Giáo án Ngữ văn 12 tiết 41 đến 54

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 41 đến 54

Tiết : 41 Đọc thêm ( hai bài) BÁC ƠI ! CỦA TỐ HỮU VÀ TỰ DO CỦA P. Ê- LUY- A

Ngày soạn:2/12/2008

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tác phẩm “ Bác ơi !” giúp HS:

-Hiểu, cảm thụ được nỗi đau dớn của nhân vật trữ tình trước sự ra đi của Bác qua những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi. Qua đó cảm nhận được tấm lòng, suy nghĩ của nhân dân VN , của dân tộc đối với Bác

 Qua tác phẩm “ Tự do” của Ê- luy –a giúp HS:

- Thấy được hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo

- Khát vọng của tác giả và cũng là của nhân dân Pháp về tự do

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-SGK,Giáo án, tài liệu tham khảo

 

doc 30 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 41 đến 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 41 Đọc thêm ( hai bài) 	Bác ơi ! của Tố Hữu và Tự do của P. ê- luy- a	
Ngày soạn:2/12/2008
A. Mục tiêu cần đạt: Qua tác phẩm “ Bác ơi !” giúp HS:
-Hiểu, cảm thụ được nỗi đau dớn của nhân vật trữ tình trước sự ra đi của Bác qua những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi. Qua đó cảm nhận được tấm lòng, suy nghĩ của nhân dân VN , của dân tộc đối với Bác
	Qua tác phẩm “ Tự do” của Ê- luy –a giúp HS:
- Thấy được hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo
- Khát vọng của tác giả và cũng là của nhân dân Pháp về tự do
B.PHƯƠNG TIệN THựC HIệN
-SGK,Giáo án, tài liệu tham khảo
C. Cách thức thực hiện
-Gợi mở, nêu vấn đề, thảo luân nhóm
d. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Huớng dẫn hs đọc-hiểu bài mới. 
 Bác Hồ là đề tài thu hút được sự chú ý của nhiều văn nghệ sĩ. Trong số đó, TH có thể nói là người viết nhiều và hay nhất về Bác. “Bác ơi !” là bài thơ xúc động viết vào thời điểm Bác Hồ vĩ đại rời xa chúng ta để lên đường cùng Mác- Lê nin
A. Đọc –hiểu “ Bác ơi !” 
 Nội dung hoạt động
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Hướng dẫn HS tự tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK
-Chia bố cục của bài thơ
Nỗi đau xót khi Bác qua đời đã được diễn tả ntn?
Hình tượng Bác hiện lên vô cùng đẹp đẽ, vĩ đại ở 6 khổ thơ giữa. Hãy phân tích để làm rõ
Trước sự ra đi của Bác, nhân dân VN đã có cảm nghĩ như thế nào?
Đọc phần tiểu dẫn và đọc bài thơ ( chú trọng phần thể hiện giọng và ngữ điệu)
Đọc, bám vào các hình ảnh để cảm nhận, phân tích
Bám vào sáu khổ thơ giữa, tập trung vào những câu thơ thể hiện lẽ sống và lí tưởng của Bác
I. Tiểu dẫn : SGK
II. Hướng dẫn đọc –hiểu
1. Bố cục: ồm 3 phần ( tương ứng với 3 câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK)
- Phần1 : 4 khổ thơ đầu: Nỗi đau xót khi Bác qua đời
- Phần 2: 6 hổ thơ giữa: Thể hiện hình tượng Bác ( lẽ sống và lí tưởng)
- Phần 3 : 3 khổ thơ cuối: Cảm nghĩ của nhân dân VN trước sự ra đi của Bác
2. Hướng dẫn đọc hiểu cụ thể
