Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận xã hội

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận xã hội

Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.

 Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính.Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì ?

 Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.

 

doc 77 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1279Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 2: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Bài làm 1
	Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.
 	Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính.Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì ?
 	Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.
'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương '' ( Trịnh công Sơn )
 	Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có 1 mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người ko thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong '' Những người khốn khổ'' ( V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí:'' Trong đời chỉ có 1 điều, ấy là yêu thương nhau''
 	Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạn đang vui...??. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ với nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi.Thomas Merton đã từng nhận xét:'' Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác - 1 tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp''
 	Đúng vậy, được yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1 hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
 	Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - Bởi vì bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất mà thôi!'' Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất, bạn nhé...
Bài làm 2
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
 	Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên đặc biệt là các em nhi đồng. Các em luôn tạo mọi điều kiện để vui chơi và học tập, vô tư hồn nhiên như chính tuổi thơ của mình vậy. Ngày nay, trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang nhiều hơn, trẻ em được đến trường học tập vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không khỏi xót xa thương cảm khi bắt gặp những em bé phải lao động để lo chén cơm, manh áo từng ngày cùng với những sấp vé số trên tay hay những tờ báo đi khắp phố phường bán rong, và thấp thoáng ở đâu đó những hình ảnh nhỏ nhắn của các em trong những bãi rác để tìm phế liệu bán kiếm tiền.
 	Chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi chính chúng ta chứng kiến những cảnh tượng cảm động ấy?
 	Vâng hình ảnh trẻ em lang thang, cơ nhở, mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kiếm sống ở các thành phố, thị trấn đã và đang được các cơ quan ban ngành chú trọng và quan tâm nhiều hơn với những trung tâm bão trợ trẻ em, hay làng SOS.... đã được đầu tư xây dựng với quy mô ngầy càng mở rộng. Chính những nơi đây đã trở thành mái ấm tình thương là "một đại gia đình" cho các em có thể vui chơi, học tập, rèn luyện để trở thành những công dân tốt, sống lành mạnh và không là gánh nặng cho xã hội. 
 	"Trong đêm một bàn chân đứa bé xiếu lang thang trên đường, ánh mắt buồn nghẹn ngào của em, em rất buồn vì không biết đi, đi về đâu. Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày, vì em không cha vì em đã mất mẹ đau thương vẫn là đau thương". Xa xa đâu đó vẫn còn văng vẵng lời bài hát "đứa bé" của nhạc sĩ Minh Khang làm cho chúng ta không khỏi xúc động, lòng người không khỏi da diết với nỗi lòng đau nhói, quặng thắt từng cơn khi những hình ảnh đứa bé lang thang trong đêm tối để rồi không định hướng được tương lai cũng như không biết đi về đâu tron đêm tối lạnh giá. Gia đình ư? Người thân ư? không. Em không có gia đình và chẳng có người thân, ba mẹ đã bỏ em ra đi mà không trở về nữa. Biết trách ai đây! có lẽ các em đã cố nén đi nỗi bất hạnh để đau thương đêm ngày thành thương đau. Thử hỏi cộc đời này còn có trái tim nào sắt đá hơn nữa, khi nghe giọng nói cảm động nhưng trong sáng và ấm áp của các em cất lên:"Bác ơi! mua giúp con vài tấm vé số đi chú" hay "chú ơi! đánh giầy phụ con đi chú"... Thật khó có lời nào lẽ nào để diễn tả hết những cảm xúc rung động trong trái tim mọi người dù "em có một ước mơ một vì sao sáng dẫn lối em trong cuộc đời, đã lâu rồi em đã không có tình thương". Những mái ấm tình thương luôn mở rộng cánh cửa đón chào các em và ngày càng có nhiều cá nhân, gia đình, các mạnh thường quân tổ chức nhận nuôi dạy các em, kể từ đây khôn còn phải lo miếng cơm manh áo nữa. Những ước mơ những ước mơ được vui chơi, được học tập của em không còn là mơ ước. Các em sẽ được đến trường, vui chơi, nô đùa cùng chúng bạn hoà nhập với thế giới hồn nhiên của trẻ thơ.
 	Các em sẽ không còn 'co ro trong manh chiếu rách", sẽ không ngủ đầu đường xoá chợ, lang thang khắp phố phường nữa mà thay vào đó là một tương lai tươi sáng đang đón chào các em, các em không phải mặc cảm, tự ti và cũng chẳng còn những tháng ngày mưa nắng cùng với mãnh bánh mì trên tay lót dạ để quên đi cơn đói từng ngày hành hạ thân xác nhỏ nhắn, ốm yếu của em.
 	Thật vậy, lòng nhân ái của con người không có gì có thể sánh được, mọi người hãy mở rộng trái tim giúp đỡ và yêu thương các em, để các em có đủ tự tin và nghị lực vượt qua những khó khăn để trở thành mầm non, một nền tảng tương lai của đất nước. Dân tộc Việt Nam chúng ta chú trọng nhất truyền thống nhân đạo nên vậy giờ đây chúng ta hãy mở rộng vòng tay nhân ái bằng cách giúp đỡ các em nhiều và nhiều hơn nữa để ngày mai tương lai các em được tươi đẹp hơn. Niềm vui của mọi người sẽ được nhân lên. Có khi nào bạn nghĩ phía sau của những căn nhà sang trọng, có những đứa trẻ được nương chiều sống buông thả, tron khi sau đó có biết bao các em bé khác khát khao khát một phần hạnh phúc nhỏ là có nơi che mưa, che nắng, bố mẹ nâng niu nương chiều hay được nhẹ nhàng đặt lên má những nụ hôn trước những buổi đến lớp.
 	Vậy chúng ta còn chờ gì nữa? mà "hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người mà hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam".Một xã hội văn minh tươi đẹp khi xung quanh bạn không còn phải thấy những đứa bé lang thang, vất vả kiếm sống và chúng ta phải biết sẽ chia tình cảm thân thương chan hoà với mọi người bằng tất cả những gì mà bạn đang có. 
Đề 3: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến của M.Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. 
Bài làm
Danh ngôn có câu:
“ Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
 	Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
 	Trước hết cần phải hiểu “ đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
 	Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì  ... ưng cú nào ra cú ấy, không phải bằng bàn tay một anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay rắn sắt của một người lính giải phóng đã từng mười năm cầm súng. Tôi đã chiến đấu trong mấy ngày cuối cùng chiến tranh trên mảnh đất này. Bất luận trong hoàn cảnh nào tôi cũng không cho phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào trong xó bãi xe tăng kín đáo cho hắn đánh”. Nhưng phản ứng của người đàn bà trước ông chánh án đã khiến anh choáng váng: “Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...”. Hoá ra, người cần được thông cảm lại là những quan toà cách mạng có lòng tốt nhưng “các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Người đàn bà khốn khổ ấy đã không chối bỏ người đàn ông đích thực của mình, dù trong lòng đau đớn khi hàng ngày phải chịu những trận đòn, phải chứng kiến cảnh hai cha con đối xử với nhau như kẻ thù, phải chấp nhận cuộc sống đương đầu nơi gió bão.Có người đã nhận định: Chiếc thuyền ngoài xa là hình tượng có ý nghĩa biểu tượng, như vẻ đẹp của một bức tranh toàn bích, nhưng đàng sau hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp là cuộc sống đầy khắc nghiệt, dữ dội và những số phận con người vật vã trong cuộc mưu sinh. Hoá ra hành trình tìm kiếm hạnh phúc không hề đơn giản : người đàn ông kia dù cục súc nhưng trên chiếc thuyền phải có lúc có đàn ông, hạnh phúc đơn giản khi cả nhà quây quần trong bữa ăn trên chiếcthuyền khiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng tất cả. Hành trình của gia đình kỳ lạ kia vẫn tiềm ẩn những nguy cơ: đứa con yêu mẹ sẵn sàng đánh nhau với bố, thủ dao găm tìm dịp trả thù, những trận đòn tàn khốc có thể làm cho người đàn bà kia gục ngã bất cứ lúc nàoThế nhưng trong cuộc sống nghèo khổ, chật vật và ngày ngày phải nuôi đủ cho mười miệng ăn trên chiếc thuyền ọp ẹp, người đàn bà ấy là hiện thân của một sự hy sinh vô bờ bến.Tình yêu chồng con được nhìn nhận từ cuộc đời trăm đắng ngàn cay có vẻ đẹp riêng khiến cho “một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Sự vỡ lẽ ấy chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dungmang giá trị nhân bản sâu sắc. Những kết hợp ấy trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đem đến cái nhìn đa diện về số phận con người.
 	Nếu như trước kia, trong văn học 1945 – 1975, khi đề cập đến số phận con người thì bao giờ các nhà văn cũng đề cao vào khả năng con người vượt qua nghịch cảnh và những tác động của môi trường, của xã hội mới sẽ giúp con người tìm thấy hạnh phúc. Khi diễn tả sự vận động của tính cách con người, các nhà văn cũng thường nói về sự vận động theo chiều hướng tích cực, từng bước vượt lên hoàn cảnh, hồi sinh tâm hồn. Cách minh họa tư tưởng ấy không tránh khỏi có phần giản đơn và phiến diện. Nguyễn minh Châu đã không đi theo con đường mòn đó. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người. Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu. Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Phỏng vấn đầu xuân 1986 của báo Văn nghệ), “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người vhà cuộc đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Ngồi buồn viết mà chơi). Tư tưởng ấy được thể hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như một minh chứng cho tấm lòng hướng về con người, khả năng giải mã những mặt phức tạp của cuộc đời. Bức thông điệp trong tác phẩm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là nhận thức thấm thía : “cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.”