Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 9 đến 12 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 9 đến 12 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 09

Tiết: 25,26

VIỆT BẮC

(Trích – Tố Hữu)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng vàkhangs chiến.

 - Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Phát vấn, hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 23 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 9 đến 12 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09
Tiết: 25,26
VIỆT BẮC
(Trích – Tố Hữu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng vàkhangs chiến.
	- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Phát vấn, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
B. PHẦN TÁC PHẨM
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Dựa vào tiểu dẫn hãy chỉ ra nét cơ bản về tác phẩm?
- HS trả lời, nhận xét và bổ sung.
HĐ2: 
- GV: Toàn bài thơ là hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại, giữa ta và mình rất đậm đà. Cảm nhận chung:
+ Hoàn cảnh: Cuộc chia tay.
+ Cách miêu tả: Tình nghĩa CM = con đường tình yêu.
+ Kết cấu: Lối đối đáp của ca dao, dân ca.
+ Giọng điệu: ngọt ngào, êm ái.
- Em cảm nhận được gì về tâm trạng người đi, kẻ ở? ( nỗi nhớ).
- Trong bối cảnh đó, ai là người lên tiếng trước?
- Cách xưng hô như thế nào? (mình – ta thân thiết).
- Phân tích cái hay trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “Ta – Mình”?
+ “Ta” là ai? (người đi hay kẻ ở)?
+ “Mình” là ai? (người đi hay kẻ ở)?
*GV gợi âm hưởng ngọt ngào như lời tâm tình đôi lứa: Mình về có nhớ ta chăng/ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười;Mình về ta chẳng cho về/ Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.
*GV chuyển ý: Trên cái nền của bối cảnh, tâm trạng ấy, Việt Bắc (không gian, thời gian) được bao phủ bởi khói sương của hoài niệm, của tâm trạng chất chứa nhớ nhung. Đọc đoạn thơ tiếp 
-> hết.
- Em có nhận xét gì về nỗi nhớ của người đi, kẻ ở?(Nỗi nhớ ấy như thế nào?) (Da diết, mênh mông nhiều sắc thái).
- Cuộc sống VB hiện lên như thế nào?
+ Khung cảnh thiên nhiên?
+ Cuộc sống thường nhật?
+ Con người VB?
- Thiên nhiên hiện lên ở những câu thơ nào? Có gì đặc sắc? (đủ màu sắc, âm thanh, đa dạng trong không gian, thời gian khác nhau; gắn bó với con người -> con người làm cho cảnh vật bớt hoang vu).
- GV bức tranh thiên nhiên Xuân – hạ – Thu – Đông trở thành bức tranh tứ bình nỗi nhớ. Cảnh, người đan cài, đối xứng, hài hòa.
- Khung cảnh một VB kháng chiến hiện lên với những hình ảnh như thế nào? (hào hùng, rộng lớn, tấp nập, sôi nổi).
- Âm hưởng đoạn thơ thay đổi như thế nào? (từ êm ả, ngọt ngào -> dồn dập, náo nức)=> tất cả tạo thành một bức tranh sử thi hoành tráng, ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước của nhân dân anh hùng.
GV giảng đoạn cuối: màu sắc trữ tình -> màu sắc lí trí – Việt Bắc bình dị -> Việt Bắc thiêng liêng.
H: Đặc sắc nghệ thuật?(giọng thơ tâm tình ngọt ngào giàu tính dân tộc; ngôn ngữ trong sáng, dung dị như ca dao; sử dụng thành công thể thơ lục bát; khai thác lối hát giao duyên của ca dao – dân ca)
- Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
*Chủ đề: VB là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thể thơ: lục bát.
2. Hoàn cảnh ra đời:
 - 10/54; nhân sự kiện những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô.
 - Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến
II. ĐỌC – HIỂU. 
1. Nội dung:
a. Tâm tình buổi chia tay (Từ đầu -> “nghĩa tình bấy nhiêu”):
- Khung cảnh chia tay -> tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến.
- Ta – mình (cách xưng hô quen thuộc trong ca dao) -> gợi ân tình, sự gắn bó sâu nặng.
- Các từ láy và hình thức câu hỏi ->gợi nhắc kỉ niệm da diết, quyến luyến, mến thương.
b. Những kỉ niệm Việt Bắc (tiếp theo -> “núi Hồng”):
- Cuộc sống, con người VB:
+ Khung cảnh tiếng mõ chày đêm -> quen thuộc, thanh bình.
+ Những sinh hoạt kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng.
+ Con người: cần cù, nhân hậu, anh hùng và nặng nghĩa tình-> tình cảm thủy chung, gắn bó.
- Thiên nhiên Việt Bắc:
+ Đa dạng.
+ Hòa quyện với con người.
“Ta về  ân tình thủy chung”
-> bức tranh tứ bình về thiên nhiên VB, người và cảnh đan xen.
-> Cảnh đẹp, thơ mộng, tình tứ, hùng vĩ.
- Việt Bắc kháng chiến: Những đường  núi Hồng -> âm hưởng hào hùng: ca ngợi cuộc kháng chiến.
c. Lời tâm nguyện: (Đoạn còn lại)
- Việt Bắc -> nơi đặt niềm tin, hy vọng.
- Âm hưởng thiết tha, trang trọng.
2. Nghệ thuật: 
- Đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
- Cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi
3. Ý nghĩa văn bản:
 - Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến;
 - Bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc.
	- Tìm và bình giảng đoạn khoảng 8-> 10 câu thơ.
	- Phân tích giá trị biểu cảm trong cách xưng hô mình – ta trong bài.
	- Chuẩn bị chủ đề cho phần: Phát biểu tự do.
Tiết: 27
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Khái quát về phát biểu theo chủ đề.
	- Những yêu cầu về phát biểu theo chủ đề.
	2. Kỹ năng:
	- Biết chuẩn bị nội dung, xây dựng đề cương để trình bày một vấn đề.
	- Biết trình bày vấn đề với cử chỉ, thái độ đứng mực, lịch sự, biết điều chỉnh giọn phù hợp.
	3.Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1.
GV hướng dẫn HS đọc sách gk. 
- Chủ đề của cuộc hội thảo bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- HS phát biểu và bổ sung.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS đi đúng hướng.
- Dựa vào sgk HS phát biểu các bước chuẩn bị phát biểu
- HS đọc phần khi phát biểu ý kiến trong sgk.
- GV tổng hợp, nhấn mạnh điểm đang nhớ
HĐ2
- HS thảo luận nhanh và phát biểu bài tập 1 sgk.
- GV gợi ý để các em khác nhận xét.
- GV gợi ý bài tập 2 để HS về hoàn chỉnh.
- GV mời HS lên bảng phát biểu bài đã chuẩn bị ở nhà.
- HS phát biêu, nhận xét bổ sung.
I. TÌM HIỂU ĐỀ.
1.Đề bài:
Chi đoàn tổ chức hội thảo với chủ đề “thanh niên học sinh làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến đóng góp cho hội thảo.
2.Nội dung:
- Những hậu quả nghiêm trọng của việc tai nạn giao thông.
- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Những giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. 
- Tuyên truyền ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
- Phối hợp với các cấp chính quyền xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông.
- Tăng cường công tác giáo dục về luật an toàn giao thông.
2. Các bước chuẩn bị phát biểu:
- Xác định đúng nội dung cần phát biểu.
- Dự kiến đề cương phát biểu.
3. Phát biểu ý kiến:
- Phát biểu phải hướng vào người nghe, nêu lên ý kiến riêng của mình song phải phù hợp với chủ đề phát biểu.
- Trình bày nội dung phát biểu theo đề cương dự kiến.
- Lời phát biểu ngắn gọn, có ví dụ ninh hoạ
- Trong quá trình phát biểu cần điều chỉnh thái độ, giọng nóitheo phản ứng của người nghe
II.LUYỆN TẬP.
1.Bài tập 1.
- Làm theo ý thích của mình.
- Kiếm được nhiều tiền
- Được cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí.
- Hài hoà giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc cộng đồng.
- Mang đến niềm vui cho mọi người.
- Có nhiều bạn tốt
2. Bài tập 2.
- Vào đại học là một trong những cách lập thân tốt nhất trong thời đại ngày nay song đó không phải là cách duy nhất.
-Không phải mọi thanh niên đều có khả năng vào được đại học.
-Thanh niên ngày nay có nhiều cách lập thân khác như: học nghề, làm kinh tế gia đình
-Việc lập thân phải phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người nhưng phải có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Làm thêm những suy nghĩ, đề xuất đối với các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
NTL, ngày 27 tháng 9 năm 2010
	- Đọc và soạn bài: Đất nước (trích – Nguyễn Khoa Điềm)
Tuần 10
Tiết 28,29: 
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
	- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu thể loại thơ trữ tình theo đặc trưng thể lọai.
	- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Dựa vào sgk ch biết nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
- HS phát biểu, tổng hợp.
HĐ2
- Trong phần đầu của đoạn trích tác giả đã có những cảm nhận riêng về ĐN, nét riêng đó là gì? 
*GV: Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ, sử dụng chất liệu VHDG..., tác giả đưa ta về với cội nguồn của đất nước: Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo và đã có từ rất lâu đời.
- Tư tưởng ĐN của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện và mới của tác gỉa về địa lí, lịch sử và văn hoá của ĐN ntn? 
- ĐN gắn liền với những không gian nào? Những không gian ấy để lại cho em ấn tượng gì? 
*GV: Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo, tác giả đã định nghĩa đất nước thật độc đáo.Nơi dân mình đoàn tụ. Hòn Trống Mái, Núi Vọng phu, Núi Bút, Non Nghiên, Vịnh Hạ Long...
* GV diễn giảng:
 -> Yêu em từ thuở trong nôi 
 -> Biết quý công...
 -> Biết trồng tre ... 
- Bài thơ là một đóng góp độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về sự tìm tòi sáng tạo trong nghệ thuật, hãy làm rõ?
- Từ các ý đã phân tích hãy rút ra ý nghĩa cơ bản của văn bản?
* Hướng dẫn đọc thêm:
- HS đọc phần tiểu dẫn sgk, đọc văn bản.
Chia bố cục và xác định nội dung từng bố cục.
- GV gợi ý phân tích hai câu thơ tiêu biểu cho sức mạnh của nhân dân (chiến dịch Điện Biên Phủ)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà văn trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.
2. Tác phẩm:
 - Vị trí: Trích chương V của trường ca. 
 - Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên 1971 . 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Cảm nhận chung về đất nước:
- Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.
- Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
- Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.
b. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân”
- Không gian địa lí;
- T ...  người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở.
1.0
 - Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lý giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết phục.
1.5
3
a. Kỹ năng: 
 Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Lập luận chắt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn mạch lạc; ít sai lỗi diễn đạt
b. Nội dung:
 Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến và tác giả; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau về vẻ đẹp người lính Tây Tiến nhưng phải thấy được cảm xúc, ấn tượng riêng với các ý sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0.5
- Vẻ đẹp hào hùng
+ Ngoại hình độc đáo, gân guốc, đầy dũng khí.
+ Lí tưởng chiến đấu cao cả, coi thường cái chết.
2.0
- Vẻ đẹp hào hoa: Tâm hồn lãng mạn, mộng mơ
1.0
- Khái quát: Đoạn thơ dựng lên một tượng đài bất tử về vẻ đẹp người lính với hai nét thống nhất và tương phản, đầy bi tráng.
1.5
*Lưu ý:Câu 2,3 chỉ cho điểm tuyệt đối khi học sinh đảm bảo cả kỹ năng và kiến thức.
..Hết.
Tuần: 12
Tiết: 34,35
SÓNG
(Xuân Quỳnh)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
 - Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ qua hình tượng ”sóng”
 	 - Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, thuyết trình, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả.
+ GV: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả XQ ? 
+ HS trả lời và tổng hợp.
* Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III.
- Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm.
+ GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
*GV: Nhan đề phần nào thuyết minh cho người đọc biết đề tài: thiên nhiên sóng biển.
+ GV: Giới thiệu một số bài thơ khác của Xuân Quỳnh: Thuyền và biển. Hoa cỏ may, Sóng, Thư tình cuối mùa thu, 
HĐ2 
- Hướng dẫn tìm hiểu: Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu.
+ GV: Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào?
+ HS trả lời và bổ sung.
+ GV: Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu  tận bể” như thế nào? 
+ GV: Gợi ý : 
 * “sông”? 
-> không gian nhỏ
 * “bể” ? 
-> không gian rộng lớn
+ GV: Nhà thơ đã phát hiện ra điều gì tương đồng giữa sóng và tình yêu?
+ HS trả lời và tổng hợp.
+ GV: Liên hệ:
 “Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào?”
 (Xuân Diệu)
+ GV: Khổ 3 & 4, tác giả bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào? 
+ HS trả lời và tổng hợp.
-> Thơ Xuân Diệu : “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” 
-> Câu nói của nhà toán học Pascan : “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi” 
=> Nghệ thuật tương đồng trong cảm nhận .
+ GV: Sau nỗi trăn trở suy tư là tâm trạng gì trong trái tim của người phụ nữ này ?
* Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay:
 -> Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao)
 -> “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” (Chinh phụ ngâm)
-> “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!.” 
 (Xuân Diệu)
* GV: Câu “Hướng về anh một phương” cho thấy cách thể hiện tình cảm của tác giả như thế no?
+ GV: Quan niệm Xuân Quỳnh về tình yêu thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6, 7?
+ GV: Gợi ý
 -> Mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, dám bày tỏ tình yêu của mình, nỗi nhớ, khát khao của lòng mình.
 -> Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ : thủy chung rất mực trong tình yêu.
+ GV: Em hiểu như thế nào về khổ thơ 8, 9?
+ GV: Gợi ý cho HS tìm hiểu các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4. 
-> quan hệ đối lập 
 Cuộc đời > < năm tháng
-> sự nhạy cảm và lo âu của XQ về giới hạn của cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian. 
+ GV: Khép lại bài thơ Sóng, nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì ? 
* GV gợi để HS phát hiện.
- Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- Ý nghĩa của văn bản như thế nào?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả : 
 - Xuân Quỳnh (1942 - 1988), Hà Tây 
- Mẹ mất sớm, ở với bà nội.
- Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29-4-1988)
- Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ.
- Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1975.
- Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn:
+ vừa hồn nhiên; 
+ vừa chân thành, đằm thắm;
+ luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). 
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
b. Đề tài và chủ đề:
- Đề tài: tình yêu.
- Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
 a. Sóng và em – những nét tương đồng:
 - Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí.
 - Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
- Đầy bí ẩn.
- Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung, son sắt.
b. Những suy tư, lo âu trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
 - Suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời:
 + Ý thức được sự hữu hạn của đời người.
 + Ý thức về sự mong manh của hạnh phúc.
 - Khát vọng sống hết mình trong tình yêu:
 Khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.
2. Nghệ thuật:
 - Thể thơ năm chữ truyền thống.
 - Ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
3. Ý nghĩa:
 - Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắc son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời thường.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm những bài thơ có hình ảnh sống và biển để diễn tả tình yêu.
	- Bài thơ được kết cấu theo cách triển khai hai hình tượng sóng và em. Hãy nhận xét về ý nghĩa và hiệu quả của cách kết cấu ấy.
	- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
Tiết 36: 
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC
 BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.
	- Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.
	- Vận dụng phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống về một tác phẩm văn học, một ý kiến bàn về văn học.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, xem bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về các phương thức biểu đạt và việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận 
=> Gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính - công vụ.
 => Mỗi phương thức biểu đạt đều có sức mạnh riêng ưu thế nổi trội riêng : 
 + Nắm được diễn biến các sự việc, sự kiện (tự sự)
 + Cảm nhận được chi tiết, cụ thể sự việc, sự kiện (miêu tả) 
 + Hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng ( biểu cảm)
 + Nhận thức được đối tượng với những thông tin chính xác, khách quan ( thuyết minh )
 + Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật (hành chính – công vụ) 
- GV gọi HS đọc bài 1, tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi a, b (SGK trang 158):
 + Vì sao trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận , cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm ?
 + Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý điều gì? Nêu ví dụ? 
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung (nếu có) 
* Ví dụ : “Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại . Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ . Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường . Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muôn thú không bị săn bắt bừa bãi . Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp ! “
* Tổ chức cho HS lần lượt thảo luận các câu hỏi được nêu trong SGK:
Nội dung văn bản nói gì? 
Tìm các yếu tố thuyết minh? 
Hiệu quả của sự kết hợp yếu tố thuyết minh trong bài nghị luận?
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung (nếu có) 
HĐ2 
 - HS đọc ghi nhớ sgk.
 - HS thảo luận về đề tài môi trường hiện nay.
 - GVgọi HS trình bày định hướng bài làm, sau đó gợi ý để các em về làm bài:
 + Môi trường tự nhiên.
 + Môi trường xã hội. 
I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP. : 
1. Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận
 a. Bài tập 1: 
 + Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể, sắc nhọn và thuyết phục hơn. 
 + Việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận khi nó xuát phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận. 
2. Đưa yếu tố thuyết minh vào bài văn nghị luận:
- Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề: Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
- Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh. Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
 - Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả, vì nó đưa những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .
II. LUYỆN TẬP Ở NHÀ. 
Đề: môi trường quanh ta hiện nay.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Kết hợp luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận.
	- Soạn bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Duyệt tuần 12 - 18/10/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 12 KTKN T9T12.doc