- Nỗi đau xót khi Bác qua đời: Không gian thiên nhiên như hoà điệu với tâm hồn con người: “ trời tuôn mưa- đời tuôn nước mắt”. Tất cả biểu hiện nỗi xót xa, tiếc thương vô hạn. Từ nơi điều trị về nàh sàn của Bác , nhà thơ không đi mà “ lần” tong bước vì đau đớn, bàng hoàng đến then thờ, ngơ ngác, không thể tin Bác đã mất. Mọi vật xung quanh trở nên hoang vắng lãnh lẽo, hệt như bị lấy hết linh hồn: rau ướt lạnh, phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng. Không còn dáng người đứng bên thang gác. Không còn dáng người đi shôm sớm quanh hồ. Cănphòng, bậc thang, mặt hồ tự nhiên trở nên thừa ra, trở nên lẻ loi, côi cút, cũng thừa ra cả hưong thơm của đoá nhài,vị ngọt, sắc vàng của trái bưởi. Tang tóc lớn lao đến quá mức khiến nhà thơ không tin nổi nên phải tự hỏi: Bác đã đi rồi sao, Bácơi ! Trong khi đó ngoài kia đang là bầu trời thu, đang chiến thắng và hi vọng. Khung cảnh và lòng người trở nên tương phản, gợi bao sự day dứt về tính chất phi lí, không thể chấp nhận được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao đau xót, nhức nhối tâm can
-Hình tượng Bác 
* Lẽ sống: Suốt cả cuộc đời, lòng Bác không mấy khi được thảnh thơi vì lúc nào cũng nặng nỗi “thương đời”. Cội nguồn của nỗi thương đời ấy là trái tim mênh mông “ ôm cả non sông mọi kiếp người”. Dó là tình cảm yyêu nước,nỗi lo lắng cho vân mệnh của đất nước, là tình thương người như Bác đã nói với một nhà báo Cu Ba: “Góp nỗi đau khổ của mỗi người, của mỗi gia đình thành nỗi đau của riêng tôi”. Cả nỗi đau xót hay lo lắng của Bác đều vượt lên rất xa khuôn khổ của cuộc sống đời thường, bao dung và quán xuyến ở quy mô thế giới, lịch sử, đó là “ nỗi đau dân nước, nỗi năm châu” ( liên hệ với bài thơ “ chiều tối” của Bác). Tình thường đi liền với lí tưởng, lẽ sống.. Cả cuộc đời mình Bác đã hi sinh để phấn đấu cho đất nước được độc lập, đồng bào có cơm ăn, áo mặc
- Trong những năm k/c chống Mĩ, Bác luôn hướng lòng mình về miền Nam ruột thịt. Khao khát cháy bang của Bác là được Vào thăm miền Nam khi đất nước độc lập, thống nhất. Nhưng Bác đã ra đi quá sớm. Đó có lẽ là sự ân hận lớn lao nhất của Bác
- Sự vĩ đại của Bác còn thể hiện ở chỗ “ Bác đã nâng niu tất cả chỉ quên mình” , yêu thương “ngọn cỏ đến nhành hoa”. Mọi vật trong vũ trụ đều có sức lay động đối với Bác. Thơ Bác chả phải cũng tràn ngập tình yêu thiên nhiên đó sao?
- Sự vĩ đại, cao cả của Bác bao giừo cúng gắn lion với cuộc sống giản dị, không phô trương. Bác ở giữa chúng ta, chan hoà với cuộc đời, hoà nhập trong dân tộc=> Bác là một người hiền- hiểu theo nghĩa kết tinh toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp của con người
-Cảm nghĩ của nhân dân VN trước sự ra đi của Bác
-Thời gian hiện thực của bài thơ đã nâng lên thành thời gian lịch sử, thành buổi chiều đau xót “nghìn thu”, thành thời điểm tưởng niệm của cả cộng đồng. Bác đã hoà nhập vào hàng ngũ những con người bất tử, những người đã đứng lại trong lịch sử, trong vĩnh cửu, trong thời gian. Bác mất đi nhưng con người Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc, trong đất nước, trong mỗi con người. Nhân dân VN sẽ “ theo chân Bác”, tiếp tục con đường mà Bác đã vạch ra, ngọn lửa mà Bác đã nhen nhóm.
B. Tự do
 Nội dung hoạt động
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
 Cho Hs đọc phần tiểu dẫn và bài thơ
-Nêu chủ đề của tác phẩm? 
-Nhận xét về cách xây dung hình ảnh trong bài thơ.
- Việc lặp lại cấu trúc ngữ pháp “ Tôi viết tên em” ở mỗi khổ có giá trị như thế nào?
- Nhận xét về cách lặp lại từ “trên”. Từ trên có ý nghĩa như thế nào ?
Bài thơ có tính chất như một thánh ca. Hãy chứng tỏ điều đó
Gợi mở: Tôi không chỉ là tác giả, viết không chỉ là ghi chép.
Đọc, trao đổi và thảo luận
Trao đổi, thảo luận
Trao đổi, thảo luận
Dựa vào sự gợi mở của gv để phát hiện vấn đề.
I.Tiểu dẫn: SGK
II. Hướng dẫn đọc- hiểu