(Lê Ngọc Chương- Chiếc thuyền ngoài xa, một ẩn dụ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu). Kết thúc tác phẩm, người nghệ sĩ đã hoàn thành kiệt tác của mình đem đến cho công chúng những cảm nhận về vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hoá, thế nhưng mấy ai biết được sự thật nằm sau vẻ đẹp tuyệt vời kia? Phần kết của tác phẩm để lại nhiều suy ngẫm: “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.”.Cuộc sống vốn vậy, vẫn đẹp tươi, vẫn êm ả, nhưng nếu không có tấm lòng để nhận ra những uẩn khúc số phận thì những vẻ đẹp như màu hồng hồng của ánh sương mai kia cũng trở nên vô nghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra sự thật ẩn khuất sau màn sương huyền ảo kia, phải tiếp cận sự thật để nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và con người.
Đề 32: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà khiến khi gấp trang sách lại ta không thể nào quên. Để tạo nên hình tượng người đàn bà ấy nhà văn đã tạo ra tình huống truyện độc đáo và từ tình huống độc đáo này mà nhân vật dần hé lộ số phận:
 	Truyện được kể lại qua lời của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Phùng được dịp trở về chiến trường xưa để chụp một bức tranh cảnh biển theo lời đề nghị của trưởng phòng. Tại đây anh đã phát hiện ra một bức tranh cảnh biển có một không hai(dẫn chứng) . Nhưng đằng sau chiếc thuyền đẹp như trong mơ ấy lại là một cảnh tượng phũ phàng: người chồng vũ phu, thô bạo hành hạ người đàn bà bằng những trận đòn thù, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng (dẫn chứng). Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên, sững sờ sửng sốt. Nghịch cảnh ấy khiến lòng anh tan vỡ.
Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, NMC đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì Chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: CHỊ LÀ NGƯỜI VÔ DANH. Dường như cuộc sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phải suy nghĩ.
- Ngoại hình: trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt mỏi dường như đang buồn ngủ. Và cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch hơn. 
- Số phận: Số phận đầy bi kịch của nhân vật được tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ. Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị:
+ Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ
+ Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật,... Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh. Những khi biển động, hàng tháng trời cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối.
+ Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". 
+ Chị đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ. Chị lo lắng, đau đớn, nhục nhã khi thường xuyên phải chứng kiến cảnh cha con coi nhau như kẻ thù.
- Phẩm chất, tính cách:
+ Nhẫn nhục, chịu đựng, chị coi việc mình bị đánh đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy. Khi được đề nghị giúp đỡ thì : "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó". Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển không có người đàn ông. 
+ Yêu thương con tha thiết: Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị. Chị thấy cần thiết phải có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con. “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được". Với thằng Phác, tránh làm nó tổn thương, chị gửi nó lên rừng đẻ không phải thấy cảnh bố nó đánh mẹ nó. Chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố,.... Trên cái nền cuộc sống cơ cực, ngang trái ấy, tình mẫu tử vẫn vút lên, đầy đau đớn, xót xa.
+ Giàu lòng vị tha và đức hi sinh: Trên thuyền, chị cam chịu khi bị đánh. Ở phiên tòa, chị kể bằng lời lẽ đầy cảm thông mà không một lời trách cứ chồng. Chị hiểu cái vất vả của người chồng - người trụ cột gia đình, người gánh vác những phần nặng nhọc nhất của nghề sông nước. Hơn thế, chị chấp nhận vì những đứa con. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ( "...nhìn con được ăn no, có khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hoà thuận")
+Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời: Chị ý thức được thiên chức của người phụ nữ ("Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn"). Chị nhận thức được hoàn cảnh: trong cuộc mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề. Trong cuộc đối thoại với Phùng và Đẩu, ta càng hiểu rõ, trân trọng những suy nghĩ hợp tình, hợp lí, hợp hoàn cảnh của chị.
- Nhận xét:
+ Đó là sự cam chịu, nhẫn nhục đáng cảm thông, chia sẻ. Bởi nếu hiểu sự việc một cách đơn giản chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà là không thể khác được.
 + Đằng sau sự nhẫn nhục ấy là bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng yêu thương mê muội, đáng thương. Người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ bến, vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
+ Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà Nguyễn Minh Châu là vị "khai quốc công thần của triều đại văn học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TN bai lam hoan chinh.doc