Giáo án Ngữ văn 12 tiết 52: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 52: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Tiết 52

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp H:

- Nắm được các đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học.

- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ khoa học.

B/ Chuẩn bị:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học

* HS: SGK; đọc hiểu bài “Phong cách khoa học” .

C/ Phương pháp

 Hướng dẫn H thảo luận và trả lời câu hỏi.

D/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 52: Phong cách ngôn ngữ khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 
Tiết 52
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp H: 
- Nắm được các đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ khoa học.
B/ Chuẩn bị:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học
* HS: SGK; đọc hiểu bài “Phong cách khoa học” .
C/ Phương pháp
 Hướng dẫn H thảo luận và trả lời câu hỏi. 
D/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2/ Bài cũ: 
 - Phong cách VH là gì? Cho TD?(I.-)
 - Phong cách nghệ thuật của nhà văn? Cho TD? (I.*)
 - Trình bày những biểu hiện của phong cách văn học? (II) 
3/ Bài mới: 
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA G & H
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* H đọc VB ở SGK.
* Quan sát bài “ Khái quát VHVN từ CM/8/1945 đến hết TK XX” à VBKH.
 - Thế nào là ngôn ngữ khoa học?
- Phong cách ngôn ngữ khoa học có mấy đặc trưng?
+ Tính trừu tượng, khái quát?
+ Tính lí trí, lô gích?
+ Đặc trưng thứ 3 của phong cách ngôn ngữ khoa học là gì?
* H đọc SGK mục II/198.
- Về mặt ngữ âm, chữ viết ntn?
- Về mặt từ ngữ?
- Về kiểu câu?
- Về biện pháp tu từ?
- Về bố cục, trình bày?
I/. Khái quát về phong cách ngôn ngữ khoa học;
Phong cách ngôn ngữ khoa học là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ ( VBKH )
- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các VBKH ( kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học; khoa học tự nhiên toán, lí, hóa, sinh,); ( khoa học xã hội nhân văn: văn, sử, địa, triết học, giáo dục, tâm lí ) 
TD: Tính từ dùng trong câu thường được kết hợp với các từ ngữ khác làm thành ngữ tính từ. Ngữ tính từ chỉ tính chất cụ thể của sự vật nêu trong câu.
II/. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học:
Phong cách ngôn ngữ khoa học có ba đặc trưng sau:
1/ Tính trừu tượng, khái quát:
Thể hiện ở nội dung VB và thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ KH là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành KH.
2/ Tính lí trí, lô gích:
- Ở nội dung KH, ở cả phương tiện ngôn ngữ, văn bản khoa học phải đảm bảo tính lí trí, lôgích. Cụ thể là:
+ dùng từ ngữ thuật ngữ khoa học.
+ Thể hiện trong câu văn, đoạn văn, cấu tạo văn bản.
+ Từ ngữ sử dụng không mang sắc thái biểu cảm, sắc thái tu từ.
- Câu văn trong văn bản khoa học đòi hỏi tính chính xác, lô gích. Câu phải dựa trên cú pháp chuẩn. Không sử dụng câu đặc biệt, câu có sắc thái tu từ.
- Một nhận định, một phán đoán khoa học cũng phải chính xác.
- Tính lôgich, lí trí còn thể hiện trong đoạn văn. Đó là sự sắp xếp sao cho các câu, các đoạn phải được liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức. Tất cả đều phục vụ cho lập luận khoa học.
* Tóm lại: Tính lí trí và lô gích trong văn bản khoa học thể hiện ở từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.
3/ Tính khách quan phi cá thể;
Ngôn ngữ KH có cái nét chung nhất là phi cá thể. Nó không thể hiện tính cá nhân. Nó có màu sắc trung hòa, ít cảm xúc.
III/. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách KH:
1/ Về mặt ngữ âm - chữ viết:
a/ Dạng nói: Văn bản khoa học tuân thủ theo qui định về ngữ âm. Đó là cách phát âm chuẩn mực, tạo sức thu hút người nghe.
b/ Dạng viết: Tuân thủ theo quy ước về chính tả, hệ thống kí hiệu khoa học mà người đọc, người viết đều biết ( m, kg, S, F, H2O)
2/ Về mặt từ ngữ:
* Mỗi ngành KH có hệ thống thuật ngữ riêng.
* Văn bản khoa học sử dụng từ ngữ thuộc từ ngữ toàn dân, không sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
* Văn bản khoa học đòi hỏi tính khách quan, phi cá thể nên từ ngữ thường trung hòa về mặt biểu cảm.
3/ Về kiểu câu:
* Thường dùng kiểu câu có chủ ngữ không xác định hoặc khuyết CN. TD (SGK)
TD: Để phát hiện các vật nhiễm điện, người ta dùng cái điện nghiệm.
* Câu có nghĩa bị động và có hệ từ “ là” (câu miêu tả)
TD: SGK
* Sử dụng câu có các cặp từ quan hệ để trình bày những biện luận, suy, suy lí khoa học.
TD (SGK)
4/ Về biện pháp tu từ:
* Văn bản khoa học chuyên sâu và giáo khoa không sử dụng BPTT. VBKH phổ cập (phổ biến kiến thức phổ thông), người ta thường dùng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh 
5/ Về bố cục, tình bày:
* Đòi hỏi phải chặt chẽ, lôgich.
* Không có khuôn mẫu cố định nhưng được trình bày theo trật tự chương mục hoặc bảng chiếu, sơ đồ, mô hình  buộc phải tuân theo.
4/ Củng cố và luyện tập:
 Chú ý các loại văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học, đặc trưng của nó. Đặc biệt là cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, kiểu câu, biện pháp tu từ, bố cục trình bày.
5/.Hướng dẫn H tự học: 
- Học bài. Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Thế nào là hiện tượng đời sống?
+ Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?
+ Yêu cầu làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống như thế nào?
+ Trình bày cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?
E/ Rút kinh nghiệm:
  ..

Tài liệu đính kèm:

  • docPhong cach ngon ngu khoa hoc 12NC.doc