- Chủ đề của tác phẩm là tự do. Tự do ở đây không gắn liền với một cá nhân mà là tự do của đất nước, tự do của dân tộc. Chỉ khi đất nước, dân tộc có tự do thì mỗicá nhân mới coa được tự do.
- Bài thơ có một hệ thống hình ảnh phong phú chồng lên nhau, nối tiếp nhau, trong đó chue yếu là những hình ảnh thị giác- cảm giác về màu sắc. Bên cạnh đó cúng xuất hiện những hình ảnh về thính giác. Điều này thể hiện tính chất ngẫu hứng của bài thơ. Tính chất ngẫu hứng nầy phản ánh mĩ học siêu thực, thể hiện qua sự hỗn độn, không theo một trật tự lôgic nào.
-Cuối mỗi khổ thơ, từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ 20 đều có câu kết “ Tôi viết tên em”. Khổ thứ 21 ( tương ứng khổ thơ 12 trong bản dịch) cũng kết thúc bằng một câu thơ tương ứng “Để gọi tên em”. Cách kết cấu này đã tạo ra một sự lặp kết cấu cú pháp hết sức độc đáo vơí số lần trùng lặp rất cao.. Biện pháp tu từ này cho they,mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, dạt dào, liên tiếp, diễn tả một tâm trạng khát khao song cũng rất chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ đang rên xiết dưới ách phát xít. Mặt khác, cách lặp cú phápđó còn tạo ra chủ ý nhấn mạnh, nhằm tạo ra âm vang cộng hưởng mang tính nhạc điệu cho bài thơ, tương tự như khi kết thúc các bản thánh ca tại các nhà thờ bằng “ a men” ( nghĩa là chấp thuận hoặc đồng ý)
- Trong bài thơ, từ “ trên” được lặp lại nhiều lần theo kiểu xoáy vòng với ý nghĩa vừa chỉ không gian vừa chỉ thời gian
+ Trước hết nơi “ Tôi viết tên em” là những địa điểm cụ thể (trên những trang vở, trên đất cát, trên mũ áo vua quan), rồi đến cả những địa điểm mơ hồ (Thời thơ ấu âm vang, điều huyền diệu đêm đêm,những mảnh trời trong xanh). 
+ Ngoài ý nghĩa chỉ địa điểm, từ trên còn được ding để chỉ thời gian, tương đương với “ khi” theo nghĩa “ khi đang ở đâu”, “ khi đang làm gì?”. Đây cũng là một nét nghĩa cho they sự khác biệt giưũa thơ siêu thực với thơ bình thường. Các nhà siêu thực thường quan niệm các cặp phạm trù có thể đối lập nhau, có thể rất khác biệt nhau nhưng giữa chúng không có sự phân cách. Do đó, tôi viết tên em khi đang ở đâu đó, đang làm gì đó là điều hiển nhiên, tạo ra sự kết nối giữa không gian và thời gian. Với ý nghĩa đó có thể hiểu các từ trên trong các khổ 1,2,3 từ phạm trù không gian (chỉ địa điểm cụ thể ) chuyển sang phạm trù chỉ thời gian ( Khi đang học bài- viết tên em trên trang vở; khi dang đi chơi- viết tên em trên cát)
=>Điều này cho thấy được cảm xúc bức bách và khát vọng cháy bỏng đối với tự do.
-Tôi ở đây không chỉ là nhà thơ, là cái tôi trữ tình thi sĩ mà tôi ở đây còn bao gồm cả độc giả của bài thơ. Điều đó có thể giải thích qua các chi tiết liênn quan đến tuổi tác : ( tuổi thơ, người lớn), qua các nghề nghiệp khác nhau ( học sinh, công nhân, người lính), qua các không gian khác nhau. Do đó chủ thể trữ tình mang tính đa chủ thể. Từ viết ở đây không chỉ là ghi chép mà còn là hành động, hành đọng của tác giả và hành đọng của con người đề vươn tới tự do. Mọi người đều cần tự do như ánh sáng và khí trời vì thế luônluôn phải hướng tới tự do, phải hành động để có được tự do
=> Tính chất thánh ca của bài thơ
e. củng cố- dặn dò
- Đọc, nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo
- Soạn, chuẩn bị bài mới
Tiết : 42 Làm văn	 Luyện tập vận dụng kết hợp 
	 các thao tác lập luận 
Ngày soạn:23/11/2008
A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS:
- Cửng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ
- Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một bài văn nghị luận
- Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài văn nghị luận, trong đó có kết hợp ít nhất là hai trong sau sthao tác lập luận.
B.PHƯƠNG TIệN THựC HIệN
-SGK,Giáo án, tài liệu tham khảo
C. Cách thức thực hiện
- Kết hợp tốt phương pháp quy nạp và diễn dịch
- d. Tiến trình dạy-học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Văn nghị luận thường kết hợp sử dụng các phương thức biểu đạt nào ?
3. Hướng dẫn hs đọc-hiểu bài mới
* Dẫn nhập: Trong một bài văn nghị luận thì phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Tuy nhiên để phương thức nghị luận thật sự phát huy hiệu quả và có sức thyết phục đối với người đọc, người viết cần kết hợp được các thao tác lập luận khác nhau trong sau thao tác lập luận cơ bản là : Phân tích, chứng minh, giải thích,bình luận, so sánh, bác bỏ.
 Nội dung hoạt động
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác lập luận
Tại sao bài văn nghị luận lại cần thiết phải kết hợp các thao tác lập luận nào? Để việc kết hợp các thao tác lập luận có hiệu quả cần phải chú ý điều gì?
Bài tập 2: Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích
Bài tập 3 : Viết bài văn nghị luận, trong đod có sử dụng ít nhất ba thao tác lập luận
Hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà.
 Dựa vào kiến thức đã học
Trao đổi, thảo luận
Bám vào văn bản và phân tích
Bám vào yêu cầu của SGK để viết
I.Luyện tập trên lớp
Bài tập 1
Chúng ta có sáu thao tác lập luận cơ bản
-Phân tích: Chia nhỏ đối tượng để tìm hiểu một cách cụ thể, kĩ càng
- Chứng minh : Dùng lí lẽ và dẫn chứng đeer làm sáng tỏ một vấn đề, thuyết phục người ta tin theo.
- Bình luận: Bày tỏ những ý kiến, đánh giá, nhận xét của mình và thuyết phục người đọc tán đồng
- Giải thích: Sử dụng lí lẽ để giảng giải về các vấn đề liên quan mà người đọc, người nghe chưa hiểu thấu đáo
- So sánh: Làm rõ thông tin về ...  vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.
 “ Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
 ( Cảm tưởng đọc thiên gia thi)
- Khi viết, Người rất chú ý đén đối tượng thưởng thức: Người luôn đặt câu hỏi viết cho ai?(đối tượng), viết để làm gì?(Mục đích). Sau đó Người mới xác định viết về cái gi? (nội dung) và viết thế nào? (Hình thức).
- Người rất coi trọng tính chân thực: Phải miêu tả cho hay, cho thật hùng hồn hiện thực cuộc sống
=> Chính những điều này đã tạo nên sự thống nhất cao độ , tính nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người. Chẳng hạn truyện ngắn “ Vi hành” được NAQ viết vào đầu năm 1923 nhằm vạch trần bộ mặt xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định trong chuyến đi Pháp nhục nhã của hắn và tính chất lừa bịp cùng âm mưu của nhà cầm quyền Pháp. Với mục đicha như vậy nên tinh thần châm biếm, đả kích đã trở thành linh hồn của tác phẩm. Tinh thần ấy them vào toàn bộ tác phẩm , từ giọng điệu, việc khắc hoạ HT nhân vật đến tình tyiết, chi tiết. Vi hành hướng tới độc giả Pháp nên phải viết bằng bút pháp của Châu Âu hiện đại, sao cho đạt trinhf độ nghệ thuật cao
 Cỏn ở NKTT, Người viết trong một hoàn cảnh đặc biệt với mục đích khác, đối tượng đọc cũng khác, vì thế, bút pháp cũng khác. Phạm Huy Thông đã nhận xét “ HCT đã viết trong NKTT bằng chữ Hán với P?C Đường- Tống, thì lại viết truyện ngắn như một ngòi bút phương Tây sắc sảo”
