Tiết 53
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp H:
- Biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hiện tượng đời sống, sự kiện trong đời sống
- Viết được bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
B/ Chuẩn bị:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học
* HS: SGK; đọc hiểu bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” .
C/ Phương pháp
Hướng dẫn H thảo luận, luyện tập các đề bài.
D/ Tiến trình dạy học
Ngày: Tiết 53 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A.Mục tiêu cần đạt: Giúp H: - Biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hiện tượng đời sống, sự kiện trong đời sống - Viết được bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. B/ Chuẩn bị: * GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học * HS: SGK; đọc hiểu bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” . C/ Phương pháp Hướng dẫn H thảo luận, luyện tập các đề bài. D/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2/ Bài cũ: - Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Cho TD? (I.1) - Những yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí? (I.2) - Bài viết còn thực hiện những yêu cầu: tìm hiểu đề, Tìm ý, Lập dàn ý ntn? (I.3) 3/ Bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA G & H NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Thế nào là hiện tượng đời sống? - Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống? - Hãy cho biết những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống? - Cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng xã hội? + Tìm hiểu đề? + Nội dung tìm hiểu đề? - Hướng dẫn học sinh luyện tập các bài tập trong SGK. + H đọc đề 1. + G hướng dẫn H tìm ý. I. Khái niệm: - Xung quanh chúng ta hằng ngày có biết bao chuyện xảy ra. Có hiện tượng tốt, hiện tượng xấu. Vậy tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống con người đều là hiện tượng đời sống. - Nghị luận là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu, để đồng tình trước những hiện tượng đời sống, có ý nghĩa xã hội. II. Yêu cầu của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống: 1. Phải hiểu rõ, phải hiểu đúng, hiểu sâu bản chất hiện tượng. Muốn vậy phải đi sâu tìm tòi, giải thích. 2. Qua hiện tượng đó chỉ ra vấn đề cần quan tâm là gì? Trên cơ sở này mà phân tích, bàn bạc hoặc so sánh, bác bỏ. Phải biết phối hợp nhiều thao tác lập luận chỉ ra đúng, sai, nguyên nhân cách khắc phục, bày tỏ thái độ của mình. 3. Phải có lập trường, tư tưởng vững vàng. 4. Diễn đạt giản dị, sáng sủa, ngắn gọn. III. Cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống: 1. Tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác: - Đọc kĩ đề, gạch chân những từ quang trọng, ngăn vế (nếu có) 2. Nội dung: - Hiểu về nội dung (đề có những ý nào) - Thao tác chính (thao tác làm văn) - Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài. 3.Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận. b. Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ. c. Kết bài: Nêu ra phương hướng, suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống. IV. Bài tập: Đề 1: Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý: 1/ Hiểu bản tin của báo Tuổi Trẻ ntn? - Những con số biết nói về việc làm tiêu cực của thí sinh dự thi vào Đại học. Đó là việc mang tài liệu vào phòng thi. + Phao thi: Đề giải sẵn. + Tinh vi: Tỉ mỉ, chính xác đến mức cao, những chi tiết nhỏ nhưng rất khéo léo. 2/ Suy nghĩ gì? - Vần đề cần bình luận: Đây là thực trạng đạo đức, vi phạm vào vấn đề thi cử cần phải lên án. - Khẳng định vấn đề: nhận xét đúng đắn, không che giấu sự thật. - Mở rộng: + Xuất phát từ ý thức cá nhân, dối trá, lừa lộc để được vào Đại học. Sự cố ý này thuộc về phạm trù đạo đức cần lên án. + Chúng ta đào tạo những con người có năng lực thực sự chứ không đào tạo những con người dối trá, thấp hèn, dốt nát. + Con đường tiến thân của “kẻ sĩ hiện đại” là năng lực, tri thức hiện đại kết hợp với đạo lí. Những thí sinh này đều không có cả hai điều ấy, cần phải lên án. + Đào tạo nhân tài không thể chấp nhận những việc làm gian lận trong thi cử. - Làm thế nào để khắc phục được? + Mỗi thí sinh phải có ý thức. + Gia đình và xã hội đều phải có trách nhiệm. + Quản lí chặt chẽ trong thi cử. Đặc biệt nói không với tiêu cực trong thi cử. Tất cả phải phát động trong toàn dân. - Nêu ý nghĩa của vấn đề. 4/ Củng cố và luyện tập: - Phải xác định được hiện tượng đời sống cần phải nghị luận là gì? Hiểu biết và suy nghĩ ntn về hiện tượng đời sống ấy? Để làm được nội dung này, người viết phải am hiểu và có vốn sống thực tiễn, thành thạo những cách lập luận trong làm văn. 5/.Hướng dẫn H tự học: - Học bài và làm BT 2,3. Soạn bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt? + Đọc VB, tiểu dẫn, chú thích. + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề. + Tóm tắt vở kịch. Phân tích ND và NT. E/ Rút kinh nghiệm: .. .... ... ....
Tài liệu đính kèm: