Vợ Chồng APhủ.
Tô Hoài.
I. Mục tiêu. Giúp hs
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tăm tối của đồng bào Tây Bắc và quá trình tự vươn lên giải thoát khỏi ách thống trị bóc lột của bọn chúa đất với thực dân.
- Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Thấy được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
II. Phương tiện phương pháp.
- Sử dụng giáo án, SGK trong giảng dạy.
- Tổ chức trao hs đổi thảo luận - trả lời câu hỏi
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Tiết 55.56.57. Đọc Văn. Vợ Chồng APhủ. Tô Hoài. I. Mục tiêu. Giúp hs - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tăm tối của đồng bào Tây Bắc và quá trình tự vươn lên giải thoát khỏi ách thống trị bóc lột của bọn chúa đất với thực dân. - Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Thấy được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. II. Phương tiện phương pháp. - Sử dụng giáo án, SGK trong giảng dạy. - Tổ chức trao hs đổi thảo luận - trả lời câu hỏi III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. Hoạt Động GV - HS. Nội Dung Cần Đạt. Ghi Nhớ. HĐ1. Gv tổ chức hs đọc văn bản. TT1. Cho biết vài nét về tác giả? TT2. Hs cho biết đoạn trích tp? TT3. Tìm hiểu bố cục đoạn trích? HĐ2. Học sinh đọc văn bản sgk. TT1 Phân tích tính cách nhân vật Mị? TT2 Cho biết hình ảnh Mị ngày xưa ntn? TT3 Vì sao trong tâm hồn Mị lại khát khao cuộc sống? TT4 Thái độ Mị khi Aphủ bị trói? TT5 Phân tích nhân vật Aphủ? TT6. Sự gặp gỡ giữa hai người có tác động ntn? HĐ3. Hs nêu nội dung và nghệ thuật của truyện? 4. Dặn dò. Hs chuẩn bị bài. Nhân Vật Giao Tiếp. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. 1920 - Tô Hoài ( Nguyễn Sen). Chỉ học hết bậc tiểu học - Quê Thanh Oai nay là Hà Nội. Ông viết văn trước cách mạng tháng tám. - Sau 1945 làm báo cứu quốc và đi chiến dịch Tây Bắc. Sau đó công tác và giữ những trọng trách quan trọng trong hội nhà văn Việt Nam... - 1996 Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Văn bản. - Môt số tác phẩm SGK. - Vợ Chồng APhủ in chung trong tập truyện Tây Bắc( 1953) và được tặng giải nhất- giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. 3. Bố cục. - Gồm hai phần. - Phần 1 Mị và Aphủ ở Hồng Ngài. - Phần 2 Aphủ-Mị trở thành vợ chồng và theo cách mạng II. Đọc hiểu. 1. Nhân vật Mị và Aphủ. a. Nhân vật Mị. **Đoạn giới thiệu mở đầu. Mị xuất hiện không phải chân dung ngoại hình mà về thân phận. - Thân phận nghiệt ngã, đau khổ - Một con người xếp với vật vô tri, ngồi bên tảng đá cạnh tàu ngựa... - Mặt buồn rười rượi " lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" đã bao năm con người ấy không biết mùa xuân, chẳng đi chơi tết. - Sống lâu Mị cũng quen với nỗi khổ, chỉ cúi mặt, không nghĩ ngợi, chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau. - Mị không có ý thức về thời gian, tuổi tác và sống như cỗ máy, một thói quen vô thức, vô cảm không tình yêu, không khát vọng thậm chí không còn biết đến đau khổ. ** Hình ảnh Mị ngày xưa. - Cô gái Mông trẻ đẹp, khát khao hạnh phúc. - Tâm hồn đều gửi vào tiếng sáo Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. - Ở Mị khát vọng tự do và hạnh phúc luôn mãnh liệt, bởi trai làng đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng.Mị đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu. - Vì nghèo nên cô trở thành con dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra. - Lúc đầu Mị định tự