Câu2: So sánh “ Đồng chí” và “ Tây Tiến”
-Tây Tiến:
+ cảnh và người được thể hiện qua cảm hứng lãng mạn. Họ hiện ra trong khung cảnh khác thường, kì vĩ
+ Hình tượng được tô đậm ở nét đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp của xứ lạ phương xa.
-Đồng chí:
+ cảnh và người được thể hiện qua cảm hứng hiện thực. Người lính hiện lên trong môi trường quen thuộc, gần gũi, cái chung được làm bật nổi qua những chi tiết chân thực, cụ thể
+Tô đậm cái bình thường, dân dã.
* Điểm chung: 
+ HT người lính trong hai bài thơ đều là những người chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, mọi kjhó khăn gian khổ, xả thân vì tổ quốc, xứng đáng là những người anh hùng
+ Họ mang những vẻ đẹp của HT người lính trong thơ ca giai đoạn KCCP và thể hiện cảm hứng ngợi ca của Văn học KC
6. Tình cảm đất nước trong:
- Bên kia sông Đuống: đất nước là quê hương Kinh Bắc cổ kính, tình đất nước là nỗi tiếc thưong và căm giận trước những giá trị văn hóa của dân tộc, những sinh hoạt yên vui của dân tộc bị tàn phá.
- Đất nước(Nguyễn Đình Thi): tình đất nước gắn liền với tình cảm cách mạng, với niềm vui giải phóng, với ý thức tự hào làm chủ và quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương đất nước mình.
- Đất nước(NKĐ): đất nước là những gì đã tạo nên sức mạnh to lớn của một dân tộc.
Câu 4: So sáng “ Chữ người tử tù” Và “ Người lái đò sông Đà”
Giống nhau:
- Thể hiện sự tài hoa uyên bác với một vốn kiến thức vô cùng phong phú trên nhiều lĩnh vực
- Tô đậm những gì là phi thường là xuất chúng
- Nhìn nhận sự vật ở phương diện văn hoá-thẩm mĩ; nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ
Khác nhau: 
- Với “ Chữ người tử tù”, NT đi tìm vẻ đẹp trong qúa khứ, thì ở “ Người lái đò s. Đà” nhà văn tìm thấy vẻ đẹp ở cuộc sống thực tại
- Trong “ CNTT”, NT đi tìm chất tài hoa, nghệ sĩ ở những con người đặc tuyển. Còn “ NLĐSĐ”, ông đi tìm vẻ đẹp , chất tài hoa nghệ sĩ trông hình tượng nhân dân. Cái đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của ông lúc bây giờ là thành tích của nhân dân trong laop động
-“ NLĐSĐ” không còn cái giọng ngông nghênh, khinh bạc ( thể hiện sự bất mãn trước thực tại xã hội) mà thay vào đó là giọng tin yêu, ca ngợi, tự hào
- “NLĐSĐ” là tuỳ bút xuất sắc, khẳng định tài năng và bản lĩnh của người nghệ sĩ. 
e. củng cố- dặn dò
- Đọc, nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo
- Soạn, chuẩn bị bài mới
F. RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG:
Trường thpt bc Cát Ngạn đề thi chất lượng cuối học kì I 
 Tổ: văn- ngoại ngữ ( năm học 2008-2009)
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút
 Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1
Câu 1(2đ): Nêu bốn giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
Câu 2 (3đ): Rất nhiều bạn trẻ cho rằng: khi chọn nghề nên chọn nghề nào làm ra nhiều tiền. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về tư tưởng này ?
Câu 3 (5đ): Thiên nhiên Tây Bắc qua khổ thơ sau:
	“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
	Heo hút cồn mây súng ngửi trời
	Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
	Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
	( Tây Tiến- Quang Dũng)
Đề 2
Câu 1 (2đ): Nêu tên và thời gian sáng tác bốn tập thơ của nhà thơ Tố Hữu tính từ năm 1937 đến năm 1977.
Câu 2 (3đ): Rất nhiều bạn trẻ cho rằng: Khi chọn nghề không nên chọn nghề lao động chân tay. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về tư tưởng này ?
Câu 3 (5đ): Nỗi nhớ trong tình yêu qua khổ thơ sau:
	“Con sóng dưới lòng sâu
	Con sóng trên mặt nước
	Ôi con sóng nhớ bờ
	Ngày đêm không ngủ được
	Lòng em nhớ đến anh 
	Cả trong mơ còn thức”
	 ( Sóng- Xuân Quỳnh)
Lưu ý: Đối với câu 2 ( cả hai đề) nên viết ngắn ( khoảng 300 từ) để dành thời gian cho câu 3. 
 Họ và tên 
 Số báo danh:
Hướng dẫn chấm bài thi chất lượng cuối học kì I
Môn: Ngữ văn
Câu 1( Đề 1): Nêu đúng bốn giai đoạn, không cần nêu đặc điểm thì đạt 2 điểm. Nêu đúng mỗi một giai đoạn đạt 0,5 điểm. Cụ thể cần nêu được bốn giai đoạn sau:
Từ 1945 đến 1954
Từ 1955 đến 1964
Từ 1965 đến 1975
Từ 1975 đến hết thế kỉ XX
Câu 1( đề 2): Học sinh chỉ cần nêu được tên và thời gian sáng tác của bốn tập thơ, không cần nêu nội dung sẽ đạt 2 điểm. Nêu đúng mỗi tập thơ và thời gian sáng tác được 0,5 điểm. Nêu đúng tên mỗi tập thơ mà không nêu đúng thời gian sáng tác được 0,25 điểm. Cụ thể cần nêu được bốn trong năm tập thơ và thời gian sáng tác như sau:
Từ ấy ( 1937-1946)
Việt Bắc (1946-1954)
Gió lộng ( 1955-1961)
Ra trận (1962- 1971)
Máu và hoa ( 1972-1977)
Câu 2 ( Cả hai đề ): Đây là kiểu bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng) với dung lượng ngắn. Vì thế yêu cầu học sinh phải xác định được trọng tâm và triển khai một cách lô-gic. Đề bài nhấn mạnh đến suy nghĩ riêng của từng học sinh, cho nên thao tác lập luận chính mà các em cần sử dụng là bình luận, nghĩa là các em phải đưa ra được ý kiến riêng của mình . Tuy nhiên để ý kiến đó thuyết phục được mọi người thì các em cần kết hợp vận dụng các thao tác lập luận khác như phân tích, chứng minh, bác bỏ.
	Về hệ thống ý cần đạt ( cả hai đề ) :
* Nêu được vai trò của việc chọn nghề: quyết định đến hạnh phúc cả cuộc đời; thể hiện quan điểm, lí tưởng sống của từng con người
* Phân tích sự hợp lí và chưa hợp lí trong tư tưởng chọn nghề ( Trọng tâm bài làm)
+ Hợp lí : Có nhiều tiền cũng như không phải lao động chân tay là mục đích đeo đuổi chính đáng của con người. Bởi vì có nhiều tiền, đời sống vật chất và đời sống tinh thần sẽ được nâng cao ( dẫn chứng); không phải lao động chân tay con người sẽ thư thái hơn, có phần nhàn hạ và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ hơn ( dẫn chứng)
+ Chưa hợp lí : -Nếu chạy theo nghề nhiều tiền hoặc không phải lao động chân tay mà không chú ý đến sở thích, năng lực bản thân thì sẽ khó đến được với nghề hoặc nếu đến được thì nghề ấy suốt đời sẽ trở thành ghánh nặng
	-Nếu chạy theo nghề nhiều tiền hoặc không phải lao động chân tay mà không phù hợp với nhu cầu của xã hội thì rơi vào thất nghiệp ,sẽ dẫn đến mất cân bằng về lao động giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc
. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ ở nước ta cũng xuất phát từ nguyên nhân chọn nghề như thế này.
* Đề xuất quan điểm chọn nghề đúng đắn: Trước hết phải chú ý đến năng lực và sở thích rồi nhu cầu xã hội. Cuối cùng mới chú ý đến thu nhập và hình thức lao động.
Biểu điểm:
- Đạt đầy đủ các ý, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng, có sức thuyết phục: 3 điểm
- Trình bày được ý chính (mặt hợp lí và chưa hợp lí), diễn đạt khá trôi chảy, còn mắc vài lỗi về đặt câu, ding từ: 2 đến 2,5đ
-Trình bày được ý kiến riêng nhưng chưa tạo được sức thuyết phục lớn bởi cách nhìn nhận chưa thật sâu sắc, diễn đạt còn lủng củng: 1 đến 1,5đ
- Nhận thức chưa rõ ràng, chưa thể hiện được ý kiến hoặc ý kiến hoàn toàn không hợp lí, diễn đạt kém: 0,5 đến 1đ
Câu3 : Đây là kiểu bài nghị luận văn học. Vì thế hs cần nắm chắc kiến thức về hai tác phẩm văn học “ Tây Tiến”vcũng như “ Sóng” và sử dụng thao tác phân tích ( thao tác lập luận chính) để làm bật nổi những vấn đề như: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong 
một khổ thơ của “ Tây Tiến hay nỗi nhớ trong trái tim phụ nữ khi đến với tình yêu trong một khổ thơ của “ Sóng”. Cụ thể hs cần đạt được các ý sau:
Đề 1:
- Giới thiệu về bài thơ và đặc biệt là xuất xứ, vị trí của đoạn trích
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc là sự kết hợp giữa những nét hùng vĩ, hiểm trở và những nét thơ mộng, trữ tình. Điều đó tạo nên sự thu hút kì diệu của vùng đất Tây Bắc
+ Ba câu thơ trên là những nét vẽ gân guốc về một vùng đất hùng vĩ nhưng vô cùng hiểm trở. Đây chính là thử thách lớn đối với người lính Tây Tiến. Về nghệ thuật: chú ý cách sử dụng từ láy, cách sử dụng toàn thanh T, cách ngắt nhịp bẻ gãy câu thơ
+ Câu thơ cuối là một nét vẽ tài hoa theo kiểu mờ mờ của tranh lụa, tạo nên điểm nhấn cho bức tranh tn Tây Bắc. Tn Tây Bắc cũng rất trữ tình và say đắm lòng người. Chính thiên nhiên này đã nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn của những người lính Tây Tiến. Về nghệ thuật chú ý cách sử dụng toàn thanh bằng, điểm nhìn và cách lựa chọn hình ảnh của nhà thơ
- Đánh giá chung:+ Quang Dũng đã kết hợp được chất hoạ và chất nhạc ở trong thơ. Vì thế bức tranh thiên nhiên hiện lên vô cùng ấn tượng. ở đó, người đọc vừa cảm nhận được những nét vẽ gân guốc, giàu chất tạo hình của trường phái tranh tượng hình vừa cảm nhận được những nét vẽ mờ mờ, ảo ảo đầy lôi cuốn của nghệ thuật vẽ tranh lụa
	 + Khổ thơ tô đậm được tấm lòng của nhà thơ bởi không yêu Tây Tiến tha thiết, không nhớ Tây Tiến nồng nàn thì không thể viết nên những câu thơ giàu cảm xúc như thế
Đề 2
- Giới thiệu về bài thơ và đặc biệt là xuất xứ, vị trí của đoạn trích cũng như sự cộng hưởng của hình tượng sóng và em
- Tình yêu bao giờ cũng gắn liền với nỗi nhớ. Nhưng nỗi nhớ được thể hiện trong khổ thơ độc đáo và rất sâu đậm. Nó bao trùm cả không gian bao la( phương Bắc, phương Nam), nó chiếm lấy cả tầng sâu và bề rộng (dới lòng sâu, trên mặt nớc), nó khắc khoải trong thời gian ( ngày và đêm), nó len lỏi vào trong cả cõi tiềm thức (giấc mơ ) ( Có thể so sánh với ca dao, với các bài thơ khác của Xuân Quỳnh.)
- Thể hiện được sự mãnh liệt trong trái tim Xuân Quỳnh nói riêng và người phụ nữ VN nói chung khi đến với tình yêu. Đó là thứ tình yêu đích thực, thánh thiện. Nhưng khổ thơ cũng cho thấy sự mạnh mẽ, hiện đại của nhà thơ khi chị dám thẳng thắn bộc lộ nỗi lòng mình, trái tim mình
Về nghệ thuật: Khổ thơ tạo ra được nhịp điệu của tiếng sóng. Đó là sóng biển nhưng cũng là sóng lòng- sóng tình
 Biểu điểm ( Dành cho cả hai đề)
- Trình bày đầy đủ các ý, văn viết trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc: 5 Điểm
- Trình bày được những ý chính về nội dung, chưa chú trọng khai thác nghệ thuật; còn lỗi về diễn đạt: 3 đến 4 điểm
- Trình bày được nửa số ý, diễn đạt lủng củng: 2 đến 3 điểm
- Trình bày được 1/3 số ý, diễn đạt kém: 1 đến 2 điểm
- không hiểu vấn đề, không trình baỳ được gì: 0 điểm
	------Hết học kì I-----

Tài liệu đính kèm:

  • docBac oi.doc