúc để A Phủ trở thành một chàng trai có tính cách mạnh mẽ, táo bạo. Thế nhưng, do tội đánh con quan, A Phủ cũng bị biến thành nô lệ nhà thống lí. 
- Là người mạnh mẽ và gan góc, A Phủ không sợ cả cái chết... 
è Xây dựng A Phủ, Tô Hoài đã tô đậm thêm số phận người nông dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của chúa đất phong kiến. Bằng nhiều cách khác nhau, họ đều bị biến thành nô lệ của bọn địa chủ PK.
3. Những đặc sắc về nghệ thuật
- Thành công cơ bản của truyện ngắn vợ chồng A Phủ là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Tô Hoài vốn là nhà văn có biệt tài miêu tả thiên nhiên và những nét lạ trong phong tục, tập quán xã hội. Truyện ngắn vợ chồng A Phủ bộc lộ rõ nét sở trường ấy.
(Ghi nhớ : SGK)
	4. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài để viết bài viết số 5 ( Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học )
	5. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc55-56 Vo chong Aphu.doc