tử bàng lá ngón, phản kháng quyết liệt. - Mị không chấp nhận cuộc sống bị chà đạp. - Mị là nạn nhân của sự đầu độc mê tín dị đoan miền núi. + Bị áp chế về tinh thần + Tin vào việc mình bị bắt là thật + Sống tăm tối, nhẫn nhục như con trâu, con ngựa... Không hi vọng có sự đổi thay. ** Lòng ham sống và khát vọng của Mị. - Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị. - Ở tâm hồn Mị không hoàn toàn lạnh giá. - Những chiếc váy hoa như con bướm sặc sở, hoa thuốc phiện vừa trắng vừa đỏ hau đỏ thậm rồi sang màu tím... - Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân trước nhà. - Rượu là chất xúc tác để tâm hồn Mị khát khao trỗi dậy uống vừa rửa hận, nuốt hận, hơi men đã đưa Mị theo tiếng sáo du dương... - Mị nghe tiếng sáo gọi bạn vào mùa xuân-> tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi và Mị vùng bước đi trong tâm thức. - Muốn được sống trong yêu thương như những hòn than hồng bị tro bụi phủ đầy nhưng khi có tác động thì nó lại bùng lên mạnh mẽ. => Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. ** Mị trước cảnh Aphủ bị trói. - Ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm, Mị vẫn thản nhiên - Thế rồi Mị thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen của Aphủ. Mị nhớ lại mình và đồng cảm với người đó và nhận biết tội ác của thống lí. - Mị cởi trói cho Aphủ và cởi trói cho mình => Tiểu kết. Mị là cô gái đẹp, bị đẩy vào kiếp sống nô lệ, nhưng Mị vẫn yêu đời, yêu cuộc sống từ đó dẫn đến hành động của Mị là tất yếu. b. Nhân vât Aphủ. - Chàng trai miền núi người Mông, mồ côi, một thân sống tự lập và có tính cách mạnh mẽ. - Lao động giỏi, thạo công việc cần cù, con gái nhiều người mê. - Nhà nghèo không có gì cả nên không lấy được vợ. chế độ hà khắc phong kiến miền núi. - Aphủ đánh Asử nên bị bắt về nhà thống lí Pátra và bị đánh đập rất dã man. - Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện. + Không được trình bày thanh minh + Vay tiền của Pátra để nộp phạt cho Pátra. - Bị trói có thể bị chết do làm mất nữa con bò do hổ ăn. => Tiểu kết. Aphủ bị đánh vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân. 2. Sự gặp gỡ của hai người cùng cảnh ngộ. - Aphủ làm mất bò bị trói đứng + Mị thản nhiên + Mị chìm trong trạng thái vô cảm - Qua ánh lửa Mị thấy Aphủ khóc, Mị cởi trói cho Aphủ trốn theo Aphủ và tự giải thoát cho mình. III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Bức tranh đời sống của xã hội miền núi Tây Bắc. - Bộ mặt của xã hội miền núi. - Phơi bày tội ác của thực dân Pháp - Cảm thông với nỗi đau của người dân, phê phán bọn thống lí, và ngợi ca những gì tốt đẹp của con người. 2. Nghệ thuật. - Xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc, đi sâu vào thế giới tâm linh, diễn biến xung đột... - Tác giả đã thành công khi xây dựng cảnh sinh hoạt rất phù hợp với miền núi Tây Bắc. - Thành công trong kể chuyện, giới thiệu nhân vật, dẫn dắt khéo léo... Tiết 58. Tiếng việt. Nhân Vật Giao Tiếp. I. Mục tiêu. Giúp hs. - Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội trong hoạt động giao tiếp. - Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định. II. Phương pháp-phương tiện. - Lấy hs làm trung tâm, tổ chức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Sử dụng giáo án SGK trong quá trình giảng day. III. Tiến trình lên lớp. Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Hoạt động GV-HS. Nội Dung Cần Đạt. Ghi Nhớ.
Tài liệu đính kèm: